BẠN CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC ????
Giúp mik ik...TT . TT
những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu thảo, hiếu học,yêu nghề,...
giúp mik ik
Tham khảo:
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:
1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.
4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay
- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.
Tham khảo:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Tôn sư trọng đạo
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Có cày có thóc, có học có chữ
Đi thưa, về gửi
Trên kính, dưới nhường
Bảy mươi còn học bảy mươi mốt
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn
Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Câu ca dao , Tục Ngữ :
LÒNG HIẾU THẢO :
Miệng ru mắt nhỏ hai hàng,
Nuôi con khôn lớn mẹ càng thêm lo.
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi,
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Mẹ già ở chốn lều tranh,
Đói no chẳng biết rách lành chẳng hay.
Mẹ già đầu bạc như tơ,
Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.
TỤC NGỮ :
1.Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Hòa,
Hỏi trong ba chữ, thờ cha chữ nào ?
Chữ Trung, thì để thờ cha,
Chữ Hiếu thờ mẹ, chữ Hòa thờ anh.
2.Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha
3.Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn
LÒNG HIẾU HỌC
Tục ngữ
1.Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn
2.Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
3.Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Ca dao :
Ăn thời vóc
Học thời hay
Chớ ngủ ngày
Quen con mắt
Chớ chơi ác
Rách áo quần
Phải chuyên cần
Lo học tập
Bậc cao thấp
Chốn công đàng
LÒNG YÊU NGHỀ
Câu tục ngữ:
1.Một đồng một giõ, chẳng bỏ nghề đâu
2. Một nghề chín còn hơn chín nghề
Câu ca dao:
Vạn Vân có bến Thổ Hà,
Vạn Vân nấu rượu, Thổ Hà nung vôi.
Nghĩ rằng đá nát thì thôi,
Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng.
Hãy nêu suy nghĩ của em về truyền thống hiếu học
Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trong xã hội chúng ta thấy rất nhiều tấm gương hiếu học như thầy Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù không có tay nhưng với tinh thần ham học hỏi, kiên cường trong cuộc sống của mình, bất chấp những khó khăn về hình thể, thầy vẫn quyết tâm học hỏi và trở thành người thầy đáng kính trọng. Những điều đó thật đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tuy nhiên trong xã hội cũng xuất hiện những con người không có tinh thần học hỏi, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, vẫn còn rất nhiều người ham chơi, không có tinh thần học hỏi, chỉ muốn tận hưởng những thú vui mà quên đi nhiệm vụ to lớn là học tập, để rồi rơi vào con đường tệ nạn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là học sinh mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần ham học hỏi, phát triển và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để có được điều kiện học tập.
Mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với sự nghiệp học tập, nâng cao và bổ sung tri thức của bản thân, có như vậy, chúng ta mới thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội, được xã hội coi trọng.
iểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:
Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.
Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. Tinh thần hiếu học đó đề cao sự học hỏi, không ngừng tiếp thu về tri thức, con người cũng như phát triển được giá trị cho bản thân, xã hội và nâng cao tri thức của mỗi con người.
Việt Nam là một trong những đất nước, từ xưa đến nay, tinh thần đó luôn được đề cao, nó thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc, có nhiều vị hiền tài của đất nước, họ đứng lên là những mầm non tương lai, là những người có nhiều công lao to lớn cho sự nghiệp của dân tộc.
Muốn nâng cao được tầm tri thức của mình, những truyền thống đó ngày càng được thể hiện một cách sâu sắc, đó là tinh thần ham học hỏi, nâng cao tri thức của bản thân, không ngừng phê và tự phê để có được những điều tốt nhất cho mình. Học hỏi không chỉ giúp họ phát triển được tri thức, nâng cao được giá trị cho bản thân, mà hiếu học còn để lại cho dân tộc những truyền thống văn hóa, đạo đức đáng quý của con người.
Viết đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ của bản thân về truyền thống hiếu học của dân tộc
Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam ta. Trong đó thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.
Hãy viết 2 – 3 câu để nói lên suy nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc ViệNam?
Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tham khảo thôi ní =(
tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta,nó nêu cao tinh thần học hỏi ,phát triển tri thức của cá nhân ,tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân
Em có suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa và con người xứ Huế qua đoạn văn trên? mọi người ơi giúp mik với
Tham khảo
Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ. Những nét độc đáo ấy được hình thành từ đâu mà đa dạng, phong phú thế ? Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế.
Em hãy tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề ...
ai có giúp mik nha
Tham khảo:
Muốn sang thì bắc cầu Kiềudân tộc ta từ xưa đến nay có truyền thống hiếu thảo suy nghĩ của em về truyền thống ấy và những việc học sinh cần phải làm và phát huy
Bài 5:Bạn an băn khoăn vì ngoài nghề trồng hoa,nuôi lợn,nuôi gà của dòng học mk thì chẳng còn nghề truyền thống gì nữa.Nghề chẳng có gì để khoe.Em nhận xét gì về suy nghĩ này? Em sẽ khuyên bạn như thế nào ?
- Em không đồng ý với suy nghĩ của bạn An vì bạn đã khôn trân trọng , tự hào về truyền thống của gia đình mình . Vì nghề trồng hoa , nuôi lợn , gà cũng là một truyền thống tốt đẹp về lao động của dòng họ bạn
- Nếu là bạn của An , em sẽ giải thích cho bạn hiểu về truyền thống gia đình của bạn và khuyên nhủ rằng bạn nên cảm thấy tự hào , trân trọng về những truyền thống ấy hơn
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng,bạn có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
THAM KHẢO!
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng e có suy nghĩ về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta là : Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức , sức mạnh bảo vệ đất nước và cũng là quan niệm ước mơ của dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm .