Nêu tác dụng của các từ láy trong bài qua đèo ngang
nhớ giới thiệu tác giả và một số tác dụng khac
Chỉ ra đại từ trong bài “Bánh trôi nước” và nêu tác dụng Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và nêu tác dụng
Chỉ ra đại trong bài “Bánh trôi nước” và nêu tác dụng Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và nêu tác dụng
Đọc Vbài thơ "Qua Đèo Ngang" và trả lời các câu hỏi sau:Câu 1: Bài thơ do ai sáng tác? Bài thơ sử dụng thể thơ nào? Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tác giả) có cùng thể thơ.Câu 2: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” có một số từ láy rất đặc sắc. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của các từ láy trong hai câu thực của bài.Câu 3: Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận về 6 câu đầu trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Ca Côn Sơn?
Các bạn giúp mk nhanh nhé!!!
*Qua Đèo Ngang:
Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
*Ca Côn Sơn(tương tự nhé)
Cho biết tác dụng của các từ láy có trong bài thơ Qua Đèo Ngang
Qua Đèo Ngang:
Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
*Côn Sơn Ca (tương tự nhé)
xác định từ gợi trong bài thơ qua đèo ngang và phân tích tác dụng của từ láy đó.Giúp mik đi
Tham Khảo
Lom khom, lác đác.
Trong bài qua đèo ngang tác giả đã sử dụng từ tượng hình lom khom, lác đác nhằm làm cho bài thơ trở nên xót xa vì hoang cảnh quá lĩnh lặng , cô đơn . Bà huyện thanh quan đã cho chungs ta biết sự cô độc nơi hoang vắng không người , sự xâm lược tàn nhẫn làm mất đi bao nhiêu sinh mạng ,...
quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan chúc bn hok tốt
Nêu các biện pháp tu từ có trong bài Qua Đèo Ngang và nêu tác dụng.
Bài làm
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đậm chất trữ tình là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả, tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Để giãi bày lòng mình qua âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình.
# Chúc bạn học tốt #
Các biện pháp tu từ là: ẩn dụ, điệp từ, đảo ngữ, từ láy, nhân hóa
\(\rightarrow\)Tác dụng: Nói lên được cảnh quan đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước, thương nhà da diết của tác giả.
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đậm chất trữ tình là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả, tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Để giãi bày lòng mình qua âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình.
1. Cách xưng hô của tác giả trong bài bạn đến chơi nhà và nêu tác dụng
2. Nhận xét giọng điệu của bài thơ và nêu tác dụng
3. Tác giả tiếp bạn trong hoàn cảnh như thế nào
4. So sanh cụm từ ta với ta ở bài Bạn đến chơi nhà và bài Qua Đèo Ngang
5. Nêu cảm nhận về tình bạn chân thành
--- Nhật Minh---
ông bt trả lời mấy câu đó ko trả lời giùm tui với
Câu 1 : Cách xưng hô thân mật thể hiện sự thân mật , tình bạn đầm ấm thắm thiết của tác giả đối với bạn
Câu 2 : Giong điệu bài thơ hóm hỉnh thể hiện tình cảm bạn bè đầm ấm thắm thiết
Câu 3 : Tác giả tiếp bạn trong một hoàn cảnh rất đặc biệt . Có sẵn mọi thứ nhưng thực ra chẳng có gì : Muốn đi chợ thì chợ xa không có ai để sai bảo, muốn bắt gà thì vườn rộng không bắt được, muốn bắt cá thì ao sâu , có cải ,mướp , bầu , cà nhưng chưa ăn được , miếng trầu cũng không có
=> Tác dụng : muốn nói lên tình bạn chân thành không cần những hào nhoáng bên ngoài và để đùa vui ( cái đùa vui tui không chắc lắm mấy người học cô Thảo bày tui )
Câu 4 : Cụm từ ta với ta ở bài qua đèo ngang chỉ tác giả và nỗi buồn , cô đơn , trầm lặng trước khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn ở đèo ngang . Còn ở bài bạn đến chơi nhà chỉ tác giả và người bạn của mình thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách
Câu 5 : Viết văn ông có thể tham khảo trên mạng nha .
+ Trong cuộc sống thì ai cũng cần phải có bạn và 1 tình bạn chân thành
+ Tình bạn chân thành là gì ?( là tình bạn vô tư , không lợi dụng , ko vì vật chất )
+ Trong cuộc sống cũng có 1 số người bạn chỉ chơi với nhau vì vật chất nhưng đến khi hoạn nạn thì như thế nào , đó có phải là tình bạn chân thành ko
+ Bên cạnh đó cũng có một số người bạn chơi với nhau rất vô tư ko vì vật chất cũng như ko lợi dụng lẫn nhau , đó là 1 tình bạn chân thành
+ Khi có 1 tình bạn chân thành thì nên làm gì
Cái nớ là ý của tui ông tham khảo trên mạng để cho bài văn nó hay nha
Cụm từ “Quốc quốc, gia gia” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó cho ta thấy tâm trạng gì của tác giả khi đến Đèo Ngang
BPNT : điệp từ
Tâm Trạng : Buồn rầu cô đơn , nhớ nhà , nhớ quê hương
sử dụng biện phạm chơi chữ
thể hiện tâm trạng buồn bã vì nhớ nhà, nhớ nước, nhớ triều đại nhà Lê thời vàng son
Phân tích tác dụng của phép đảo ngữ và việc sử dụng từ láy tượng hình trong 2 câu thơ của bài Qua Đèo Ngang.
Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?
Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.
Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.
Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:
Dừng chân dứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:
Bác đến chơi đây ta với ta
lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:
Một mảnh tình riêng ta với ta.
đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trưức cảnh tình quê hương..ỗ
Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.
Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.
Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.
Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.