Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Ở 2 câu này, tác giả đã thực sự đứng trên vị trí đỉnh của đèo Ngang. Từ vị trí này, nhà thơ mới có thể quan sát tổng thể cảnh sinh hoạt nơi đây. Tác giả đã dùng thị giác để nhìn nhận những hình ảnh vài chú tiều, mấy nhà chợ cùng với những tính chất lom khom, lác đác.
Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “ lom khom- lác đác, dưới núi- bên sông, tiều vài chú-chợ mấy nhà” nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý thơ. Ngoài ra với cách nói đảo ngữ, tác giả đã thay đổi trật tự của câu thơ. Đúng ra câu thơ phải đc sắp xếp:
“Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bên sông.”
Thế nhưng, nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.
Với cách sử dụng những từ láy gợi hình “lom khom”, dáng vẻ thu gọn, gập ng`; “lác đác” tạo sự thưa thớt, vắng vẻ. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng những số từ “ vài-mấy” làm cho người đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có 1 vài chú tiều trong dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ; thêm vào đó 1 vài ngôi nhà nằm rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quặng, tẻ nhạt, trống trải.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.