Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Amu Hinamori
Xem chi tiết
taci
1 tháng 12 2021 lúc 20:09

cảm xúc là : ....................

︵✰Ah
1 tháng 12 2021 lúc 20:13

Vấn đề cần nghị luận là "Tình yêu thương trong gia đình" 
Cảm xúc là Tình yêu thương trong gia đình nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao.

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Lê Minh Vy
31 tháng 5 2021 lúc 14:59

B LÀ VIẾT CÂU CA DAO KHÁC ĐỒNG NGHĨA HAY VIẾT BÀI VĂN Ạ?

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vy
31 tháng 5 2021 lúc 14:56

A/Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Khách vãng lai đã xóa
Quang Trung
31 tháng 5 2021 lúc 14:59

Từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn đúc kết và gửi gắm những kinh nghiệm quý báu, những bài học về lẽ sống trong những câu ca dao tục ngữ. Đó là bài học về yêu thương, về sự đoàn kết, về truyền thống tôn sư trọng đạo,... Và câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng" là một trong số đó.

Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" mang đến cho chúng ta bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Vậy nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Trước hết, về nghĩa đen, "nhiễu điều" là một tấm vải tơ màu đỏ, quý hiếm và rất sang trọng. "Giá gương" là một vật dụng gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, được người thợ thủ công chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế và thường dùng để đỡ những chiếc gương. Thêm vào đó, người ta thường dùng "nhiễu điều" để phủ lấy "giá gương" để bảo vệ "giá gương" không bị bụi bẩn bám và hoen ố trước những tác nhân từ bên ngoài. Nhưng câu ca dao không chỉ dừng lại ở nghĩa đen đó mà ẩn sau đó còn là nghĩa bóng, nghĩa sâu xa với bao bài học đáng trân quý. "Nhiễu điều" và "giá gương" chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ đó, câu ca dao khuyên con người ta sống phải biết yêu thương, san sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Có thể thấy, câu ca dao đã đưa đến cho lớp lớp thế hệ sau một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc, đó chính là truyền thống đoàn kết, biết sống yêu thương. Từ ngàn đời nay, truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện một cách rõ nét trong đời sống hằng ngày bằng rất, rất nhiều những việc làm cụ thể. Đó là tinh thần đoàn kết, kiên cường để cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Đó là sự chia sẻ, yêu thương, ủng hộ giúp đỡ những người có số phận bất hạnh hay hoàn cảnh kém may mắn. Hằng năm, có hàng loạt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người bị chất độc da cam, Tết vì bạn nghèo,... vẫn đã và đang diễn ra. Những hành động ấy chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần đoàn kết, cho lòng yêu thương, nhân ái của dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp ấy đã mang lại cho cuộc sống của mỗi người bao điều thú vị và hạnh phúc. Biết yêu thương, biết sẻ chia chúng ta không chỉ mang đến niềm vui cho người khác mà còn là cách để bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Sống yêu thương, đoàn kết sẽ mang lại cuộc sống ngập tràn ý nghĩa và ta sẽ nhận được sự yêu thương, quý mến và trân trọng của những người xung quanh. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều người sống yêu thương, đoàn kết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân và chia rẽ những người trong một tập thể. Thật đáng buồn, đáng chê trách biết bao với những con người có suy nghĩ và hành động như thế.

Sống đoàn kết, yêu thương và biết sẻ chia là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Thêm vào đó, chúng ta cần mở rộng vòng tay, trái tim của mình với những số phận kém may mắn, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ,... để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta có thể thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết của mình bằng những việc làm nhỏ bé như giúp đỡ bạn khi bạn bị ốm, tham gia các phong trào quyên góp cho bạn nghèo do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, những người có số phận kém may mắn,...

Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã đưa đến một bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn về tình yêu thương. Dẫu đã trải qua hàng triệu năm nhưng đến nay, câu ca dao ấy vẫn còn nguyên giá trị, nó là hành trang, là bài học quý giá đối với mỗi người trên bước đường tương lai

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Cung Sư Tử
Xem chi tiết
Nguyen Hong
8 tháng 10 2016 lúc 22:06

Phân tích:

Bài ca dao số 3 là tâm trạng, nỗi niềm cúa người con gái đi lấy chồng xa. Với lời lẽ giản dị, mộc mạc tác giả dân gian đã thề hiện nỗi buồn đau, xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai của cô gái. Thành công đó, một phần quan trọng là nhờ vào các hình ảnh, thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm cua nhân vật. - Tâm trạng ấy gắn liền với thời gian buối chiều: “chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ. - Tâm trạng đó còn được gắn với thời gian cụ thể: “ngõ sau” gợi lên một không gian vắng lặng, heo hút. Người con gái đứng ở ngõ sau gợi ta nghĩ đến canh ngộ và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến với bao nỗi niềm không có ai chia sẻ. - Tâm trạng của người con gái mang nặng nỗi đau trong mình với bao tâm sự: nồi buồn đau, nồi nhớ ngập tràn. Điều đó được thề hiện rõ qua hành động “đứng ngõ sau”, “trông về quê mẹ”. Hành động đó là cả một nỗi nhớ về quê hương, nỗi buồn đau về thân phận.

 

 
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:38
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người. 

Ngày xưa, nông thôn Việt Nam sống khép kín theo kiểu làng xã. Mỗi làng, mỗi xã là một thế giới riêng biệt. Có người suốt đời không bước chân ra khỏi lũy tre làng. Bởi vậy cho nên con gái lấy chồng làng khác có nghĩa là chấp nhận nỗi biệt li dằng dặc, khó biết ngày trở lại. Thêm vào đó là sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến như quan niệm Nữ nhân ngoại tộc hay Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… Tất cả những điều bất công ấy biến cuộc đời phụ nữ thành một chuỗi dài buồn khổ, sầu thương.

Chúc bạn học tốt!

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 12:13

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù, bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều” như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.

 

Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
Trần Thanh Phương
5 tháng 6 2018 lúc 19:48

Câu 1 : 

     Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Câu 2 :

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Tống Thị Quyên
5 tháng 6 2018 lúc 19:45

tu học ik ban

LẠNH LÙNG HOT BOY
5 tháng 6 2018 lúc 19:48
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.



Người con trải lòng cầu nguyện trời cao luôn cho cha mẹ sức khỏe để sống lâu dài với con. Câu ca dao thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.

2.

Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.



Câu ca dao thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ luôn xả thân mình hình sinh để bảo vệ con cái dù con cái có ra sao đi nữa.

3.

Lễ Vu Lanbâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục
Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.



Câu ca dao có nhắc về “lễ vu lan” tức là lễ báo hiếu cho cha mẹ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Chữ cù lao là nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ, mang nặng 9 tháng đẻ đau sau đó còn nuôi nấng con nên người.

4.

Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.



Câu ca dao có nghĩa là chẳng ai tốt bằng cha mẹ cả, cho dù có những lúc giận mắng la con cái nhưng vẫn luôn yêu thương bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.

5.

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.



Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ Ý muốn nói cho dù sau này có trưởng thành “đủ lông đủ cánh” rồi thì vẫn là con của mẹ, muốn nhắn nhủ đừng quên công ơn sinh thành của mẹ.

6.

Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ 
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.



Hai câu ca dao thể hiện rõ sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Dù cho gian khổ đến đâu thì vẫn lo cho con nên người.


7.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.



2 câu thơ trên có ngụ ý là muốn chúng ta kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con. Đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng vì mình.


8.

Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn 
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con



Mẹ làm lụng vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con nên người, cha luôn bảo vệ con những lúc khó khăn nhất. Do vậy 2 câu thơ muốn nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công ơn sinh thành của cha mẹ.

9.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không



Hai câu thơ cho ta thấy một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ai trong chúng ta khi nghe câu này đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.

10.

Tử hiếu song thân lạc 
Gia hoà vạn sự thành



2 câu thơ ý muốn nói: con cái mà hiếu thảo thì cha mẹ vui và nhà hòa thuận trên dưới làm gì cũng thành công.

11.

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy 
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.



Câu ca dao có hàm ý là cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Để thành danh trên cuộc đời, chúng ta không thể nào quên đi sự dạy bảo ân cần của người thầy. Và đến khi trưởng thành thì không bao giờ được quên ơn nghĩa của cha mẹ

12.

Mẹ già như chuối chín cây 
Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.



2 câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta luôn phải quan tâm chăm sóc đến mẹ của mình, để rồi đến một ngày mẹ không còn nữa thì chúng ta có ân hận cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

13.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con



Đây là câu ca dao rất nổi tiếng nói về tình cha mẹ. Nó thể hiện ngụ ý công ơn dưỡng dục sinh thành nuôi ta lớn khôn của cha mẹ rất đẹp đẽ và cao cả, qua đó nhắn nhủ chúng ta phải luôn hiếu thảo và biết ơn cha mẹ.

14.

Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, 
Con nuôi mẹ con kể từng ngày. 
Mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ.



4 câu thơ trên muốn nhắn nhủ những người hiện tại đang nuôi dưỡng lại cha mẹ khi tuổi già lại khó khăn với cha mẹ của chính mình, quên đi công ơn nuôi dưỡng từ nhỏ của cha mẹ từ nhỏ đến khi trưởng thành.

15.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.



2 câu ca dao có ý nghĩa là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con cái xa quê đối với mẹ già.


Sau đây mình sẽ bonus thêm cho các bạn một số bài thơ và ca dao tục ngữ hay về mẹ, các bạn tham khảo thêm nhé

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.


Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa



Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu



Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân



Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con



Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau



Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng



Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con



Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha



Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền



Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi



Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con


Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?



Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?



Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì



Ở đời ai cũng có lần,
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con



Mẹ dạy thì con khéo,
Bố dạy thì con khôn



Mồ côi cha, ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ lót lá mà nằm



Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn



Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao



Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình



Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi



Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.




Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn



Mẹ giàu con có, mẹ khó con không



Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau



Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la



Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con

Thêm một người quả đất chật thêm, 
Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt




Trên đây là bài viết về những câu ca dao tục ngữ hay nhất về mẹ, mong rằng độc giả của vforum sẽ ngày càng yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ mình hơn.

Chúc các bạn vui vẻ và có nhiều thành công trong cuộc sống.

hok tốt

33- lê Thuận quốc 7/2
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
29 tháng 12 2021 lúc 12:24

A

Minh Hồng
29 tháng 12 2021 lúc 12:24

A

Dat Nguyen
Xem chi tiết

sự yêu thương con người đc bộc lộ qua sự đồng cảm , sẻ chia , cảm thông cho nhau ,...........,biết hy sinh quyền lợi của mình cho người khác 

câu tục ngữ ta có là "thương người như thể thương thân".Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khi ta thương yêu bản thân ta bao hiêu thì hãy thấu hiểu, cảm thông cho người khác bấy nhiêu 

chúc bn học tốt !!!yeu

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2017 lúc 5:26

Đáp án: A

Nhật Quân
Xem chi tiết