Những câu hỏi liên quan
Hiền Thương
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
13 tháng 11 2016 lúc 10:05

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn nơi ta sinh ra và cũng là nơi đón ta trở về quê hương bình dị lắm giản dị lắm nhưng có đôi lúc vì mải chạy theo vật chất phù du mà ta quên đi chốn bình yên ấy. Khi trở lại thì cảnh vật vẫn còn đó, cảm xúc vẫn dạt dào nhưng dường như ta đã trở thành người lạ trên chính quê hương ta. Cũng nằm trong cảm xúc đó Hạ Tri Chương đã viết bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”.
Quê hương là lòng mẹ ấm áp và yên lành nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta suốt những tháng ngày thơ ấu. Nhưng cuộc sống như những guồng quay bất tận đã quấn ta đi đã lấy đi tuổi xanh và trả ta lại nơi bắt đầu khi tóc đã ngả màu thời gian. Hạ Tri Chương cũng ra đi lăn lộn trong chốn quan quan trường ở kinh đô Trường An vào lúc :

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi”

Dịch thơ
“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao”.

Khi ra đi tóc hãy còn xanh , khi trở về giọng quê vẫn thế chất giọng trong lời ru của bà của mẹ của quê hương tâm tình không đổi nhưng màu thời gian đã phủ trắng trên mái tóc buông màu hoa râm. Hẳn phải yêu quê hương yêu tiếng mẹ nên tác giả vẫn giừ gìn chất giọng của mình như một minh chứng về tình yêu bất diệt đó, quê hương không chỉ luôn hiện hữu trong tim trong trí nhớ của Hạ Tri Chương mà tình yêu đó vẫn luôn được nuôi dưỡng trong chất giọng của ông

Trong hai câu thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng những vế đối một cách khéo léo và tinh tế nhằm làm nổi bật sự đối lập khi rời quê và khi trở lại . “thiếu tiểu” (khi trẻ) đối lập với “lão đại”( già), “li”(đi) đối lập với “hồi” (về), “vô cải”( không đổi) đối lập với “mao tồi” (khác bao). Dù con người có muốn hay không nhưng cuộc đời thời gian vẫn thế vẫn khắc nghiệt và vô tình đôi khi đến mức hờ hững: Thời gian thấm thoắt thoi đưa nó đi đi mất có chờ đợi ai. Chẳng phải vì sự đối lập như vậy mà:

“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tông hà xứ lai”

Dịch thơ:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi”.

Nếu như hai câu đầu ta cảm nhận thấy sự hồi hộp khi được trở lại quê cũ thì hai câu sau có chút gì đó bùi ngùi xót xa thấm thía một nỗi mang mát buồn. Trên mảnh đất quê hương mà dường như mình là kẻ xa lạ đó là một cảm giác thật đau đớn và càng đau đớn hơn khi trở lại vào lúc tuổi đã xế chiều. Khi về già người ta thường hay muốn trở lại quê hương và thường mang theo tâm trạng nuối tiếc. Vì những giá trị mà cả đời vất vả đi tìm lại không nằm ở đâu xa mà ở những việc rất bình thường. Giống như nhân vật Nhĩ trong tác phẩm bến quê của Nguyễn Minh Châu cũng đem theo một cảm xúc nuối tiếc như vậy. Cả đời bôn ba khắp nơi trong nước ngoài nước không có nơi đâu là Nhĩ chưa đăt chân đến. Nhưng cái bên quê trước mặt mình thì Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên một lần. Khi trở lại thì Nhĩ đã bị bệnh rất nặng không thể nào và không bao giờ có thể đặt chân lên cái baaix bồi đó nữa. Đó là một hình ảnh mang tính chất nhân sinh sâu sắc đáng để suy ngẫm

Bài thơ kết thúc trong dư vọng của sự nuối tiếc chen lẫn những nỗi buồn từ sâu thẳm con tim, đó là những trải nghiệm của tác giả hay chính là thông điệp nhắn nhủ tới mỗi bạn đọc hãy yêu thương và trân trọng những gì mà ta đang có bởi vì hạnh phúc giản dị lắm nó hiện hữu xung quanh ta mà ta không hề nhận. Đừng mải chạy theo vật chất phù mà quên đi những hạnh phúc giản đơn mà rất khó nắm bắt, tới khi ngoảnh mặt lại thì nó đã tuột khỏi tầm tay. Quê hương là chốn đón nhận chúng ta quay về bởi: Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Tình yêu quê hương đất nước luôn được sáng tạo trong những tác phẩm văn học, nó trở thành nguồn cảm hứng to lớn và mạnh mẽ cho con người cuộc đời của mỗi chúng ta đã được tạo nên bởi cuộc sống và giá trị cho cuộc đời của mỗi người. Quê hương ai ai cũng phải có nhưng biết lưu giữ và tạo nên nó mới có thể góp phần làm nên một cuộc sống vừa có giá trị và có ý nghĩa nhất, đối với cuộc đời của mỗi người. Quê hương mỗi người chỉ có một, quê hương nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta vững tin và mạnh mẽ cho cuộc sống của mình, biết được những điều đó chúng ta sẽ tạo dựng được nhiều điều có ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình. Luôn luôn biết chân trọng và giữ gìn truyền thống và biết yêu thương quê hương của mình, đó là những điều có ý nghĩa và tạo dựng được nhiều điều mang lại cho chúng ta cuộc sống có giá trị và hạnh phúc nhất trong chính cuộc đời này.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 11 2016 lúc 10:27

ết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

 

Bình luận (0)
Lê Phương Anh
16 tháng 11 2016 lúc 13:26

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

cam nghi bai hoi huong ngau thu cua ha tri chuong

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!Hãy nhìn xem , làm thế nào để tăng kích thước vòng một mà không cần phẫu thuật!Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm ...Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Bình luận (1)
korea thang
Xem chi tiết
Phương Trâm
3 tháng 11 2016 lúc 15:26

Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự.

Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả.

Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới:

- Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

- Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

+ Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.

+ Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.

+ Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.

+ Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

 

Bình luận (0)
Lê Bích
Xem chi tiết
ĐINH THÙY LINH
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 11 2018 lúc 12:23

Gới ý :

1. Hai câu thơ đầu

- Câu thứ nhấttả trực giác ánh trăng chiếu vào giường. Nhà thơ nằm ngủ dưới trăng. Cửa sổ mở toang đón ánh trăng. ‘Song thưa để mặc ánh trăng vào’ (‘Thu vịnh’ - Nguyễn Khuyến). Trăng sáng đánh thức nhà thơ dậy giữa đêm khuya. Rất êm đềm, yên tĩnh. Chỉ có trăng và thi nhân:

‘Sàng tiền minh nguyệt quang’

(Đầu giường ánh trăng rọi)

- Câu thứ haitả trăng bằng cảm giác. ‘Nghi thị’ là ngỡ là, tưởng như, thoáng bâng khuâng, bồi hồi, Vừa thực vừa mộng:

‘Nghi thị địa thượng sương’

(Ngỡ là sương mặt đất)

Ánh trăng sáng trắng, huyền ảo, tưởng như màn sương bao la phủ khắp mặt đất. Một nét vẽ gợi lên lành lạnh, cô đơn.

Hai câu thơ đầu tả ánh trăng, gợi lên một không gian êm đềm, thơ mộng, huyền ảo và vô cùng thanh tĩnh. Ánh trăng mơ hồ, mông lung, chập chờn, mộng ảo.

2. Hai câu cuốibài tứ tuyệt đãng đối hài hòa.

- ‘Ngẩng đầu’đối với ‘cúi đầu’, ‘nhìn’với ‘nhớ’, ‘trăng sáng’với ‘cố hương’đối nhau.

- Trăng với thi nhân là đôi bạn tri âm đang ‘đối diện đàm tâm’. Hai tâm hồn đang giao hòa giao cảm. Trăng gợi nhớ gợi thương. Chữ ‘vọng’ gợi lên tình lưu luyến ngưỡng mộ, ưi^ ái. Hình ảnh ‘minh nguyệt’ được láy lại một lần nữa đã đặc tả ánh trăng đêm vô cùng trong sáng đang làm xúc động Thi tiên. Nhà thơ trôi về thời xa vắng, sống lại những kỉ niệm tuổi thơ, những hình ảnh thân thương nơi cố hương đã bao năm dài li biệt.

- Chữ ‘tư’ (nhớ) là một thi nhãn hội tụ bao tình cảm đẹp. Nghệ thuật lấy tĩnh để tả độngrất tinh tế. Tâm tư, tâm hồn thi nhân bồi hồi, xôn xao, thương nhớ,đó là động:

‘Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương’

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cô'hương)

Bình luận (0)
liky
Xem chi tiết
๖ۣۜҨž乡Ŧ๓l_ђเ๓ঔ
26 tháng 11 2018 lúc 21:37

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Bình luận (0)
Soái Tỷ😎😎😎
27 tháng 11 2018 lúc 13:11

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bộc phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương không chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên) Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều không thay đổi ấy là "giọng quê” (hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con người của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách

Bình luận (0)
Nguyễn Đỗ Thảo Thảo
Xem chi tiết
Diễm Hương
11 tháng 12 2020 lúc 18:27

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt,đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương) Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng. Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu. Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương) Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức. Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương. Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.    Tick đúng cho mk nha !

 

Bình luận (0)
liky
Xem chi tiết
Trái Tim Em Đã Thuộc Về...
26 tháng 11 2018 lúc 21:29

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bộc phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương không chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên) Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều không thay đổi ấy là "giọng quê” (hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con người của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách

Bình luận (0)
Hello Bear
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 17:14

- Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ.
Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng:
+ Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ ) 
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San ) 
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.
Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".
So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ đề và phương thức biểu đạt của hai bài thơ: "Tĩnh dạ tứ" và "Hồi hương ngẫu thư".
1. Bài tập 2
a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề : 
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương. 
+ Bài "Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
+ Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp . 

Bình luận (0)
Linh Phương
16 tháng 10 2016 lúc 18:02

Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự.

Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả.

Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới

: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về

. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

+ Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.

+ Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.

+ Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.

+ Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

 

Bình luận (14)
Quân Đỗ
27 tháng 10 2017 lúc 14:46
Giống nhau: Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. Sát với bản dịch nghĩa Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau). Bản dịch của Trần Trọng San hai câu cuối dịch sát với nguyên tác hơn. Tuy nhiêm âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
Bình luận (22)
Cathy Trang
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 11 2016 lúc 21:54

- Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ.
Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng:
+ Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.
Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 11 2016 lúc 23:17

Hai bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ Trần Trọng San về cơ bản đều thể hiện được cảm xúc của tác giả về quê hương sau nhiều năm xa cách . Tuy nhiên , ở mỗi bản dịch đều có những hạn chế cụ thể . Về chi tiết '' tóc mai rụng '' , bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ dịch thành '' tóc đà khác bao '' - chưa thể hiện được nội dung nguyên tác , trong khi đó bản dịch của Trần Trọng San dịch thành '' sương pha mái đầu '' - cũng chưa đạt .

Ở câu thứ ba và câu thứ bốn bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ chưa dịch được tiếng cười hồn nhiên của đám trẻ con khi chúng đưa ra câu hỏi với tác giả - đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ '' tương kiến bất tương thức '' tức là '' gặp nhau mà không biết nhau '' . Trong khi đó bản dịch của Trần Trọng San ở hai câu này rất sát với nguyên tác thơ .

mk k bik là đúng hay k nhưng cô giáo mk dạy thế - chúc bn hc tốt !

 

Bình luận (0)
Quân Đỗ
27 tháng 10 2017 lúc 14:45
Giống nhau: Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. Sát với bản dịch nghĩa Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau). Bản dịch của Trần Trọng San hai câu cuối dịch sát với nguyên tác hơn. Tuy nhiêm âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
Bình luận (0)