Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:32

Tham khảo

Không đồng ý với nhận định của Tổng thống Mỹ U.Uyn-xơn. Vì:

- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để. Ngược lại, nhiều mâu thuẫn mới giữa các nước tư bản, đế quốc đã xuất hiện, đó là:

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng với các nước bại trận. Ví dụ: thất bại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức buộc phải kí vào Hoà ước Vécxai với những điều khoản nặng nề; trong khi đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ thu được nhiều lợi ích => đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tâm lí bất mãn của người Đức và là duyên cớ để các thế lực phản động ở Đức kích động tư tưởng “phục thù”.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau vì vấn đề quyền lợi chưa được giải quyết một cách thoả đáng.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 - 1933 đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Từ trong cuộc khủng hoảng, các lực lượng phát xít đã xuất hiện và lên nắm quyền ở một số quốc gia (Đức, Italia, Nhật Bản,…). Đến năm 1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ.

Phạm Ngọc chi
Xem chi tiết
Hoàng Hồ Thu Thủy
8 tháng 12 2021 lúc 20:28

D

Tử-Thần /
8 tháng 12 2021 lúc 20:28

D

Hânnè
Xem chi tiết
Lihnn_xj
7 tháng 12 2021 lúc 14:26

A. Hiệp ước

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
7 tháng 12 2021 lúc 14:26

A

Rin•Jinツ
7 tháng 12 2021 lúc 14:26

A

Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 12:27

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Đó là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Là cách mạng tư sản vì đánh đổ chế độ quân chủ Nga hoàng và thực hiện những cải cách dân chủ, nhưng nó mang những nét khác biệt với các cuộc cách mạng tư sản trước đó: Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản chứ không phải giai cấp tư sản. Động lực chính của cách mạng là công nhân và nông dân. Chính quyền thành lập sau cách mạng không phải là nền chuyên chính của của giai cấp tư sản, mà là nền chuyên chính của 2 giai cấp cách mạng, công nhân và nông dân. Hướng phát triển của cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa tư bản.

Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 12:27

Vì sao cách mạng tháng 10 Nga lại được gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa?Đại khái là, mục tiêu của cuộc CM T10 Nga (được báo cáo trong Luận cương tháng Tư) = với mục tiêu của cuộc CM XHCN: xây dựng 1 chế độ xã hội mới, trong đó xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng 1 xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho người lao động.(Luận cương tháng Tư nêu rõ: "Đặc điểm của tình hình hiện nay ở Nga là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ 2 của cách mạng, là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho nông dân" - SGK L11 của bạn có ghi đoạn này đó :X)

4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
An Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Thành
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Khanh
31 tháng 12 2021 lúc 10:41

Sau cuộc Cách mạng tháng 2, nước Nga có song song hai chính quyền tôn tại:

      + Chính phủ tư sản

      + Chính phủ Xô Viết

Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tấn Thành
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
31 tháng 12 2021 lúc 7:58

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nước Nga đã phải hứng chịu nạn đói và nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng. Quân đội Nga mất tinh thần đã phải nhiều lần lui quân, nhiều binh sĩ đã rời chiến trường. Cùng với sự bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế thời bấy giờ và những chính sách của nó tiếp tục leo thang chiến tranh.

Đến tháng 2 năm 1917 Hoàng đế Nikolai II đã thoái vị, kết thúc đế chế nước Nga.

Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra đã lật đổ được chế độ phong kiến của Nga hoàng, đồng thời đem lại được quyền tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, sự thắng lợi của cách mạng Tháng Hai lại mở ra một cục diện mới đó chính là sự tồn tại song song của 2 chính quyền ở Nga, đó là:

– Chính quyền Xô Viết của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính;

– Chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

Điều này đòi hỏi nước Nga phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai với mục đích chính là lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành lại quyền làm chủ hoàn toàn vào chính quyền Xô Viết của tầng lớp nhân dân.

đây được xác định sẽ là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy mà Lênin và Đảng Bonsevich để đề ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng nước Nga đó là tiếp tục lật đổ chính phủ tư sản lâm thời để giành lại toàn bộ quyền lực.

Vì lý do này mà trong cùng một năm 1917, nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Pukapuka Molulu
29 tháng 12 2020 lúc 18:50

C1 :Giống nhau- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

- Khác nhau - Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

Những hậu quả mà chiến tranh mang lại rất khủng khiếp nhất,lớn nhất, khốc liệt nhất và sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:" 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó công lại"