chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đối với việt nam ( có chính sách về kinh tế, văn hoá và giáo dục ?
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đối với việt nam ( có chính sách về kinh tế, văn hoá và giáo dục ?
Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Về văn hoá
– Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
– Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt nam.
cho minh hoi : sao hom truoc minh coppy ndung , câu hỏi đc ma nay ko được là sao vậy mọi người?
Mk cũng thế, chiều vẫn đc mà tối lại ko
Mình cũng không tag dc. nhưng bây giờ tag dc jui.
Nđ của cuộc cải cách duy tân Minh Trị tại Nhật Bản
Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản :
- Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.
+ Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.
+ Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
thế nào là phe liên minh, phe hiệp ước?
Cuối XIX-đầu XX, chủ nghĩa tư bản phát triển không đồng đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những cuộc chiến tranh đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa diễn ra khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề này trở nên gay gắt
=> hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau:
+Khối liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a
+Khối hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga
Cuối XIX-đầu XX, chủ nghĩa tư bản phát triển không đồng đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những cuộc chiến tranh đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa diễn ra khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề này trở nên gay gắt
=> hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau:
+Khối liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a
+Khối hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga
lợi ích của mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
tang diện tích lãnh thổ trên bản đồ thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp 4 lần.
ai còn đề kiểm tra 1 tiết lịch sử cho minh xin cái đề nha
vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại phát triển mạnh mẽ, mở ra một thời kì mới ?
Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan… Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.
Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.
Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.
Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.
làm thế nào để thế giới không còn chiến tranh
Nhân loại cần những xã hội có đạo đức, có lương tâm, có tinh thần cao quý, chứ không cần các cỗ máy chiến tranh.
Hãy đưa binh lính trở về nhà. Quân đội toàn cầu cần phải bảo vệ nhân dân, hạ bệ đám quan chức và chính trị gia ích kỷ tham lam tàn bạo ở tất cả các quốc gia, và từ chối tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh tội ác nào.
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất gồm:
1. Nguyên nhân xâu xa:
-Do sự phất triển kinh tế không đồng đều
-Do mất cân đối về thuộc địa
2. Nguyên nhân trực tiếp
Thái tử Áo-Hung bị ám sát
Hãy nêu những nét chính của tình hình kinh tế nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất
-Nền kinh tế Nhật phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh
-Năm 1918, phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân bùng nổ với 10 triệu người tham gia
-Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi
-Tháng 7-1922, đảng Cộng sản Nhật ra đời lãnh đạo phong trào công nhân
-Năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật
những diễn biến chính của chiến tranh thế giới lần thứ nhất
( không phải ghi y chang SGK mà phải có sự thêm bớt nội dung đầy đủ)