Nội dung lý thuyết
- Nguyên nhân:
+ Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác.
+ Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều, đời sống cực khổ. Chính vì thế đã dẫn tới sự bùng nổ của các phong trào.
- Diễn biến:
+ Cuối thế kỉ XVIII, các phong trào đập phá máy móc và bãi công nổ ra ở Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước khác.
+ Mục tiêu bãi công là tăng lương, giảm giờ làm.
+ Thành lập các công đoàn để đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình.
Thời gian | Địa điểm | Mục tiêu | Kết quả | Nguyên nhân thất bại | Ý nghĩa |
Năm 1831 | Pháp | Đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa | Thất bại | - Thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng - Chưa có đường lối chính trị đúng đắn | - Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế - Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng |
Năm 1844 | Đức | Chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm mãu. | Thất bại | ||
1836 - 1847 | Anh | “Phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm | Thất bại |
- Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình tri thức ở Đức, là tiến sĩ Triết học. Quan điểm của ông đó là “giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột”.
- Phri-đrich Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một ra đình chủ xưởng giàu có. Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tu sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.
- Hoàn cảnh ra đời:
Chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp vô sản bị bóc lột, cuộc đấu tranh của vô sản bị thất bại yêu cầu cấp thiết phải có một lý luận khoa học.
- "Đồng minh những người cộng sản":
Mác và Ăng-ghen cải tổ “Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
- "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản":
Tháng 2/1848, cương lĩnh của Đồng minh do Mác và Ăng-ghen soạn thảo được công bố dưới hình thức là một bản tuyên ngôn - "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản".
a. Phong trào công nhân
- Ở Pháp: ngày 23/06/1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng.
- Ở Đức: công nhân và thợ thủ công nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.
b. Quốc tế thứ nhất
- Hoàn cảnh ra đời:
Sau cách mạng năm 1848 - 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Thành lập và hoạt động:
+ Ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế được thành lập (Quốc tế thứ nhất). Các Mác được cử vào ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của Hội.
+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước.
- Vai trò của Mác:
+ Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất.
+ Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.
- Vai trò của Quốc tế thứ nhất:
+ Truyền bá học thuyết Mác.
+ Đấu tranh chống tư tưởng sai lệch.
+ Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.