Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Chế độ phong kiến Nhật Bản suy yếu.
- Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi "mở cửa".
- Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn: một là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến và trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây; hai là canh tân để phát triển đất nước.
Trước tình hình đó, tháng 1/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) lên ngôi và thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực.
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
- Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
- Kết quả: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
- Tính chất: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
- Cuối thế kỉ XIX, nhờ số tiền bồi thương và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển.
- Kinh tế:
+ Từ năm 1900 đến năm 1914, tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%.
+ Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như: Mit-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Chính sách đối ngoại: Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.
+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan.
+ Năm 1894 - 1895 chiến tranh với Trung Quốc.
+ Năm 1904 - 1905 chiến tranh với Nga.