Nội dung lý thuyết
a. Công nghiệp
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy mọc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
+ Phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.
+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.
+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.
+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
b. Giao thông, liên lạc
- Năm 1807, kĩ sư người Mĩ đóng tàu thủy chạy bằng hơi nước.
- Năm 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh.
- Năm 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.
- Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái cho điện tín.
c. Nông nghiệp
- Kĩ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:
+ Phân hóa học được sử dụng.
+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.
d. Quân sự
- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, sung trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…
=> Thế kỉ XIX được xem là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước.
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học.
- Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Lô-mô-nô-xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Puốc-kin-giơ khám phá sự phát triển của thực vật và mô động vật
- Đác-uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi-môn, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).
- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.
Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
- Văn học: nhiều nhà văn nổi tiếng như Si-lơ, Gớt (Đức); Bai-rơn (Anh); Ban-dắc (Pháp); Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...
- Nghệ thuật:
+ Trong âm nhạc xuất hiện nhiều thiên tài như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)...
+ Trong hội họa đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng: Đa-vít, Đơ-la-croa (Pháp), Cuốc-bê (Nga)...