Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

Thương mại:

- Nội thương: dân số đông, thị trường lớn , tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

- Ngoại thương: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Giao thông vận tải:

- Các loại hình ngày càng phát triển

Du lịch:

-Nhiều danh lam nổi tiếng, doanh thu cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:28

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

c) Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

d) Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.

Phan Văn Trường
Xem chi tiết
Lan Anh
18 tháng 3 2016 lúc 13:27

2. Sự phát triển của thương mại Tây Âu

a. Hội chợ

- Nguyên nhân ra đời : Do sự phát triển của thành thị đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển, hội chợ xuất hiện từ sơ kỳ trung đại nay có điều kiện phát triển.
- Hoạt động : Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hóa , mua bán, trao đổi, đặt hàng.
- Ý nghĩa : Kích thích thương mại và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

b. Thương đoàn

- Nguyên nhân ra đời : Thương mại trong các thành thị phát triển mạnh, song việc buôn bán đi xa gặp khó khăn : nạn cướp biển, chèn ép, không an toàn trong đi biển… Để giúp nhau, các thương nhân đã lập ra các thương đoàn.

- Thương đoàn : Là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, mục đích là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng hóa, bảo vệ dọc đường.

- Hoạt động : 
+ Các thương đoàn lập các thương điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa hiệu, kho tàng để buôn bán.

- Vai trò : 
+ Góp phần làm kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi. Thị dân trở nên giàu có, nhiều công trình có giá trị được xây dựng.

4. Văn hóa Tây Âu thời trung đại

a. Văn hóa sơ kỳ

- Văn hóa sơ kỳ còn nghèo nàn, ít phát triển.

Do nền kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc, lãnh chúa lười biếng không quan tâm đến học vấn, nhiều người không biết chữ.

- Giai cấp phong kiến lấy giáo lý của đạo Ki-to là hệ tư tưởng chính thống.

b. Văn hóa trung kỳ trung đại

- Có bước phát triển khởi sắc.

- Nhiều trường đại học ra đời, nội dung học tập không chỉ học thần học mà còn học cả triết học. 

Văn học :

+ Dòng văn học kỵ sĩ với những bản anh hùng ca.
+ Văn học thị thành : thơ kịch, truyện ngắn.

- Kiến trúc : mang đậm phong cách Rô-ma và Gô-tích.

 
Lan Anh
18 tháng 3 2016 lúc 13:28

Sự phát triển của thương mại Tây Âu

a. Hội chợ

- Nguyên nhân ra đời : Do sự phát triển của thành thị đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển, hội chợ xuất hiện từ sơ kỳ trung đại nay có điều kiện phát triển.
- Hoạt động : Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hóa , mua bán, trao đổi, đặt hàng.
- Ý nghĩa : Kích thích thương mại và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

b. Thương đoàn

- Nguyên nhân ra đời : Thương mại trong các thành thị phát triển mạnh, song việc buôn bán đi xa gặp khó khăn : nạn cướp biển, chèn ép, không an toàn trong đi biển… Để giúp nhau, các thương nhân đã lập ra các thương đoàn.

- Thương đoàn : Là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, mục đích là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng hóa, bảo vệ dọc đường.

- Hoạt động : 
+ Các thương đoàn lập các thương điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa hiệu, kho tàng để buôn bán.

- Vai trò : 
+ Góp phần làm kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi. Thị dân trở nên giàu có, nhiều công trình có giá trị được xây dựng.
 

Đỗ Thu Thảo
18 tháng 3 2016 lúc 15:03

- Trong thời kì trung đại, nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế riêng biệt và đóng kín, nền kinh tế tự cung tự cấp. Người nông nô không chỉ sản xuất lương thực, thực phẩm mà còn dệt vải, may quần áo, làm giày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa. Như vậy, lãnh chúa và nông nô không cần mua gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muối, sắt... và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức...

- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại xuất hiện, khi mới hình thành trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Khi sản xuất hàng hóa phát triển, thương nhân "bao mua" xuất hiện. Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền mua bán, trong thành thị xuất hiện các thương hội. Hằng năm, thương nhân Châu Âu tổ chức các hội chợ lớn để vừa buôn bán, vừa tham gia vào các lễ hội và trò chơi. Tại đây, người ta còn kí những hợp đồng đặt hàng lớn, trao đổi tiền tệ và cho vay lãi.

- Trong các thế kỉ XI-XIII, việc củng cố chế độ phong kiến đã đẩy nhanh sự mở rộng thương mại hội chợ. Trong đó, hội chợ Săm pa nhơ là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Thương nhân các nước châu Âu bán các hàng hóa đặc trưng của nước mình, hàng xa xỉ, đồ gia vị của phương Đông. Thương nhân trao đổi hàng hóa, thnah toán tín phiếu, có luật thị trường bảo vệ. Các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra "tòa án hội chợ đặc biệt" của thương nhân xét xử. Hội chợ còn tổ chức lễ hội, biểu diễn nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú.

- Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm pa nhơ sụp đổ, các hội chợ Bruy-gơ (Bỉ), Khuên (Đức) vẫn tiếp tục. Các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha vẫn có ý nghĩa quan trọng, mặc dù ý nghĩa kinh tế của nó kém xa vai trò của hội chợ Săm pa nhơ.

- Để thay thế một hình thức thương mại mới ra đời, đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó, thương đoàn xuất hiện. Từ thế kỉ XIV, có 70 đến 100 thành thị Bắc Âu, chủ yếu là cách thành thị Đức được tập hợp vào trong thương đoàn. Tổ chức này được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.

- Vào nửa sau thế kỉ XIV, thương đoàn có ý nghĩa chính trị to lớn đến mức dám tuyên chiến với vua Đan Mạch. Việc buôn bán của thương đoàn còn thu hút các lái buôn Pháp và Tây Ban Nha. Thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển, giao lưu kinh tế giữa các thành thị. Bên cạnh đó, thương đoàn còn nắm độc quyền buôn bán ở nhiều nơi.

Tuy vậy, chính sách kinh tế của thương đoàn còn hẹp hòi, mang tính chất cướp bóc trực tiếp. Yếu tố phong kiến độc quyền, các đặc quyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của thương đoàn. Sự phá sản của các thành thị ở Đức làm cho các thương đoàn sụp đổ.

- Từ thế kỉ XVI, việc buôn bán của thương đoàn hầu như không còn, thậm chí đã bị người Hà Lan gạt ra khỏi thị trường vùng biển ban tích.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Nội thương:

+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

- Ngoại thương:

+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.

+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.

- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...

- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....

Yến Trần Thị Lê
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:27

1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:

- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.

Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:28

2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:

- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.

- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.

- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.

Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:30

3. Sự phân bố công nghiệp và cây trồng chính trong vùng Đông Nam Bộ:

- Trung tâm công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến thực phẩm.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Vùng này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, và xây dựng.

- Tỉnh trồng cây chính: Các tỉnh phát triển cây trồng chính bao gồm Bình Phước (cao su), Bình Định (điều), và Đắk Nông (cà phê). Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho từng loại cây trồng.

dat
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 11 2017 lúc 7:46

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân khiến nước ta phát triển mạnh ngành thương mại từ những năm 2007 đến nay là do năm 2007 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên mở rộng buôn bán, xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới (từ châu Âu, châu Mĩ đến các nước trong khu vực, châu Á).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 9 2017 lúc 10:29

- Khái niệm: Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. (0,25 điểm)

- Vai trò

+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng. (0,25 điểm)

+ Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. (0,25 điểm)

+ Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. (0,25 điểm)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 2 2017 lúc 18:16

a, Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

b, Vai trò

- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

- Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

- Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 4 2017 lúc 16:56

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Hiiiii~
2 tháng 4 2017 lúc 16:57

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Trần Ngọc Định
2 tháng 4 2017 lúc 17:14

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.