Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
TA Đã Bế Tắc
Xem chi tiết
Lý Nguyệt Viên
1 tháng 9 2016 lúc 15:37

Do các mặt hàng thủ công sản xuất ra ngày một nhiều nên một số thợ công phải đến những nơi đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất . Từ đó , tạo nên các thành thị , thành phố lớn. 

Vai trò: có vai trò rất quan trọng trong kinh tế và sự phát triển xã hội phong kiến ở châu Âu

 

Phan Ngọc Cẩm Tú
25 tháng 9 2016 lúc 20:50

Vai trò: 

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

Nguyễn Thị Ngọc Bích
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn Trúc Lam
16 tháng 9 2016 lúc 14:39

1. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại là: Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành những thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.

2. - Khung cảnh thành thị châu Âu thời trung đại:

Trong thành thị có rất nhiều xưởng sản xuất, lúc nào cũng tấp nập người qua lại để mua bán, trao đỏi hàng hóa. Các thợ thủ công và thương nhân lập ra các phường hội và thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

- Những đặc điểm khác nhau:

+ Về kinh tế:

* Lãnh địa: nông nghiệp

* Thành thị: thương nghiệp và thủ công nghiệp

+ Về thành phần cư dân:

* Lãnh địa: lãnh chúa và nông nô

* Thành thị: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân

3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

trần thủy nguyên
26 tháng 9 2017 lúc 19:32

bn học vnen ak

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vai trò của các đô thị phương Đông trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại: 

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

Tạ Nhật Vy
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
24 tháng 9 2016 lúc 16:53

- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại : 

+ Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.

+ Lập các thị trấn, tp trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.

+ Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Thành thị trung đại ra đời.

- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với các lãnh địa. (ngu)

- Sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đới với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

Phạm Thị Thạch Thảo
23 tháng 8 2017 lúc 17:20

- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.

- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh địa.

→ Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản: (Thợ thủ công Thương nhân.)

- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.

Nguyễn Trần Ngọc Duyên
13 tháng 9 2017 lúc 20:01

- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị thời trung đại là do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập các thị trấn, sau trở thành những thành phố lớn. Khi đó, thành thị thời trung đại hình thành.

- Khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại là thợ thủ công và thương nhân lập ra các phường hội và thương hội trong thành thị để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm nên khung cảnh rất tấp nập, đông vui, náo nhiệt và nhộn nhịp.

- Những điểm khác nhau:

* Về kinh tế:

+ Lãnh địa là nông nghiệp

+ Thành thị là thương nghiệp và thủ công nghiệp

* Về thành phần cư dân:

+ Lãnh địa là lãnh chúa và nông nô

+ Thành thị là thợ thủ công và thương nhân

- Sự xuất hiện của thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

Tick mk vs nha! vui

Văn Nam
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 1 2022 lúc 21:14

Tham khảo

* Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Sản phẩm được bán ra thị trường tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Quá trình chuyên môn hóa trong thủ công nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ.

- Để thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:

+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

+ Thành thị cổ được phục hồi.

* Vai trò:

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa => kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

 

Lê Phương Mai
18 tháng 1 2022 lúc 21:14

Tham khảo:

 Nguồn gốc :

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công. Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa bằng cách chuộc thân phận hoặc bỏ trốn tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và mua bán ớ bên ngoài lãnh địa, dẫn tới thành thị đã ra đời.

+ Lãnh chúa lập nên các thành thị.

+ Thành thị cổ đại được phục hồi.

-  Vai trò:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

Milly BLINK ARMY 97
18 tháng 1 2022 lúc 21:14

Tham khảo:

* Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Sản phẩm được bán ra thị trường tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Quá trình chuyên môn hóa trong thủ công nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ.

- Để thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:

+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

+ Thành thị cổ được phục hồi.

* Vai trò:

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa => kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

datcoder
Xem chi tiết
Tuấn Lại
19 tháng 9 2023 lúc 23:17

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

Nguyễn  Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 23:23

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 11 2019 lúc 6:19

* Nguyên nhân ra đời thành thị:

Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”

   - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:

      + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

      + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

   - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.

* Hoạt động kinh tế của thành thị:

   - thủ công:

      + Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.

      + Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

      + Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….

   - Thương mại:

      + Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.

      + Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.

* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:

   - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

   - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

   - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.

Ngọc Mai
Xem chi tiết
Võ Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hiếu
17 tháng 5 2016 lúc 13:48

- Thành thị trung đại : cuối thế kỷ XI sản xuất hàng thủ công phát triển những người thủ công đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi và buôn bán. Họ lập xưởng sản xuất từ đó xuất hiện các thị trấn, thành phố gọi là thành thị trung đại.

- Chủ nhân : Chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân

- Điểm khác nhau : 

       + Nền kinh tế thành thị : Trao đổi hàng hóa chỗ đông người như thị trấn, thành phố

       + Nền kinh tế lãnh địa : Tiêu dùng sản phẩm tự sản xuất ra, không có sự trao đổi.

Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:48

- Quá trình hình thành thành thị trung đại: Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. Giờ đây, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa. Trong các ngành thù công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm v.v... và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nó khác. Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông naười qua lại như ngã ba đường, bến sông v.v... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá. Từ đó, các thành thị ra đời.


- Lãnh chúa lập nên các thành thị.

- Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.