Có những cách nào để chuyển
Axit --> Oxit axit
viết PTHH minh họa
Có những cách nào để chuyển
Phi kim --> Axit
viết PTHH minh họa
Câu 1(1.5 điểm) Axit tác dụng với : kim loại, bazơ, oxit bazơ. Viết PTHH để minh họa.
Câu 1 :
1) Axit tác dụng với kim loại :
Pt : \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
2) Axit tác dụng với bazo (phản ứng trung hòa) :
Pt : \(HCl+NaOH\rightarrow NaCl+H_2O\)
3) Axit tác dụng với oxit bazo :
Pt : \(3H_2SO_4+Fe_2O_3\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)
Chúc bạn học tốt
Có những cách nào để chuyển
kim loại --> Axit
viết PTHH minh họa
Không có cách nào thưa bạn. Mình khẳng định với bạn điều đó. Không có một kim loại nào có thể tác dụng với chất gì mà tạo ra axit. Đó là kết luận từ kiến thức của mình. Nếu có gì sai, mong bạn đưa ra đáp án đúng.
Chúc bạn học tốt.
Bài 1: a) Đi từ muối ăn, nước, sắt. Viết các phương trình phản ứng điều chế Na, FeCl2, Fe(OH)3
b) Từ FeS2, O2, H2O. Viết các phương trình phản ứng điều chế 3 oxit, 3 axit, 3 muốic) Từ các dd: CuSO4, NaOH, HCl, AgNO3 có thể điều chế được những muối nào? những oxit bazo nào? Viết các PTHH để minh họaCó những chất sau: Cu, CuO; Mg; Al2O3; Fe(OH)3; Fe2O3; C6H12O6. Những chất nào tác dụng với dung dịch axit HCl và axit H2SO4 đ. Viết PTHH minh họa.
Tác dụng với HCl
\(a,\\CuO+2HCl\to CuCl_2+H_2O\\ Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\\ Al_2O_3+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2O\\ Fe(OH)_3+3HCl\to FeCl_3+3H_2O\\ Fe_2O_3+6HCl\to 2FeCl_3+3H_2O\)
\(b,\\ Cu+2H_2SO_4\to CuSO_4+2H_2O+SO_2\\ CuO+H_2SO_4\to CuSO_4+H_2O\\ Mg+2H_2SO_4\to MgSO_4+2H_2O+SO_2\\ Al_2O_3+3H_2SO_4\to Al_2(SO_4)_3+3H_2O\\ 2Fe(OH)_3+3H_2SO_4\to Fe_2(SO_4)_3+6H_2O\\ Fe_2O_3+3H_2SO_4\to Fe_2(SO_4)_3+3H_2O\\ C_6H{12}O_6\to6 C+6H_2O\)
Cho các oxit sau: CO 2 , MgO, SO 2, K 2 O, Fe2O3, P205. Oxit nào có thể tác dụng được với: -Nước? -Axit sunfuric? -Natri hidroxit? Viết PTHH minh họa cho phản ứng trên
a)
CO2+H2O->H2CO3
SO2+H2O->H2SO3
K2O+H2O->2KOH
P2O5+H2O->2H3PO4
b)
MgO+H2sO4->MgSO4+H2O
K2O+H2SO4->K2SO4+H2O
Fe2O3+3H2SO4->Fe2(SO4)3+3H2O
c)CO2+2NaOH->Na2CO3+H2O
SO2+2NaOH->Na2SO3+H2O
P2O5+6NaOH->2Na3PO4+3H2O
Có những axit sau: SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng với :
a)nước
b)axit clohidric
c)natri hidroxit
Hãy viết PTHH
a. SO2 + H2O ---> H2SO3
Na2O + H2O ---> 2NaOH
CO2 + H2O ---> H2CO3
b. CuO + 2HCl ---> CuCl2 + H2O
Na2O + 2HCl ---> 2NaCl + H2O
c. 2NaOH + SO2 ---> Na2SO3 + H2O
CO2 + 2NaOH ---> Na2CO3 + H2O
Câu 1: Trinh bày tính chất hóa học của oxit bazơ. Viết PTHH minh họa
Câu 2: Trinh bày tính chất hóa học của oxit axit. Viết PTHH minh họa
Câu 3: Trinh bày tính chất hóa học của axit. Viết PTHH minh họa
Câu 4. Cách điều chế SO2 trong PTN và trong CN.
C1: Một số oxit bazo td H2O ra bazo tương ứng( Li, K, Ba, Ca, Na)
\(Na + H_2O \rightarrow NaOH + \dfrac{1}{2} H_2\)
Tác dụng dd axit tạo ra muối + H2O
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với oxit axit tạo ra muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow CaCO_3\)( có to)
C2)
Hầu hết oxit axit tác dụng với nước tạo ra axit( trừ SiO2)
\(SO_3 + H_2O \rightarrow H_2SO_4\)
Tác dụng với bazo ( dư) tạo ra muối và nước
\(2NaOH + CO_2 \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O\)
Tác dụng với 1 số oxit bazo tạo muối
\(CaO + CO_2 \rightarrow^{t^o} CaCO_3\)
C3)
Làm đổi màu chất chỉ thị ( làm quỳ tím chuyển đỏ)
Tác dụng kim loại ( trước H) tạo ra muối và khí H2
\(Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2\)
Tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước
\(MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + H_2O\)
Tác dụng với bazo tạo ra muối và nước
\(Mg(OH)_2 + 2HCl \rightarrow MgCl_2 + 2H_2O\)
Tác dụng muối tạo muối mới cộng axit mới( điều kiện: 2 chất pư phải tan, sản phẩm ít nhất 1 chất rắn, nếu muối tham gia là chất rắn của gốc axit yếu là các gốc SO3, CO3 và S tan trong axit mạnh là axit có gốc SO4, Cl, NO3, sản phẩm có khí khác H2 hoặc rắn) rắn là muối không tan trong nước nhé
\(Na_2CO_3 + 2HCl \rightarrow 2NaCl + CO_2 + H_2O\)
\(BaCl_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2HCl\)
C4)
PTN: Cho kim loại tác dụng H2SO4 đặc, nóng
\(Mg + 2H_2SO_4 đặc, nóng \rightarrow MgSO_4 + SO_2 + 2H_2O\)
Công nghiệp:
Đốt cháy quặng firit sắt (\(FeS_2\))
\(2FeS_2 + \dfrac{11}{2}O_2 \rightarrow^{t^o} Fe_2O_3 + 4SO_2\)
Tham khảo nhé :
Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)
1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ
a) Oxit bazo tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
• Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
b) Oxit bazo tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
• Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
• Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
2. Tính chất hoá học của Oxit axit
- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Oxit axit tác dụng với nước
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...
• Oxit axit + H2O → Axit
Ví dụ:
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Oxit axit tác dụng với bazơ
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.
Ví dụ:
Na2O + SO2 → Na2SO3
CO2 (k) + CaO → CaCO3
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
Điều chế so2
Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.