Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2019 lúc 14:49

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật

   + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên

   + Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".

   + Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:10

a) Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam (để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vậl và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam).

+ Quy định trong việc khai thác (như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng:-cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước).

Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:10

* Suy giảm đa dạng sinh học
– Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
– Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
– Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Năm 1986 có : 87 khu với 7 vườn quốc gia.
+ Đến năm 2007 có : 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
– Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quí hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
– Quy định việc khai thác :
+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.
+ Cấm gây cháy rừng.
+ Cấm săn bắn động vật trái phép.
+ Cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.
+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

Khởi My
Xem chi tiết
 Sono Koe Kienai Yo
10 tháng 4 2016 lúc 10:13

1. Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước ta:
a. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Đa dạng về hệ sinh thái: 
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn...
+ Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi
- Thành phần loài:
+ Thực vật: 14500 loài
+ Thú: 300 loài
+ Chim 830 loài
+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài
- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 laoì cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các laoị vật nuôi...
- Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
b. Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm
- Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- Suy giảm về thành phần loài:
+ Thú là loài suy giảm cao nhất
+ Thực vật là laoì có số lượng suy giảm nhiều nhất
- Đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng với >700 loài được liệt vào Sách đỏ Việt Nam
- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảm
Hệ sinh thái nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng

2. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học
.....................

Khởi My
10 tháng 4 2016 lúc 9:58

Ai trả lời nhanh mình tick cho

 

Phúc An Bùi Phan
10 tháng 4 2016 lúc 16:49

trên mạng hả bn

 

Phạm Mai Hảo
Xem chi tiết
Aki Tsuki
5 tháng 5 2017 lúc 19:16

- Đa dạng sinh học là: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loàisinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh họcđược xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là:

+) Nghiêm cấp khai thác rừng bừa bãi

+) Bảo vệ môi trường

+) Không săn bắn trái phép những động vật hoang dã

+) Thuần hóa lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng của loài

Nhật Linh
5 tháng 5 2017 lúc 19:19

"Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệsinh thái trong tự nhiên". Ða dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Ða dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta :

– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…(dẫn chứng).
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

Khanh Tay Mon
18 tháng 4 2019 lúc 22:24

Da dang sinh hoc la su phong phu ve nguon gen, ve giong,loai sinh vat va he sinh thai tronh tu nhien.

cac bien phap la:+)Trong rung

+)tang cuong dau tu trang thiet bi phuc vu cong tac bao ve rung,phong chong chay rung

+)Hinh thanh he thong vuon thuc vat

+)...V.v

vityẻtgiauto112
Xem chi tiết
dương phúc thái
10 tháng 3 2023 lúc 19:04

đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.      Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng

Hương Vũ
Xem chi tiết
Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:29

4

Phương Thảo
21 tháng 4 2017 lúc 20:23

2

Đấu tranh sinh học là những biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

3. Lợi ích của đa dạng sinh học: + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới

Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:25
1.Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: - Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 10 2017 lúc 16:54

Đáp án B

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 7 2019 lúc 15:48

Chọn B

Cấm tuyệt đối việc khai thác các loại gỗ trong rừng