câu hỏi ôn tập sử học kì 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 KÌ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: Sự kiện nào là mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc? Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật? Câu 3: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 4: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898) ở Trung Quốc là gì? Câu 5: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì? Câu 6: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 7: Chính sách cải cách nào đã tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển? Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì? Câu 9: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ? Câu 10: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)? Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? Câu 12: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 13: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu? Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là: Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc? Câu 16: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản? Câu 17: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là: Câu 18: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì? Câu 19: Nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị? Câu 20: Ai là người khởi xướng Duy Tân ở Nhật Bản? Câu 21: Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? Câu 22: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự? Câu 23: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là: Câu 24: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á? Câu 25: Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? Câu 26: Duy tân Minh Trị ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 27: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của Tư Bản phương Tây ? Câu 28: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là: Câu 29: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật ? Câu 30: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? Câu 31: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 32: Tại sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? Câu 33: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? Câu 34: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản gần giống với đế quốc: Câu 35: Đánh giá nào đúng với kết quả của cuộc Duy tân MinhTrị? Câu 36: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?
Sắp thi học kì rồi mà thuộc câu hỏi ôn tập khó quá. Có cách nào học thuộc dễ nhất không ? HuHu
Mai là mik thi rồi!
Chúng mik viết tài liệu cô cho ôn vào một tờ giấy nhỏ rồi đút vào túi áo hay túi quần đến lúc thi cô quay đi chúng mik mở ra bọn mik xem!
Hay là cậu ngồi mà hok thuộc cũng đc
Bạn cố gắng học thuộc đề cương
Vào sáng sớm , bạn dậy sớm học thuộc , sẽ thuộc nhanh lắm
Chúc bạn thi đạt điểm cao
có nhiều cách mk sẽ chỉ bn:
Mẹo học nhanh, nhớ lâu các môn học thuộc lòng:::
Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?
Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé! Không gian và thời gian hợp lý Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học. Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ. Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn. Tinh thần thoải mái: Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Không nên quan trọng độ dài nội dung Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông… Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn. Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong. Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được. Những điều cần nhớ Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn. Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ! Điều nên tránh Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy! Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa! Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
Chúc bạn học tốt!
------------
Các bạn lớp 7 cùng ôn tập học kì II với các câu hỏi ôn tập nhanh sau đây nhé!
<https://hoc24.vn/de-thi-thu/de-khao-sat-chat-luong-hoc-ky-ii.11230>
Good luck các em!
violet
cô cho em xin đề ôn thi học kì của lớp 11 với ạ
Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 8
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.
- Ý nghĩa:
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bảnQuần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhấtTuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợiCâu 2: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa -ri?
* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:
Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho PhápNgày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. => Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập.* Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:
Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới.Cổ vũ nhân dân toang thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.Câu 3: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX?
Cuộc CM công nghiệp đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành GTVT đường thủy và đường sắt ra đời.1807 Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.1814 Xti-phen-xơ chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ.Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác làm nâng cao năng xuất lao động.Quân sự: nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,… phục vụ cho chiến tranh.Câu 4: Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX?
* Khoa học tự nhiên:
Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật..Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật.* Khoa học xã hội:
Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người Đức).Kinh tế học: A-đam Xmit và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng.Câu 5 : Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ?
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.Câu 6: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA:
Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến này đều lần lượt thất bại.Sau khi biến Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc.=> Hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác.Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tínhỞ Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 – 1867).Ở Lào, năm 1901, khởi nghĩa Pha-ca-đuốc lãnh đạo. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân PhápCâu 7: Cuộc Duy Tân Minh Trị
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.Câu 8: Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917?
* Hoàn cảnh:
Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền Xô-viết công-nông, chính phủ tư sản lâm thời.Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.* Diễn biến:
Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grats để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Đêm 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.Đêm 25/10, Cung điện mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918 giành tháng lợi trên toàn nước Nga.Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.Câu 10: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó, dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giớiMâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô.Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTG thứ II bùng nổ.Câu 11: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.Câu 12: Trình bày sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đàu thế kỉ 20
Bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KHKT.Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các KH về trái đất... đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh....Tích cực: Nhờ đó cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt.Hạn chế: Sử dụng thành tựu KHKT để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt...CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 (2021-2022 )
Câu 1: Mối ghép cố định gồm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Đặc điểm mối ghép bằng đinh tán là:
A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn
B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
C. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Ứng dụng mối ghép bằng đinh tán:
A. Ứng dụng trong kết cầu cầu
B. Ứng dụng trong giàn cần trục
C. Ứng dụng trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Có mấy loại mối ghép bằng ren?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7: Đặc điểm mối ghép bằng ren là:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.
B. Mối ghép bu lông để ghépcác chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
C. Mối ghép vít cấy ,ghép chi tiết có chiều dày quá lớn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Mối ghép động có:
A. Khớp tịnh tiến B. Khớp quay C. Khớp cầu D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Khớp tịnh tiến có:
A. Mối ghép pittông – xilanh B. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 10: Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động:
A. Khác nhau B. Giống hệt nhau C. Gần giống nhau D. Đáp án khác
Câu 11: Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát, người ta sẽ:
A. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn B. Làm nhẵn bóng các bề mặt
C. Bôi trơn bằng dầu, mỡ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Cấu tạo khớp quay gồm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Cấu tạo vòng bi gồm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Ở khớp quay, chi tiết có lỗ giảm ma sát bằng cách:
A. Lắp bạc lót B. Dùng vòng bi C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 15: Ứng dụng khớp quay trong:
A. Bản lề cửa B. Xe đạp C. Quạt điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khớp quay?
A. Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn B. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
C. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 17: Trong khớp quay:
A. Mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định
B. Mỗi chi tiết có thể quay quanh nhiều trục cố định
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 18: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?
A. 1 B. 2 C. Nhiều D. Đáp án khác
Câu 19: Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:
A. Cùng vị trí B. Các vị trí khác nhau
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 20: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?
A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Dây đai được làm bằng:
A. Da thuộc B. Vải dệt nhiều lớp C. Vải đúc với cao su D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Bộ truyền động đai được ứng dụng trong:
A. Máy khâu B. Máy khoan C. Máy tiện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Bộ truyền động xích ứng dụng trong:
A. Xe đạp B. Xe máy C. Máy nâng chuyển D. Cả 3 đáp án trên
Câu 27: Các bộ phận trong máy có:
A. Duy nhất một dạng chuyển động B. Có 2 dạng chuyển động
C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau D. Đáp án khác
Câu 28: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:
A. Thẳng lên xuống B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều
C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều D. Tròn
Câu 29: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay
Câu 31: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 32: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:
A. Máy khâu đạp chân B. Máy cưa gỗ C. Ô tô D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33: Loài người biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:
A. Pin B. Ac quy C. Máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 34: Trong các nhà máy điện, năng lượng nào biến đổi thành điện năng?
A. Nhiệt năng B. Thủy năng C. Năng lượng nguyên tử D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Sơ đồ nhà máy thủy điện có:
A. Dòng nước B. Tua bin nước C. Máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 36: Ở nhà máy thủy điện, yếu tố nào làm quay bánh xe của tua bin nước?
A. Năng lượng của than B. Năng lượng của dòng nước
C. Năng lượng nguyên tử của chất phóng xạ D. Đáp án khác
Câu 37: Có mấy loại đường dây truyền tải?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 38: Để đưa điện từ nhà máy đến các khu công nghiệp, người ta dùng:
A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp
C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đáp án khác
Câu 39: Để đưa điện từ nhà máy điện đến các khu dân cư, người ta dùng:
A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp
C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đáp án khác
Câu 40: Vai trò của điện năng là:
A. Giúp quá trình sản xuất được tự động hóa
B. Giúp cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi
C. Giúp cuộc sống của con người văn minh, hiện đại hơn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 41: Nhà máy điện hòa bình là:
A. Nhà máy nhiệt điện B. Nhà máy thủy điện
C. Nhà máy điện nguyên tử D. Đáp án khác
Câu 42: Đường dây truyền tải điện 500kV, 220kV thuộc:
A. Đường dây cao áp B. Đường dây hạ áp
C. Đường dây trung áp D. Đáp án khác
Câu 43: Các em đã học mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 44: Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:
A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
B. Sử dụng đồng hồ điện bị rò rỉ điện ra vỏ
C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 45: Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là:
A. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện
B. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
C. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 46: Có mấy biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện mà em đã học?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 47: Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:
A. Rút phích cắm điện B. Rút nắp cầu chì
C. Cắt cầu dao D. Cả 3 đáp án trên
Câu48: Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:
A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện
B. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 49: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?
A. Sử dụng các vật lót cách điện B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra D. Cả 3 đáp án trên
Câu 50: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?
A. Giầy cao su cách điện B. Giá cách điện
C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện D. Thảm cao su cách điện
Câu 51 :Đâu là hành động sai không được phép làm
A.Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp .
B.Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
C.Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp
D.Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp
Câu 52: Vật liệu kĩ thuật điện được phân làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 53: Vật liệu dẫn điện có:
A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất lớn C. Điện trở suất vừa D. Đáp án khác
Câu 54: Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ:
A. Dẫn điện càng tốt B. Dẫn điện càng kém
C. Dẫn điện trung bình D. Đáp án khác
Câu 55: Vật liệu cách điện có:
A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất lớn C. Điện trở suất vừa D. Đáp án khác
Câu56: Khi đồ dùng điện làm việc, vật liệu cách điện sẽ bị già hóa do:
A. Tác dụng của nhiệt độ B. Do chấn động
C. Tác động lí hóa khác D. Cả 3 đáp án trên
Câu 57: Ở nhiệt độ làm việc cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện khoảng:
A. Dưới 15 năm B. Trên 20 năm C. Từ 15 đến 20 năm D. Đáp án khác
Câu 58: Khi nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 8 đến 10ᵒC, tuổi thọ của vật liệu cách điện sẽ:
A. Tăng gấp đôi B. Giảm một nửa C. Không thay đổi D. Đáp án khác
Câu 59: Thép kĩ thuật điện được dùng làm:
A. Lõi dẫn từ của nam châm điện B. Lõi của máy biến áp
C. Lõi của máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 60: Phần tử nào sau đây không dẫn điện?
A. Chốt phích cắm điện B. Thân phích cắm điện
C. Lõi dây điện D. Lỗ lấy điện
Câu 61: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có đặc tính dẫn điện tốt?
A. Vật liệu dẫn từ B. Vật liệu cách điện
C. Vật liệu dẫn điện D. Đáp án khác
Câu62: Dụng cụ dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm là :
A. Thước Lá | B. Thước móc | C. Thước cuộn | D. Thước cặp |
Câu 63: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
A. hình chiếu B. Vật chiếu C. Mặt phẳng chiếu D. Vật thể
Câu64: Bản vẽ nhà là loại:
A. bản vẽ lắp | B. bản vẽ xây dựng |
C. bản vẽ chi tiết | D. bản vẽ cơ khí |
Câu 65: Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu66: Những chi tiết nào sau đây không phải là chi tiết máy :
A. Khung xe đạp | B. Lò xo | C. Mảnh vỡ máy | D. Bu lông |
Câu 67: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình:
A. Hình nón B. Hình trụ C. Hình cầu D. Đáp án khác
Câu 68: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:
A. Tam giác B. Tam giác cân C. Hình tròn D. Đáp án khác
Câu 69: Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
A. 2 B. 3 C. Có nhiều loại D. Đáp án khác
Câu 70: Để biểu diễn rõ ràng bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể, người ta dùng:
A. Hình chiếu vuông góc B. Hình cắt
C. Hình biểu diễn ba chiều vật thể D. Đáp án khác
Câu 71: Trong bản vẽ chi tiết của sản phẩm, gồm mấy nội dung:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 72 : Hãy cho biết đâu là dụng cụ tháo, lắp trong các dụng cụ cơ khí dưới đậy :
A. Búa | B. Thước | C. Cưa | D. Tua vít |
Câu 73 : Hãy cho biết đâu là dụng cụ kẹp chặt trong các dụng cụ cơ khí dưới đậy :
A. Búa | B. Thước | C. Cưa | D. Ê tô |
Câu74: Đai ốc là chi tiết có ren gì ?
A. Ren ngoài B. Ren trong
C. Cả ren trong và ren ngoài D. Ren bị che khuất
Câu 75 : Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu phi kim loại
A. Nhựa | B. Nhôm | C. cao su | D. sứ |
Câu 76: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
B. Yêu cầu kĩ thuật, khung tên, hình biểu diễn, kích thước, tổng hợp
C. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
Câu77: Tìm đáp án sai: Người công nhân căn cứ theo bản vẽ để?
A. Chế tạo B. Thiết kế C. Lắp ráp D. Thi công
Câu 78: Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:
A. Vuông góc B. Vuông góc và song song
C. Song song và xuyên tâm D. Vuông góc và xuyên tâm
Câu 79: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:
A. một hướng B. hai hướng C. ba hướng D. bốn hướng
mọi người ơi giúp mình trả lời câu hỏi ôn tập lớp 7 chương 3 hình học kì 2( tư bài 1 đến bài 8) với! trang 86 (sgk) lớp 7 hình học nha
ghi rõ bài ra người ta giải cho
bạn phải ghi rõ câu hỏi ra
Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nội dung về học tập trong đó có sử dụng ít nhất một quan hệ từ và viết theo kiểu diễn dịch với câu chủ đề là
“không khí học tập của lớp em trong những ngày ôn thi cuối kì 1 thật khẩn trương và sôi nổi”
Dạ cho em xin một vài câu hỏi nâng cao thường chiếm 1đ để phân loại học sinh giỏi trong đề ktra giữa kì II Hóa 8. để em ôn tập ạ
ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÍ 8 2021-2022
I. ÔN TẬP, HỌC THUỘC GHI NHỚ TỪ BÀI 13 ĐẾN BÀI 25
II. LÀM CÁC BÀI TẬP SAU
A. Khoanh vào đáp án đúng trong mỗi câu sau
Câu 1: Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức:
A. A=F/S; B. A= F.S; C. A=S/F; D. A = F.v.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là có công cơ học?
A. Lực kéo của con bò làm xe bò di chuyển
B. Kéo vật trượt trên mặt nằm ngang
C. Đẩy cuốn sách trên mặt bàn từ vị trí này sang vị trí khác
D. Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học
Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.
C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.
D. Quả nặng rơi từ trên cao xuống.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A. Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
B. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động.
C. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao.
D. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường.
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
C. Công suất được xác định bằng công thức P = At
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản:
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
Câu 7: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên bi đang lăn trên mặt đất B. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất.
C. Máy bay đang bay D. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất
Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Quả bóng nằm yên trên mặt sàn B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Máy bay đang bay D. Viên đạn đang bay
Câu 9: Chọn câu đúng:
A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng.
B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng và chất làm vật.
D. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Câu 10: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là:
A. thế năng trọng trường B. thế năng đàn hồi C. động năng D. thế năng
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các nguyên tử, phân tử có khi đứng yên.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
B. Đường tan vào nước.
C. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
D. Sự tạo thành gió.
Câu 13: Nhiệt năng của một vật là
A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 14: Nhiệt độ của vật càng cao thì:
A. Nhiệt năng càng nhỏ. B. Nhiệt năng không đổi.
C. Nhiệt năng càng lớn. D. Nhiệt năng lúc lớn lúc nhỏ.
Câu 15: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 16: Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
A. J/kg B. kg/J C. J/kg.K D. kg/J.K
Câu 17: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 18: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
Câu 19: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
A. khối lượng
B. độ tăng nhiệt độ của vật
C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
D. Cả 3 phương án trên
Câu 21: Bức xạ nhiệt là?
A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
Câu 22: Đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực 4000N làm toa xe đi được 2km. Công lực kéo của đầu tàu là:
A. 8000J; B. 2000J; C. 8000kJ; D. 2000kJ.
Câu 23: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:
A. 48W; B. 43200W; C. 800W; D. 48000W.
Câu 24: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
A. 600 J B. 200 J C. 100 J D. 400 J
Câu 25: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000kJ. B. Q = 5700J. C. Q = 5700kJ. D. Q = 57000J.
B. Giải bài tập
Câu 26: Để đưa một vật lên cao 25m cần tốn một công tối thiểu là 5000 J.
a. Hỏi vật có trọng lượng là bao nhiêu?
b. Nếu dùng ròng rọc động giảm lực kéo 2 lần thì phải kéo quãng đường là bao nhiêu?
c. Nếu vật được kéo lên trong 40 s thì công suất là bao nhiêu?
Câu 27: Một vận động viên bơi lội tác dụng một lực đẩy hướng ra phía sau theo phương ngang có độ lớn trung bình 70N. Biết chiều dài mỗi sải tay bơi của anh là 1,5m và anh ta đập tay 100 lần/phút. Tính công của vận động viên và công suất của cánh tay anh ta.
Câu 28: Một nồi đồng có khối lượng 300g chứa 1kg nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nước tăng nhiệt độ từ 35°C đến 100°C.
Câu 29: Người ta thả miếng sắt khối lượng 400g được nung nóng tới 70°C vào một bình đựng 500g nước ở nhiệt độ 20°C. Xác định nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt lượng do bình đựng nước thu vào là không đáng kể, nhiệt dung riêng của nước và của sắt lần lượt là 4200 J/kg.K và 460 J/kg.K.
Câu 30: Một bình nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4°C. Người ta thả vào bình một miếng kim loại khối lượng 192g đã được nung nóng tới 100°C. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5°C. Xác định nhiệt dung riêng của kim loại. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
1B
2D
3D
4A
5A
6A
7A
8A
9B
10C
11B
12D
13B
14C
15D
16C
17B
18D
19B
20D
21A
22 . 2km= 2000m
A=F.s = 4000 . 2000 = 8 000 000 (J) = 8000 (Kj).
-> C
Câu 23:
30p = 1800 s
1440 kj = 1 440 000
P = A/t = 1 440 000 / 1800 = 800W
chọn C
Câu 24: nhiệt lượng mà vật nhận được : 400 - 200 = 200 J
chọn B
Câu 25:
Q = m.c.Δt = 5.380.(50-20) =57 000 (J)
chọn B
Câu 26: Để đưa một vật lên cao 25m cần tốn một công tối thiểu là 5000 J.
a. Hỏi vật có trọng lượng là bao nhiêu?
Có trọng lượng : F=A/s = 5000 / 25 = 200 N
b. Nếu dùng ròng rọc động giảm lực kéo 2 lần thì phải kéo quãng đường là bao nhiêu?
Lực kéo khi dùng ròng rọc : 200 : 2 = 100 N
A=F.s
5000 = 100 . s
=> s = 5000 : 100 = 50 (m)
c. Nếu vật được kéo lên trong 40 s thì công suất là bao nhiêu?
P=A/t
t = 40s
A = 5000 J
=> P = 5000 / 40 = 125 (W)
Câu 27: Một vận động viên bơi lội tác dụng một lực đẩy hướng ra phía sau theo phương ngang có độ lớn trung bình 70N. Biết chiều dài mỗi sải tay bơi của anh là 1,5m và anh ta đập tay 100 lần/phút. Tính công của vận động viên và công suất của cánh tay anh ta.
tóm tắt:
F=70N
s=1,65m
t=1p=60s
------------
P100lần =?W
giải:
công của VĐV sau mỗi nhịp là:
A=F.s=70.1,65=115,5J
công suất của cánh tay anh ta đập tay 100 lần / phút là:
P 100lần = At =100.115,560 =192,5W
Câu 28:
tóm tắt:
m1 = 300 g = 0,3 (kg)
t1= 100 - 35 = 65\(^o\)C
c1=380J/kg.K
m2=1 kg
t2 = 100 - 35 = 65\(^oC\)
c2 = 4200 J /kg.K
giải:
\(Q_1=m_1c_1\Delta t=0,3.380.65=7410J/kg.K\)
\(Q_2=m_2c_2\Delta t=1.4200.65=273000J/kg.K\)
\(Q=Q_1+Q_2=7410+273000=280410J/kg.K\)
Câu 29: Người ta thả miếng sắt khối lượng 400g được nung nóng tới 70°C vào một bình đựng 500g nước ở nhiệt độ 20°C. Xác định nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt lượng do bình đựng nước thu vào là không đáng kể, nhiệt dung riêng của nước và của sắt lần lượt là 4200 J/kg.K và 460 J/kg.K.
tóm tắt:
m1= 400g = 0,4kg
t1 = 70 độ C
c1 = 460J/kg.K
m2= 500g = 0,5 kg
c2 = 4200J/kg.K
t2=20
t=?
Giải:
\(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,4.460.\left(70-t\right)=12880-184t\)
\(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,5.4200.\left(t-20\right)=2100t-42000\)
Cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\)
\(12880-184t=2100t-42000\)
\(54880=2284t\)
\(t\approx24^oC\)
để chuẩn bị thi một sinh viên được cho hai tập câu hỏi để ôn tập mỗi tập gồm 10 câu. Giả sử trước khi thi anh ta học thuộc 9 câu của tập 1 và 8 câu ở tập 2. Để thi gồm 3 câu thiết kế như sau: Chọn ngẫu nhiên một tập câu hỏi rồi ngẫu nhiên chọn 2 câu . Câu thứ 3 chọn ngẫu nhiên từ tập còn lại. Tính xác suất để sinh viên trả lời đúng 2 câu.