Những câu hỏi liên quan
Lương Ngọc Thuyết
Xem chi tiết
Lê Thu Trang
2 tháng 3 2016 lúc 10:59

- Các loại đất chính của ĐBSCL là: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác.

- Ý nghĩa và các biện pháp cải tạo đất phèn và đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:

          + Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (hơn 2,5 triệu ha, gấp hơn 2 lần diện tích đấy phù sa ngọt). Nếu được cải tạo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ được tăng thêm.

            + Biện pháp cải tạo:

. Thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mưa cạn.

. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

- ĐBSCL có tài nguyên sinh vật và khoáng sản đa dạng:

          + Thảm thực vật gồm: rừng ngập mặn, rừng tràm, động vật có: Cá, chim, ong mật; biển có nhiều ngư trường; thềm lục địa Biển Đông có dầu khí.

          + Than bùn là khoáng sản chủ yếu; ngoài ra còn có đá vôi. 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 5 2018 lúc 2:59

Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha). Hai loại đất này có thế sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đất phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 12 2018 lúc 7:23

Đáp án D

Để khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, trong nông nghiệp cần có giải pháp phát triển thủy lợi để dẫn nước ngọt vào đổng ruộng, tiến hành thau chua rửa mặn; đồng thời kết hợp việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp.

Bình luận (0)
Nhi Đàm
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
3 tháng 3 2022 lúc 6:45

refer:

1.Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất, chiếm gần ¾ tổng diện tích rừng ngập mặn của cả 6 tỉnh (64,258 ha), còn Bạc Liêu (4%), Bến Tre (5%) và Kiên Giang (5%) là các tỉnh có tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng diện tích rừng ngập mặn.

2.Đất phèn hoạt động gồm 4 đơn vị đất sau: 

Đất phèn hoạt động nông

- mặn, ký hiệu Sj1M, diện tích 118.460 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long. Đất phèn hoạt động sâu

- mặn, ký hiệu Sj2M, diện tích 324.770 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long...

3.

-Du lịch sinh thái miệt vườn là loại hình du lịch đặc trưng ở khu vực Nam Bộ. ...

-Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển dựa vào các nguồn lực sẵn có của thiên nhiên và nền văn hóa bản địa. ...

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Long
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
2 tháng 3 2016 lúc 10:49

-Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Đất phèn, đất mặn có diện tích rất lớn (2,5 triệu ha). Có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nên cần được cải tạo.

-Áp dụng biệp pháp thau chua, rửa mặn. Xây dựng hệ thống bờ bao kênh rạch thoát nước mùa lũ, giữ nước ngọt mùa khô.

-Đầu tư lượng phân bón lớn, phân lân, cải tạo đất. Chọn giống cây trồng thích hợp.

Bình luận (2)
Thảo Phương
19 tháng 4 2017 lúc 20:30

+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu )n
+ Các biện pháp cải tạo:
- Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
- Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
- Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).

Bình luận (1)
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
Amee
22 tháng 3 2021 lúc 22:29

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 6 2019 lúc 7:09

Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha). Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đát phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Trang Bùi
Xem chi tiết
Quang Nhân
16 tháng 4 2019 lúc 22:41

1. Nguyên nhân

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

Biện pháp khắc phục:

Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

2/

Ý nghĩa :

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3/

Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:

- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.

- Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,




Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 20:31

+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu )n
+ Các biện pháp cải tạo:
- Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
- Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
- Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).

Bình luận (0)
_silverlining
1 tháng 4 2017 lúc 20:32

+ Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu )n
+ Các biện pháp cải tạo:
- Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
- Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
- Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).

Bình luận (0)