Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 25
Điểm GP 7
Điểm SP 14

Người theo dõi (2)

Trang Moon
Lưu Đức Nhật

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Gợi ý :

1. Giới thiệu hoàn cảnh nạn đói và sự kiện Tràng có vợ:

            - Giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói ( người chết như ngã rạ, những đám người đói như những bóng ma,... ) thì Tràng lại nhặt được người đàn bà về làm vợ. Sự việc này này gây ngạc nhiên cho nhiều người dân xóm ngụ cư và trong đó có cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng.

2. Khi chưa biết người đàn bà là con dâu:

            - Bà cụ Rất ngạc nhiên, bà không hiểu vì sao lại có người dàn bà ngồi ngay ở giường con mình, không phải là cái Đục, mà lại chào mình bằng u...

3. Khi biết thị là con dâu:

            - Sau khi Tràng giới thiệu với bà, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự, hàng loạt tâm trạng ngổn ngang xuất hiện:

            + Bà mừng: vì con bà ( xấu trai, nhà nghèo ) mà cũng có được vợ.

            + Cảm thông cho người đàn bà: “Người ta có gặp bước đói khổ này mới lấy đến con nình...”

            + Tủi thân: Vì bà không làm tròn bổn phận dựng vợ gả chồng cho con.

            + Xót xa cho số kiếp của đứa con: lấy vợ ngay khi khốn khó bởi cái đói , cái chết.

            + Lo: Không biết chúng nó có qua khỏi được tao đoạn này không.

4. Từ tâm trạng của bà, ta nhận ra tình cảm sâu sắc của người mẹ: Điều đó lại càng được tô đậm thêm qua những cử chỉ, lời nói của bà:

            - Bữa cơm ngày đói bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.

            - Bà vun đắp hạnh phức cho đôi vợi chồng trẻ: “Khi nào rảnh, kiếm ít nứa, dan cái phên mà ngăn ra mày ạ”

            - Bày biểu con cách làm ăn: chuyện nuôi gà

            - Đặt vào lòng con một niềm tin vào cuộc sống, tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. May ra ông trời cho khá...

            - Khi khóc, bà vội quay ,mặt đi, bà không để con dâu nhìn thấy bà khóc...

5. Thông qua những biểu hiện về tâm trạng, nhà văn thể hiện vẻ đẹp trong tấm lòng của người mẹ. Đó là tình thương con rất mực, tinh thần cưu mang đùm bọc. Đó chính là nét đẹp thuần hậu nguyên thủy của người mẹ Việt Nam.

 

Câu trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Nguyên nhân chủ quan :

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

Do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đề ra đường lối cách mạng đúng

Đảng ta có quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám suốt 15 năm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua đấu tranh.

Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa.

 + Nguyên nhân khách quan :

 Chiến thắng của Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

-  Ý nghĩa lịch sử :

Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên độc lập, tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến dân tộc Lào và Campuchia.

- Bài học kinh nghiệm :

Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công nông.

Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, khi thời cơ đến chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.