Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Phan
Xem chi tiết
Lonely
8 tháng 9 2021 lúc 13:38

người thái:

Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. ... Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam.

người Ê đê:

Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. ... Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên.

người Chăm:

Người Chăm hay người Champa (Chăm Pa) (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàmngười Chiêmngười Chiêm Thànhngười Hời...,[4] hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc Đông Nam Á.

 

 

Tạ Đức Hưng
Xem chi tiết
Minh Hồng
8 tháng 4 2022 lúc 16:43

Refer

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kimcherry
8 tháng 4 2022 lúc 16:45

Tham khảo

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơnđánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kodo sinichi
8 tháng 4 2022 lúc 17:31

Refer

- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Linh Trần Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
8 tháng 4 2022 lúc 20:25

Tham khảo:

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:

 - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    - Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 1:38

- Chăm Panduranga hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga (Chăm Phan Rang); tổng số khoảng 119.000 người (Ninh thuận: 72.000; Bình Thuận: 47.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. (nguồn: vi.wikipedia.org)

- Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
12 tháng 12 2023 lúc 13:24

- Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Chăm.

- Thời gian tổ chức: tháng 7 lịch Chăm (cuối tháng 9 – đầu tháng 10 dương lịch)

- Địa điểm: làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Nguyễn Vũ Minh Hiếu
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
11 tháng 2 2020 lúc 10:47

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]

Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]

Khách vãng lai đã xóa
Kudo Shinichi
11 tháng 2 2020 lúc 10:47

Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]

Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]

Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]

Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]

Khách vãng lai đã xóa
Kudo Shinichi
11 tháng 2 2020 lúc 10:48

Ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 1459, niên hiệu Diên Ninh thứ 6, con đầu lòng của Lê Thái Tông là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang lên tường thành, rồi chia làm ba đường lẻn vào cung cấm làm binh biến. Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Lê Nghi Dân phong Bình Nguyên vương Tư Thành làm Gia vương (嘉王), và sai dựng phủ Gia Hưng bên trái nội cung để Tư Thành ở.[17][18]

Lê Nghi Dân lên ngôi, tin dùng các nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế, cho nên không được lòng dân và các đại thần văn võ[17]. Một nhóm các trọng thần là Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang muốn binh biến lật đổ Lê Nghi Dân nhưng việc bị bại lộ, tất cả đều bị giết.[19]

Sau đó, các huân hựu đại thần gồm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nhập nội Kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự Á thượng hầu Lê Lăng, Tư mã tham dự triều chính Đình thượng hầu Lê Niệm, Tổng tri ngự tiền hậu quân Á hầu Lê Nhân Thuận, Tổng tri ngự tiền trung quân Quan nội hầu Lê Nhân Khoái, Tổng tri ngự tiền thiện trạo doanh quân Quan phục hầu Trịnh Văn Sái, Thiêm tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Trịnh Đạc, Điện tiền ty đô chỉ huy Nguyễn Đức Trung, Thiết đột tả quân đại đội trưởng Nguyễn Yên, Nhập nội đại Hành khiển Lê Vĩnh Trường, Điện tiền ty chỉ huy Lê Yên, Lê Giải... cùng bàn với nhau làm binh biến, lật đổ Lê Nghi Dân.[20]

Ngày 6 tháng 6, năm Canh Thìn (1460), các quan vào ngồi ở nghị sự đường ngoài cửa Sùng vũ. Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết hai người cầm đầu là Đồn, Ban trước Nghị sự đường. Sau đó, hai ông sai đóng các cửa, mỗi người đem cấm binh dẹp nội loạn, giết bè đảng của Trần Lăng hơn 100 người. Binh biến thành công, nhóm đại thần bức tử Lê Nghi Dân, rồi bàn với nhau rằng:[20]

Ngôi trời khó khăn, thần khí rất trọng, nếu không phải là bậc đại đức, thì sao có thể kham nổi. Nay Gia vương thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược, hơn hẳn mọi người, các vương không ai so được, lòng người đều theo, đã biết ý trời đã quyết.

— Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ

Ngày 18 tháng 6 âm lịch (tức 26 tháng 6 dương lịch) năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế ở điện Tường Quang, đổi ngay niên hiệu thành Quang Thuận (光順) mà không cần đợi sang năm sau. Ông còn xưng hiệu là Thiên Nam Động chủ (天南洞主), Đạo Am chủ nhân (道庵主人), Tao Đàn nguyên súy (騷壇元帥), ngoài ra lấy tên Lê Hạo (黎灝) để dùng trong các văn kiện ngoại giao với Trung Quốc.[21] Vừa lên ngôi, ông ban chiếu đại xá thiên hạ, xử tử tướng cai quản cấm binh là Lê Đắc Ninh vì tiếp tay cho Nghi Dân đảo chính cướp ngôi, đồng thời truy phong Nội quan Đào Biểu (người đã tử tiết cùng Nhân Tông trong đêm đảo chính) tước 1 tư và ban 5 mẫu ruộng công để cúng tế. Ngay sau đó, tân hoàng đế làm lễ phát tang cho Lê Nhân Tông, rước bài vị vào thờ trong Thái miếu, và dâng tôn hiệu là Nhân Tông Tuyên Hoàng đế. Mẹ Nhân Tông cũng được đặt thụy là Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước đó trời đã lâu không mưa, nhưng vào đêm sau khi rước bài vị Nhân Tông vào Thái miếu, trời mưa lớn.[20]

Tháng 7 âm lịch năm 1460, Lê Thánh Tông muốn đảm bảo an ninh trong nội cung, đề phòng sự tái diễn của vụ ám sát Lê Nhân Tông, nên ông ban lệnh cho quan lại, nhân viên ở Nội mật viện cùng các cung nhân rằng: "Từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc cung thì không được lén lút tiết lộ ra trước cho người ngoài và con thân thích".[22][23]

Ngày 1 tháng 10 âm lịch năm 1460, Lê Thánh Tông thăng quan tước cho các công thần đã tham gia đảo chính Lê Nghi Dân, trong đó Nguyễn Xí là Quỳ quận công, Đinh Liệt là Lân quận công, Thái bảo Lỗ Sơn hầu Lê Niệm là Thái phó, Kỳ quận công Lê Thọ Vực là Tả Đô đốc tham nghị triều chính chưởng Điện tiền ty; Nguyễn Lỗi là Đại Đô đốc Chưởng Hình bộ, Lê Khang là Văn Chấn hầu. Ngày 11 tháng 10 âm lịch ông lại ban tặng ruộng đất cho 30 vị công thần. Sử sách thuật lại Nguyễn Xí và Đinh Liệt đều nhận 350 mẫu ruộng, Lê Lăng được nhận 300 mẫu,Lê Niệm nhận 200 mẫu, Lê Nhân Thuận nhận 150 mẫu, Lê Thọ Vực, Nguyễn Sư Hồi và Lê Nhân Khoái, Nguyễn Kế Sài đều nhận 130 mẫu.[24] Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có lời bàn về những quyết định của Lê Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi:

Khi vua mới lên ngôi, dâng tôn hiệu cho Nhân Tông, đặt huy hiệu cho Tuyên Từ. Đào Biểu tử tiết thì đặc ân nêu gương, Đắc Ninh theo nghịch thì nghiêm khắc giết bỏ. Những chính sự phiền nhiễu đều bãi hết, những hình pháp bạo ngược đều bỏ cả. Vì thế, mới sửa chữa luân thường cho mọi người, chỉnh đốn được giường mối của nhà vua.

— Đại Việt Sử ký Toàn thư[25]

Tuy nhiên, với những người đảo chính Nghi Dân trước đó bị thất bại và bị Nghi Dân giết như Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang, khi Nguyễn Xí đề nghị truy phong tiết liệt cho họ thì Lê Thánh Tông không chấp thuận, ngược lại vào tháng 10 năm 1460, ông còn ban ý chỉ coi việc họ binh biến thất bại như tội thần:[26]

"Đã xem hết tờ tâu, trong ấy có xin cho bọn Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang theo như lệ công thần đã mất, nhưng câu ấy còn có thể bẻ lại được, là vì khoảng năm Diên Ninh, Đỗ Bí, Lê Ê ở chức cao nhất vào hàng tể thần; Lê Ngang, Lê Thụ tay cầm cấm quân, giữ việc an nguy, đáng lẽ phải dẹp yên giặc loạn, chuyển nguy thành an mới phải, thế mà chỉ biết sắp gà vào trong nồi mà để cá kình lọt ra ngoài lưới. Đến sau mưu việc không kín, đến nỗi phải phơi thây ở bên đường. Đó lại thêm một tội khác trong các tội của bọn Bí, Ngang, có khác gì tội giết vua của Triệu Thuẫn ngày xưa, sau được để cùng với những công thần đã mất?"

Trước đây qua các đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân, triều đình đã nhiều năm chứng kiến sự xung đột giữa các thế lực công thần-võ tướng gốc Lam Sơn với nhau, cũng như giữa công thần Lam Sơn với tầng lớp quan Nho học mới. Đến khi Thánh Tông lên ngôi, phe tướng lĩnh Lam Sơn đã suy yếu sau một thế hệ đấu đá. Mặc dù vậy, Thái úy Nguyễn Xí, công thần Lam Sơn và cũng là một trong những người chính đưa Thánh Tông lên ngôi, vẫn nắm ảnh hưởng lớn trong triều đình cho đến khi mất năm 1465. Thánh Tông cần trông cậy vào Nguyễn Xí để giữ gìn ngai vị mà ông mới đạt được.[27] Tháng 3 âm lịch năm 1462, con Nguyễn Xí là Nguyễn Sư Hồi làm thơ vứt ra đường, vu cho các đại thần gốc Lam Sơn khác là Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái và Lê Thọ Vực làm phản. Bài thơ chưa kịp lưu truyền thì bị bại lộ. Cả 4 đại thần bị vu oan đều xin trị tội Sư Hồi, nhưng nhà vua phải bênh vực, che chở tội lỗi cho người này.[28] Tháng 8 âm lịch năm 1462, Thánh Tông kết án xử tử Lê Lăng – người thuộc phe đối lập Nguyễn Xí trong nhóm công thần Lam Sơn[29], vì từng có ý lập con thứ hai của Lê Thái Tông là Cung vương Khắc Xương.[30]. Tuy nhiên, sau khi Nguyễn Xí chết (1465), tên tuổi Sư Hồi biến mất khỏi sử sách, và giới tướng lĩnh chịu vào khuôn phép hơn. Cùng lúc đó, tầng lớp văn quan được tuyển cử qua các kỳ thi Nho học ngày càng lớn mạnh, tạo nên một chỗ dựa mới cho hoàng đế trong việc trị quốc. Để lấy được sự nể sợ và phục tùng của các sĩ phu vốn tự phụ vào kiến thức sách vở và chữ nghĩa của mình, Thánh Tông đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc của mình đối với Nho học, cũng như bằng những động thái răn đe như đái vào mũ quan như Hán Cao Tổ đã làm.[31][27]

Người anh khác mẹ còn sống duy nhất của Thánh Tông là Lê Khắc Xương giữ tước Cung vương trong vòng 14 năm đầu triều ông; đến tháng 6 âm lịch năm 1476, hoàng đế khép Khắc Xương vào tội âm mưu phản nghịch, rồi xuống chiếu bắt giam. Ngày 6 tháng 8 âm lịch năm đó, Lê Khắc Xương lâm bệnh mất.[32] Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan Đại Việt đời Lê Trung hưng có phê phán Lê Thánh Tông vì "tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái".[10]

Đời vua Lê Thánh Tông dùng hai niên hiệu, đầu tiên là Quang Thuận (1460–1469), sau đổi là Hồng Đức (洪德 1470–1497).[33]

Khách vãng lai đã xóa
Duy Cời
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

nhunhi
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
24 tháng 11 2023 lúc 23:17

Tham khảo

- Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Người Mông thường tổ chức lễ hội Gầu Tào để tạ ơn thần linh vì đã ban cho họ con cái, sức khỏe, mùa màng bội thu,…

- Hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng,.... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,...

+ Chợ phiên của ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường họp vào những ngày nhất định; hàng hóa tại đây phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương.

+ Người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điệu múa, hát đặc sắc, như: hát then, múa xòe,…