Những câu hỏi liên quan
Hậu trần
Xem chi tiết
Hquynh
29 tháng 1 2021 lúc 19:27

   Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ nhớ rừng của thế lữ  

                                                     Bài làm                                           

Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng.

Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất của cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sống thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.

… Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chi là lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợt vô tư lự.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối.........Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là đoạn tuyệt bút nhất của “Nhớ rừng”. Bốn bức tranh là nỗi hoài niệm tiếc nuối, uất hận, bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiến dữ dội. Mà đáng kể nhất là bức tranh thứ nhất và bức thứ tư. Chữ “nào đâu…” là một lời than tiếc nuối ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của những đêm vàng bên bờ suối và hợp với dáng điệu say mồi và vẫn rất hào hoa nghệ sĩ: “ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan”. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội oai linh.

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu hào hùng của bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú. Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xóm là kỳ phùng địch thủ: vầng thái dương.

Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc tráng ca dữ dội.

(Giảng văn Văn học Việt Nam – Chu Văn Sơn): "Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thế thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng ngắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính họa. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 1 2021 lúc 19:52

Em tham khảo :

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bình luận (0)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
6 tháng 1 2018 lúc 15:42

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
6 tháng 1 2018 lúc 18:08

''Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay''

Bằng hy vọng mong manh,chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn ngồi đó,kiên trì,nhẫn lại,mong mỏi có khách đến. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng đó là dáng đi của người qua đường. Không ai còn chú ý đến sự có mặt của ông đồ nữa. Hình ảnh ông đồ đã trở thành ông đồ xưa rồi. Dường như chỉ có duy nhất tác giả đang dõi mắt theo ông mà thương cảm,ngậm ngùi. Phố vẫn đông người qua lại,chỉ khác là mọi người''không ai hay'' về sự có mặt của ông đồ. Còn đâu cảnh xúm xít,còn đâu những lời tấm tắc khen ngợi,..Và chính sự thay đổi của thời thế ấy đã xua đuổi ông đồ vào thế giới của lá vàng và mưa bụi. Từng đợt lá vàng rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật khiến người đọc xót xa vô cùng. Khung cảnh hoang vắng đến thê lương! Lúc này chỉ có ông đồ ngồi đấy,một mình mình biết,một mình mình buồn;sầu tủi trước sự lạc lõng,cô đơn giữa dòng đời. Hình ảnh ''lá vàng rơi'' gợi đến cho người đọc cảm nhận về sự tàn phai. Đó là sự tàn lụi của thời huy hoàng của Nho học. Chao ôi!xót xa làm sao!Ngậm ngùi biết mấy!Bút pháp tả cảnh ngụ tình cho ta cành hiểu rõ hơn về nỗi sầu tủi,cô dơn,tuyệt vọng của ông đồ.

Bình luận (0)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
O=C=O
6 tháng 1 2018 lúc 16:03

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “ từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.Và khi thời thế đã đổi thay, Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Bình luận (0)
Đạt Trần
6 tháng 1 2018 lúc 16:59

Vũ Đình Liên(1913-1996), quê ở Hải Dương, sống tại Hà Nội. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ Mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Trong cuộc đời, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng có lẽ bài thơ tiêu biểu nhất vẫn là Ông đồ - một bài thơ giàu sự cảm thông và nỗi tiếc nhớ.
Người xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo.
Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Cặp từ “mỗi”…” lại” cho ta thấy sự xuất hiện của ông đồ thường xuyên, đều đặn. Hoa đào từ lâu đã trở thành một tín hiệu để báo tin mùa xuân về. Bởi vậy nói” hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua lại. Chỉ bằng vài nét đơn sơ, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung ông đồ với tất cả vẻ đẹp thanh cao, đậm một tâm tình người già.

Bình luận (0)
Lợi Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 20:40

Em tham khảo:

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? 

Bình luận (0)
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
24 tháng 1 2022 lúc 20:41

Tham khảo:

Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừngViết đ​oạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài nhớ rừng của Thế Lữ trong đoạn văn có sd câu cảm thán Theo dõi Vi phạm Trả lời (1) Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói "đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.

Bình luận (0)
︵✰Ah
24 tháng 1 2022 lúc 20:41

Tham Khảo 

Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Lê thị phương loan
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
4 tháng 9 2018 lúc 19:32

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

Bình luận (0)
Khanh Tran Khanh
Xem chi tiết
Chanh Xanh
27 tháng 1 2022 lúc 16:14

Tham khao

 

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. 

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có

Bình luận (1)
minh nguyet
27 tháng 1 2022 lúc 16:15

Em tham khảo:

     Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối  huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.  Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là  đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình. 

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết