Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Do Kyung Soo

Chọn 1 đoạn thơ em cho là hay và thích nhất , viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó ( trong bài thơ " Ông đồ" - Vũ Đình Liên )

giúp mk vs mk đang cần gấp

O=C=O
6 tháng 1 2018 lúc 16:03

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “ từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.Và khi thời thế đã đổi thay, Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Bình luận (0)
Đạt Trần
6 tháng 1 2018 lúc 16:59

Vũ Đình Liên(1913-1996), quê ở Hải Dương, sống tại Hà Nội. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ Mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Trong cuộc đời, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng có lẽ bài thơ tiêu biểu nhất vẫn là Ông đồ - một bài thơ giàu sự cảm thông và nỗi tiếc nhớ.
Người xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo.
Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Cặp từ “mỗi”…” lại” cho ta thấy sự xuất hiện của ông đồ thường xuyên, đều đặn. Hoa đào từ lâu đã trở thành một tín hiệu để báo tin mùa xuân về. Bởi vậy nói” hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua lại. Chỉ bằng vài nét đơn sơ, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung ông đồ với tất cả vẻ đẹp thanh cao, đậm một tâm tình người già.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Linh Đỗ
Xem chi tiết
Lê Bích Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Quỳnh
Xem chi tiết
Hô Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
lyn lyn
Xem chi tiết
Do Kyung Soo
Xem chi tiết