tác phẩm: ''cô bé bán diêm'' sử dụng phương thức biểu đạt nào?vì sao lại sử dụng pp biểu đạt ấy?
b) khung cảnh thiên nhiên được thể hiện qua chi tiết nào đã hiện lên 1 cô bé ra sao.qua đó thể hiện nghệ thuật gì?
tác phẩm: ''cô bé bán diêm'' sử dụng phương thức biểu đạt nào?vì sao lại sử dụng pp biểu đạt ấy?
b) khung cảnh thiên nhiên được thể hiện qua chi tiết nào đã hiện lên 1 cô bé ra sao.qua đó thể hiện nghệ thuật gì?
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
-Những hình ảnh đối lập:
Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay >< Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
Ngoài đường lạnh buốt và tối đen
Trời đông giá rét tuyết rơi >< Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống
Cô bé đầu trần chân đât
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì >< Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
~>Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
-Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại
-Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế
=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
giọng đọc của tác phẩm cô bé bán diêm?
giọng của cô bé bán diêm ấm áp, nhẹ nhàng nhưng toát lên được vẻ đau khổ. Nên nhập tâm vào lời ns của nhân vật này. Ns lên khát khao ước mơ của cô bé bán diêm
mk k piết đúng k nữa ?
chúc bạn học tốt
Giọng đọc âm áp, toát lên sự nhẹ nhàng theo văn bản.
Đọc với giọng chậm, cảm thông
Chúc bạn học tốt!
Văn bản " Cô bé bán diêm" gồm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
3 phần:
Từ đầu ---> cứng đờ ra : Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
Câu tiếp theo ----> về chầu thượng đế : những lần quẹt diêm
Còn lại : cái chết của cô bé bán diêm
Chúc bạn học tốt!
-Phần 1:Từ đầu đến cứng đờ ra.Nội dung đoạn này là:Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
-Phần 2:Từ Chà! đến về chậu Thượng đế.Nội dung đoạn này là:Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng(trong tâm).
-Phần 3:Đoạn còn lại.Nội dung đoạn này là:Cái chết thương tâm của em bé.
*Phần 2 có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm.Bốn lần đầu,mỗi lần quẹt 1 que diêm.Lần thứ 5 quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua các chi tiết em bé chỉ bật 1 que diêm cho lò sưởi, thức ăn, cây thông Nô-en; nhưng lại bật cả que diêm để níu kéo bà em ???
mọi người giúp mình trả lời được không ạ ??? cảm ơn
tiện thể mọi người aj chơi face kết pạn mk nak
Nhà văn muốn gửi gắm là học sinh thì tự tìm hiểu lấy
Vì có lẽ đối vs cô bé bà còn quan trọng hơn rất nhiều so vs những thứ kia
Bởi vì tình cảm mà cô bé dành cho bà, đó là một thứ tình cảm tha thiết, sâu đậm và có lẽ đối với cô bé, của cải vật chất không thể nào so sánh được với người bà kính yêu của mình. :D :D:)))
tại sao cô bé cố níu giữ mộng tưởng cuối cùng?(vban Cô bé bán diêm)
Bởi vì cô bé chán cảnh nghèo khổ, túng thiếu, có gia đình mà cũng như không có gia đình. Mọi sự lạnh lẽo, khó khăn sẽ tan biến khi cô bé gặp bà và được đi theo bà.
cô bé cố níu giữ mộng tưởng cuối cùng là để cô bé có thể gặp được người bà yêu quý của mình lâu hơn
mình nghĩ cô bé muốn níu giữ mộng tưởng cuối cùng là vì cuộc sống quá khó khăn khiến cô bé luôn nhớ tới nhưng kỉ niệm ngày xưa lúc ở bên bà và khi nhìn thấy bà cô bé không muốn rời xa bà vì tình yêu thương và cô bé đã đi cùng bà khi cố níu giữ mộng tưởng ấy. Mình cảm thấy câu hỏi của bạn rất hay!Và nghệ thuật kể truyển của A-đéc-xen thì vô cung tuỵet vời
tại sao cô bé lại bán diêm vào đêm giao thừa????
vì co cần bán diêm lấy tiền để kiếm sống và nuôi người bố nghiện ngập, cco bán diêm vì nhà nghèo mẹ bà mất sớm bố ko có nghề nghiệp
vì sắp tới đêm giao thừa đẻ có tiền mà mua đồ nên cô bé phải bán diêm vào đêm giao thừa
Tại sao cô bé bán diêm lại chết như vậy ? Vf qua sự ra đi cô bé nhà văn A-đéc-xen muốn nhắn nhủ điều j với toàn xã hội
-Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu
-
Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại?
Cô bé bán diêm chết như vậy tuy nhìn mỉm cười nhưng vô cùng đau đớn, khi một em bé nhỏ tuổi gặp cái chết do thiếu tình thương. Sự qua đời của cô bé cho ta cảm nhận nhà văn An-đec-xen nhắn nhủ rằng trẻ em cần tình yêu thương đùm bọc của gia đình, của cha mẹ. Ngoài ra nhà văn còn phê phán những kẻ làm cha, làm mẹ vô tâm để con cái làm lụng trong thời tiết giá rét nói riêng, phê phán những kẻ làm cha mẹ vô tâm nói chung.
tớ bổ sung thêm cho trần thành đạt nè: cũng phê phán xã hội vô cảm tuy vào đêm giao thừa mọi ng đi lại nhộn nhịp mà chẳng ai cho cô bé 1 mẩu bánh hay mua hộ em 1 bao diêm
phát biểu cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung
"Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"
- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
phát biểu cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung
BL
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
đoạn kết truyện nói lên cái gì mới được
@Nguyễn Thanh Vân
Bước 1: Bạn đưa chuột đến gần tên bạn muốn kéo vào, ở đây mình đưa chuột đến tên Mai Phương aNH
Bước 2: Nhấn giữ chuột và bạn kéo đên khung câu trả lời.
Bước 3: Kéo đến gần nút |, bn nhớ kéo càng gần càng tốt nhé!
Bước 4: Xong!