Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Mai Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 1 2018 lúc 20:45
Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng. Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tâm sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niềm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Bình luận (0)
Đạt Trần
6 tháng 1 2018 lúc 16:54

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.

Bình luận (0)
Kieu Diem
29 tháng 12 2018 lúc 12:52
Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng. Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tâm sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niềm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
Học nữa học mãi cố gắng...
29 tháng 12 2017 lúc 19:33

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

Bình luận (0)
Đạt Trần
6 tháng 1 2018 lúc 16:54

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.

Bình luận (1)
Nguyet My
12 tháng 1 2018 lúc 19:05

trong bài thơ ông đồ, nhà thơ đã sử dụng phép đối: "năm nay hoa đào nở/ lại thấy ông già" ,và "năm nay đào lại nở/không thấy ông đồ xưa"...hai câu đầu và khổ thơ tiếp theo nói về thời thịnh vượng của ông đồ, lúc đó ông đồ được người đời trọng vọng, kính ngưỡng. nhưng đến những khổ sau lại là sự lụi tàn của ông đồ, thông báo về sự vĩnh viễn vắng bóng của ông đồ trong c/s náo đương thời, mặc dù tết lại đến, hoa đào lại nở, thiên nhiên vẫn như vậy tồn tại, vẫn như vậy xinh đẹp. phép đối kết hợp với các ngôn ngữ bình dị, có tính khái quát cao càng làm người đọc thêm hiểu về tâm trạng của tác giả. các phép đối trong bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngậm ngùi của tác giả. tác giả tự vấn như mmootj lời than thở: "nhũng người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bh", câu hỏi tu từ ấy thể hiện niềm thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ, hồn họ đi đâu? hồn họ đã đi vào dĩ vãng, họ là"cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn". tác giả tiếc nuối cái cảnh cụ ngườ xưa, tiếc nhớ cũng nhớ nhung da diết một giá trị văn hoá cổ truyền đã mất.

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 1 2019 lúc 20:38

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay” - Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
3 tháng 1 2019 lúc 20:50

- Gợi đến cho người đọc sự thương tiếc cho ông đồ, sự luyến tiếc khi mất đi một hình ảnh gắn liền với tinh thần truyền thống dân tộc. Những mực tàu, giấy đỏ không còn nữa vì hình ảnh ông đồ viết chữ nho, chơi chữ đã chìm vào quên lãng của mọi người, từ đó hai hình ảnh đối lập ( thời kì vàng son - thời kì lụi tàn) giúp bài thơ có sức lay động và tạo nỗi thương cảm ông đồ cho người đọc

Bình luận (0)
Đạt Trần
3 tháng 1 2019 lúc 21:30

Đó là những vần thơ ngũ ngôn bình dị, chẳng một chút đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm bề sâu, ngập tràn xúc cảm, đã làm lay động trái tim, khơi gợi niềm thương từ biết bao thế hệ. Khổ thơ bốn, có lẽ là một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong thi phẩm này- một khổ thơ lê thê nỗi buồn, lắng đọng niềm thương tiếc "trích khổ gần cuối ra" b-(
Vẫn góc phố ấy, vẫn con người ấy, vẫn tờ giấy đỏ, vẫn nghiên mực đầy, chỉ có điều, những con người chuộng chữ, những con người mặn mà với nét chữ phượng múa uyển chuyển thiêng liêng giờ đã chẳng còn nhiều, góc phố vắng hoe, công việc cầm chừng, khung cảnh buồn hiu và cô quạnh, ông đồ thì "vẫn" ngồi đấy, kiên trì và nhẫn nại đến lạ thường, ông tưởng như đang ở một thế giới khác, cách biệt với thực tại, chẳng khác một cái thể lạc lõng đang loãng dần vào không gian, đáng thương khôn xiết. Nỗi buồn lê thê của kẻ mang sầu vỡ òa ra không gian, thấm vào lá vàng rơi, quyện vào mưa lạnh buốt, câu thơ thấm nỗi buồn bâng khuâng, tiếngmuwa rơi trong chữ mà vang vọng tới tận đáy lòng
Thời gian đi những bước tuần hoàn : năm trước đào nở, năm nay đào cũng chẳng tàn dù cho nhân vật trữ tình đã bước vào cõi bằng an, cõi bằng an ở đây, phải chăng là cái miền quên lãng. Chi tiết cuối hoàn thiện nốt một họa phẩm buồn(mỗi năm.lại thấy, mỗi năm mỗi vắng....lại nở ) đồng thời cũng là điểm cuối của vòng tròn tạo hóa : thịnh suy - huy hoàng- vang bóng) Đọc mà bỗng nhớ một vần thơ Thôi Hiệu cổ
" Hoa đào năm ngoái còn cười gióddooong "
Từ nay, hinbfh ảnh ông đồ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng bên góc đường nhộn nhịp. Câu thơ cuối như lời tự vấn ngậm ngùi, tràn ngập niềm thương cảm sâu sa. Chữ "hồn" là một cách gọi rất Viêt , gợi đúng những cái đã qua nhưng còn lại mãi, hồn là bất tử, văn hóa chỉ có thăng trầm mà không có mất đi , câu thơ đã chạm vào dòng tâm linh giống nòi nên tha thiết mãi (cái này cô cho chép b-( )
* có người nói, khổ thơ cuối thể hiện bi kịch lớn nhất của ông đồ : đó là ông chịu chết khi còn sống và chỉ chết khi không còn còn chỗ sống, ông không thể chấp nhận thực tại, không thể chấp nhận thực tại, cái vòng khắc nghiệt của tạo hóa...

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 22:49

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Đó là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là thời kì vàng son của ông đồ: ông được trổtài hoa tay thạo những nét, như phượng múa rồng bay cùng với bức tranh xuân tươi thắm, rực rỡ, đông vui, nhộn nhịp. Còn hiện tại, là hình ảnh ông đồ bị người đời lãng quên, bức tranh xuân thảm đạm, buồn sầu:
...Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay...
Hai câu thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự árn ảnh ngày tàn của nền Nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.
Ởđây, Vũ Đình Liên cho ta thấy, nỗi buồn của ông đồ không chỉ lắng đọng trong nghiên mực, bút lông, trên tờ giấy. Nỗi buồn ấy còn lan tỏa tràn ngập khắp không gian. Giữa mùa xuân mà người đọc như thoáng gặp tiết thu hiu hắt khi Lá vàng rơi trên giấy. Xưa nay lá vàng rơi là tín hiệu của mùa thu, thế mà ởđâygiữa trời xuân, thả vào trang giấy hay nỗi buồn từ lòng người đang rơi xuống, rụng xuống, thương cho một lớp người, hoài tiếc cho một giá trị văn hóa đang tàn dan trong sự lãng quên.
Bên hè phố, nơi ông đồ vẫn ngồi đấy, lá vàng rơi trên giấy, còn ngoài kia ngoài trời, không gian mênh mông cũng nhuốm nỗi buồn đến não nề: mưa bụi bay.
Ta đã từng gặp hạt mưa xuân phơi phới bay giăng khắp lòng người thiếu nữ trong đêm hội chèo mùa xuân ở thơ Nguyễn Bính, còn đây là mưa bụi bay, mưa không ướt áo ai mà gợi lên nỗi buồn tê tái. Hơn nửa thế kỉ qua rồi mà hạt mưa ấy vẫn khiến người đọc tái tê.
Hai hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay giàu giá trị tạo hình vẽ nên bức tranh xuân mà lặng lẽ âm thầm với gam màu nhạt nhòa, xám xịt, lạnh lẽo.
Giữa dòng đời rộn rã, ông đồ vẫn ngồi đấy mà trong ông đang là một tấn bi kịch, một sự sụp đỗ. Trời đất cũng ảm đạm như lòng ông. Mọi người lãng quên ông và dường như cả ông nữa cũng chìm trong quên lãng đến ngẩn ngơ vì những tờ giấy đỏ của ông hứng lấy nỗi buồn của lá vàng rơi, ông cũng chẳng buồn nhặt bỏ đi vì còn ai thuê viết...
Ngoài trời mưa bụi bay, câu thơ bình dị nhưng lại là câu thơ mang nặng tâm trạng. Mưa không phải mưa to gió lớn, mà chỉ là mưa bụi bay. Cơn mưa không tạo nên sự âm áp, tươi vui của mùa xuân mà lạnh lẽo, cô đơn.
Hai thế kỉ trước, có Đỗ Mục nhà thơ đời Đường viết bài Thanh minh có câu:
Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thẳm nỗi buồn xót xa
Mưa bụi bay, man mác thế thôi mà trong câu thơ của Vũ Đình Liên đầy ám ảnh, day dứt. Mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người.
Đây có thểcoi là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Thế mới biết sức sống của thơ ca là ở tài năng sử dụng ngôn ngữ và quan trọng hơn là sự đồng cảm với vui buồn của con người.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 9:55

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Bình luận (0)
Hàn Thất Lục
Xem chi tiết
Hàn Thất Lục
27 tháng 12 2018 lúc 21:37
Bình luận (0)
Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 21:41

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
27 tháng 12 2018 lúc 21:41

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2019 lúc 12:17

Khung cảnh ngày Tết:

    + Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh

    + Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần

    + Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết

- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”

- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta

- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:56

/hoi-dap/question/120275.html

Bình luận (0)
Đặng An
9 tháng 11 2016 lúc 20:57

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu

Bình luận (1)