Những câu hỏi liên quan
Bình Phạm
Xem chi tiết
Như Nguyệt
23 tháng 1 2022 lúc 21:15

->Tục ngữ những câu nói ngắn gọn :Đồng ý vì thường mik thấy các câu tục ngữ đều ngắn từ 5-7 câu

->Còn lại bn tự làm :D 

Bình luận (1)
Lê Tú
Xem chi tiết
Trần Đỉnh Khiêm
25 tháng 4 2018 lúc 20:13

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
6 tháng 1 2021 lúc 10:05

- Em đồng ý với ý kiến: (c), (đ), (e)

Bởi vì những ý kiến đó là thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ đóng thuế mà pháp luật quy định.

- Em không đồng ý với ý kiến: (a), (b), (d)

Bởi vì công dân không được phép kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm; dù buôn bán nhỏ cũng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

Bình luận (0)
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 12:41
1.    Mở bài: –    Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. –    Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. –    Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2.    Thân bài:  a.Giải thích: 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

 + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: –    Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. –    Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: –    Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. –    Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng) b.Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia dinh: –    Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. –    Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) + Quan hệ trong xã hội: –    Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) –    Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) –    Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: –    Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. –    Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
Bình luận (0)
Lê Phương Anh
17 tháng 9 2016 lúc 20:13
 DÀN Ý:1-Mở bài:- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)2-Thân bài:a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ,dễ hiểuc- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứđầy đủ để bài thuyết phục)-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ quavề họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thểnhư:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng địnhlại ý kiến.- Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giốngnhư hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")3- Kết bài- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết baobài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xãhội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Bình luận (0)
Triệu Thị Phương
21 tháng 2 2018 lúc 20:57
1. Mở bài: – Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. – Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. – Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2. Thân bài: a.Giải thích:

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: – Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. – Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: – Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. – Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng) b.Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia dinh: – Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. – Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) + Quan hệ trong xã hội: – Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) – Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) – Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: – Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. – Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
Bình luận (0)
Trần Ngọc Phương Hà
Xem chi tiết
Minh Tú sét boi
10 tháng 5 2022 lúc 19:30

Trả lời: Virus không hẳn là vật thể không sống, vì chúng vẫn có khả năng nhân lên và gây bệnh cho sinh vật khi xâm nhập vào các sinh vật khác.

Chúc học tốt!

Bình luận (0)
khoa trịnh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
5 tháng 1 2021 lúc 16:42

Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.

Bình luận (0)
Huy Nguyen
28 tháng 1 2021 lúc 19:47

Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.

Bình luận (0)
tam le
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
31 tháng 3 2022 lúc 10:26

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập rất phong phú, trong đó “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một “sàng khôn” mới là điều đáng nói.

Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với chỗ sống hằng ngày. “Sang” là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sang khôn” cũng hiểu như vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân. Đồng thời, câu tục ngữ cũng nói lên ước mơ của ông cha ta xưa – người nông dân quanh năm, ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, luỹ tre, con trâu, cái cày,… Họ mong được đi, được mở mang đầu óc của mình : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bởi đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng thế mà có câu :

“Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

 

Đó cũng nhằm khuyến khích chúng ta đi đây đi đó để thu thập vốn sống. Ngoài việc học kiến thức lí thuyết trong sách vở, ở trường, ở lớp… việc học ở thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại ích lợi. Ở đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, sẽ biến việc đi lại thành ra vô nghĩa, một thân, vất vả mà chẳng được ích lợi gì. Từ đó, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu không phải là đi nhiều, đi ít mà mỗi con người, cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã hội để làm mình trở nên hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống, ai cũng cần kiến thức, và cũng có rất nhiều cách học, phương pháp học khác nhau, nhưng quả thực, kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ trên rất có ý nghĩa. Bước ra đường đời, không phải lúc nào cũng áp dụng câu tục ngữ một cách công thức, lí thuyết, mà nhiều khi cách xử lí lại nằm ở vốn sống thực tế. Bởi vậy, chỉ có đi lại, học hỏi, mới có những kiến thức, vốn liếng như thế.

 

Nhìn vào, nhiều người dễ lầm tưởng câu tục ngữ và nhận định của bạn trái ngược, nhưng thực chất nó lại bổ sung cho nhau. Chúng đều mang ý nghĩa khích lệ ta chịu khó, tích cực học hỏi ngoài đời.

Đối với học sinh, sinh viên, quan điểm trên càng trở nên có giá trị, bởi trong tương lai, đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần có cách xử lí, ứng dụng thông minh trong thực tế. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng như ý kiến của bạn kia đều là bài học quý giá cho mỗi chúng ta.

Tục ngữ có câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn Nhưng có bạn nói Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào

Bình luận (0)
Jami Kuromi
Xem chi tiết
Bảo Trâm
23 tháng 3 2021 lúc 20:44

Tham khảo trên internet đầy bn 

Dành khoảng 5 min surf là có cả

Bình luận (1)
Lê Huy Tường
23 tháng 3 2021 lúc 20:46

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Bình luận (1)
Luu Hoang Van
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
22 tháng 8 2017 lúc 16:43
– Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng 5 – 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu… Theo tinh thần của những quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật vào ngày 8 – 8 – 1945 và đến ngày 14 – 8 – 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai…. – Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…. Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và các cường quốc tư bản… – Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Tại Liên hợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế… Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. – Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…
Bình luận (0)