Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

ERROR
8 tháng 11 2022 lúc 18:37

đề?

Bình luận (2)
ERROR
8 tháng 11 2022 lúc 18:42

Tham khảo :

https://vietjack.com/soan-van-lop-7/de-van-nghi-luan-va-viec-lap-y-cho-bai-van-nghi-luan.jsp

Bình luận (0)
gy hu
Xem chi tiết
khoa trịnh
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết
Dark_Hole
2 tháng 3 2022 lúc 15:52

Tham khảo: 

Trong những năm qua, các chương trình tình nguyện tại các trường đại học như: Mùa hè xanh, Thanh niên hiến máu tình nguyện….đang diễn ra với tốc độ cao. Những hành động đó thật cao cả mà các bạn sinh viên dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ sẵn sàng đánh đổi những mùa hè về bên gia đình để xách ba lô, mang theo tuổi trẻ đến những vùng cao để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là sự sẻ chia, một sự sẻ chia thật ý nghĩa và được mọi người ủng hộ. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. CHỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.Xã hội cần những tấm lòng biết yêu thương, biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Hằng năm có rất nhiều tấm lòng đã đến với nhân dân miền Trung trong những cơn bão. Sự mất mát, đau thương đè nặng lên đôi vai gầy của những người còn sống. Họ cần yêu thương, cần giúp đỡ và cần sẻ chia. Vậy hà cớ gì chúng ta không thể san sẻ bớt gánh nặng lớn lao ấy. Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội. Sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình

  
Bình luận (0)
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Minh Ngọc
12 tháng 2 2022 lúc 9:18

Tham khảo:

I.Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề nghị luận: nêu vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người. VD: "Sách rất quan trọng với con người, sách mang cho chúng ta tri thức, sáng mang cho chúng ta những cái tinh hoa, đúc kết của cha ông ta để lại, tưởng tượng nếu như không có sách thì nhân loại sẽ như thế nào...."
- Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ về sách, vd: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
II.Thân bài:
1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết
- Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại.
- Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau.
VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn…
+ Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,...
+ Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,….
2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán
- Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác.
- Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới.
- Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau.
- "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,...
=>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người.
3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người
- Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực
- Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,…
- Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người
4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người?
- Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách.
- Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích
- Loại bỏ những cuốn sách vô bổ
- Xem sách là người bạn lớn của con người
II.Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề: Sách sẽ mãi và luôn luôn là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức.
- Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng sách, sử dụng đúng cách để sách có thể trở thành một công cụ mang tri thức đến cho con người.

Bình luận (0)
Thị Quỳnh Như Nguyễn
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
10 tháng 2 2022 lúc 20:15

tham khảo

thề ko chép mạng chỉ copi trên gg thôi :) ( bạn có thể dượng theo dàn ý bài này làm )

 

1. Mở Bài- Tình bạn là tình cảm đẹp của con người.- Con người không thể sống mà thiếu tình bạn. 2. Thân Bàia. Tình bạn là gì?Là sự gắn kết của những người có cùng hoàn cảnh, sở thích, lý tưởng, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ lẫn nhau... b. Vì sao con người không thể sống thiếu tình bạn?· Tình bạn đem lại niềm vui.· Tình bạn là một trong những nguồn sức mạnh tinh thần.· Tình bạn chân thành là điều vô giá của con người.· Nếu thiếu tính bạn, con người thật lẻ loi, đơn đôc, khó có niềm vui trong cuộc sống. c. Làm thế nào để vun đắp tình bạn?· Trân trọng và luôn trung thực trong tình bạn.· Thẳng thắn giúp bạn nhận ra điều chưa đúng.· Cổ vũ khi bạn gặp khó khăn.· Sẵn lòng giúp đỡ bạn trong khả năng của mình. d. Phê phán:· Có những người chưa biết trân trọng tình bạn.· Ích kỷ và gian dối trong tình bạn là điều rất đáng tiếc. 3. Kết Bài· Tình bạn từ bao đời vẫn là một tình cảm cao đẹp của con người.· Cuộc sống không thể thiếu tình bạn, hãy luôn xây dựng và giữ gìn tình cảm này.
Bình luận (0)
gia hung nguyen
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
22 tháng 1 2022 lúc 16:31

Tham khảo

“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa. Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắc chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai

P/s: Lớp 7 đã học diễn dịch rồi à

Bình luận (1)
Trang Trần Mai
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
31 tháng 12 2021 lúc 21:05

tk

Môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Và còn là một vấn đề cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó gây ra những hiểm họa khôn lường, hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trên thế giới. Việt Nam chúng ta mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để tìm hướng giải quyết đúng đắn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng pháp luật, thể chế, cam kết, quy định… Ở đây ta chỉ bàn đến môi trường tự nhiên. Hiện trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta do các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một lượng khí cacbonic lớn, khói bụi xe và các loại động cơ khác… đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp… Việt Nam là một trong những nước bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người dân. Số lượng người sử dụng nước sạch chiếm tỷ lệ không lớn, các nguồn nước ao, hồ, sông suối, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm; âm thanh, tiếng ồn tại các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy nổi lên hai nguyên nhân. Trước hết là tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm họa thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ tăng… Thứ hai là do ý thức của con người, không tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy, xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, rác thải công nghiệp; một số cơ sở y tế đã thải ra ra rác thải y tế; một số đô thị đã thải ra rác thải sinh hoạt không phân hủy được…

Để giải quyết được vấn đề này, công tác tuyên truyền giáo dục phải được xem là công việc hàng đầu; làm cho các cấp, các ngành và người dân hiểu và nhiều hơn nữa về các tác hại ô nhiễm và hủy hoại môi trường mà con người là tác nhân gây ra. Gần đây có rất nhiều đơn vị vi phạm Luật Bảo vệ môi trường mang tính chất điển hình như: nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, một số nhà máy ở Khu công nghiệp Bình Dương… Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan tư pháp phải khẩn trương hướng dẫn thi hành pháp luật; thấy vướng ở đâu thì phải trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, giải quyết. Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định về hình thức và mức độ xử lý đối với các cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Đó là phạt tiền và bắt buộc áp dụng biện pháp khắc phục, tạm đình chỉ, di dời đi nơi khác, đình chỉ hoạt động, bồi thường thiệt hại; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp xử lý hình sự.

Tất nhiên, xử lý vi phạm chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục, tạo điều kiện để doanh nghiệp khắc phục bằng các biện pháp như hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ để cơ sở di dời phải cân nhắc vấn đề công ăn việc làm của người lao động, giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Cho nên việc xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Tài nguyên môi trường mà là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để môi trường sống của người Việt Nam không ngừng xanh, sạch, đẹp… Đó là những đòi hỏi cấp bách nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngày 5 tháng 6 hàng năm.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Liễu Lê thị
16 tháng 12 2021 lúc 22:09

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Vĩnh Phát
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
21 tháng 11 2021 lúc 17:39

Tham khảo!

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em. Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
 

Bình luận (0)