Những câu hỏi liên quan
nguyễn văn đức
Xem chi tiết
Thư Phan
22 tháng 12 2021 lúc 22:12

Tham khảo:

Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 - một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người dử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người. Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giàm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.  Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.

Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thâp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.

Minh Hồng
22 tháng 12 2021 lúc 22:12

Tham khảo

 

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu. Việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian.

Và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

 

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để chúng ta có thể sử dụng.

Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,…

Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đã chế tạo ra cây bút để nhờ đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Suri Bảo Trâm
Xem chi tiết
Etermintrude💫
29 tháng 3 2021 lúc 21:16

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

 

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam

minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 21:20

Tham khảo:

Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 - một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người dử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người. Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giàm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.  Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.

Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thâp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 1 lúc 21:35

Một số đồ dùng trong nhà em: Bàn, ghế, tủ, gương,.... Em thích dùng gương nhất, nhờ gương mà em có thể tự ngắm mình mỗi ngày.

Kiên Kiên Định
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thu
13 tháng 3 2021 lúc 9:49

trời ơi cứ lm khó đễ người ta hà

Khách vãng lai đã xóa
FG★Đào Đạt
Xem chi tiết
Shinichi Kudo
12 tháng 1 2021 lúc 19:58

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thúy Nga
12 tháng 1 2021 lúc 20:19

mình ko rõ lắm

Khách vãng lai đã xóa
Phí Nam Phong
1 tháng 2 2021 lúc 21:20

tất cả đồ dùng nào cũng quý...

                                                    BÀI LÀM

Ở trường có nguyên nhân

trước:

bàn và ghế mới 

vi tính và máy tính

sách vở và bài tập

bút viết và thước 

TKB   

sau:

cho keo vào ghế vẽ bậy lên bàn

Phòng tin học đầy rác

sách vở viết lung tung bài không làm bài tập

bút đập ra đôi thước kể bị gãy

TKB không soạn

vào cái kết :

ghi sổ đầu bài

viết bản kiểm điểm 

_________________THE END_______________

Khách vãng lai đã xóa
Đào Vũ Huyền Châm
Xem chi tiết
tui chơi tiktok nè (★彡ʈ...
15 tháng 12 2021 lúc 16:29

Mỗi lần tới lớp, đồ dùng không thể thiếu với em là chiếc cặp sách. Đó là món quà bố tặng em nhân dịp sinh nhật vừa qua. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương, in hình siêu nhân thật ngộ nghĩnh. Em thích nhất là chiếc cặp có nhiều ngăn, có thể đựng được nhiều sách vở. Đồng thời, mỗi ngăn đi kèm là một cái khoá kéo tiện lợi. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận.

Khách vãng lai đã xóa
Thiên Yết
Xem chi tiết
Phung Ngoc Cam Tu
Xem chi tiết
Vũ Phương Anh
16 tháng 1 2018 lúc 19:24

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: ” Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái

Kim
13 tháng 12 2017 lúc 19:58

Lên lớp ba, em được dùng bút máy. Đó là chiếc bút nhãn hiệu “Hoa sim”.

Bút bằng nhựa màu. Thân bút màu đỏ mận. Nắp bút màu xanh da trời, có cái cặp cài bằng kim loại óng ánh, rất xinh. Ngòi bút như lưỡi giáo sáng loáng có thể viết nét to, nét nhỏ, nét đậm, nét nhạt. Ruột bút là một ống nhựa nhỏ, dài, màu đen để đựng mực. Cô giáo Huệ hướng dẫn chúng em cách cầm bút, cách sử dụng bút máy, cách viết nét to, nét nhỏ. Sau mỗi tiết học, em lại “rửa mặt” cho bút máy. Em lấy giẻ mềm, lau nhẹ ngòi bút, rồi đóng nắp bút lại, cất vào cặp.

Từ ngày được viết bút máy “Hoa sim”, chữ của em đẹp hẳn lên. Cô giáo khen, bố mẹ khen em viết chữ đẹp, viết cẩn thận. Cái bút máy sẽ cùng em giành giải cao trong kì thi “Vở sạch, chữ đẹp” toàn trường sắp tới. Em luôn tự nhắc mình như thế.

 chúc bạn học tốt

Kim
13 tháng 12 2017 lúc 20:04

Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Còn tôi, tôi có cả một thế giới đồ chơi búp bê, gấu bông, xếp hình…Nhưng đồ chơi mà tôi thích nhất là một chú gấu bông tên là Mi – lu. Đó là quà của mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

Chú có một bộ lông trắng muốt điểm thêm mấy mảng màu hồng. Chú trông rất xinh và ngộ nghĩnh. Chú cao chỉ bằng đầu gối em (tôi), nhưng được nhồi rất nhiều bông nên lúc nào trông cũng mũm mĩm.

Đôi tai của chú giống như hai cái nấm dựng lên. Cặp mắt của Mi – lu đen láy. Cái mũi xinh xinh được gắn trên chiếc mõm nhỏ xinh. Ôi, khuôn mặt đó mới xinh làm sao.

Cổ chú đeo một chiếc vòng hoa do chính tay tôi làm và đeo vào cổ chú. Cái vòng có rất nhiều màu sắc: đỏ, hồng, vàng…Ở giữa đính một viên kim cương, hai cánh tay chú thì lúc nào cũng dang ra như đòi bế.

Hôm nào đi học về, điều đầu tiên tôi làm là chạy thật nhanh vào phóng bế chú lên và cọ cọ vào cái mũi của chú. Trời đã trở rét mà chú vẫn chưa có quần áo ấm để mặc nên tôi đã xin mẹ một ít vải rồi may cho chú một đôi tất màu hồng.

Tôi còn may cho chú một cái áo khoác để chú có thể đi dạo với tôi trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Trông chú cũng điệu lắm chứ.

Tôi rất yêu chú. Trong giấc mơ, tôi đã mơ thấy Milu nói với tôi rằng: “Chị ơi, em muốn sống với chị suốt đời”.

Mai Thị Đường
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Tâm An
26 tháng 2 2021 lúc 21:43

Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:

"Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)

Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...

Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.

Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.

Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.

Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.

Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:

Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít

Trầu có đầy sao gọi trầu không?

Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:

Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di

Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.

Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.

Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!

Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.

Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.

Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.

Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.

Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.

Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.

Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.

Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) 
Khách vãng lai đã xóa