Những câu hỏi liên quan
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
ncjocsnoev
29 tháng 10 2016 lúc 22:15

Câu 2 :
Miền núi là nơi có khí hậu nóng ẩm , trình độ dân trí còn thấp , máy móc thiết bị còn lạc hậu , người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như không có các loại thuốc trị bệnh ,... Tất cả các lí do đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển mạnh nên dễ xảy ra sốt rét .

@phynit

Bình luận (0)
ncjocsnoev
29 tháng 10 2016 lúc 22:15

Bạn tách từng câu ra đi

Mk giúp cho

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 10 2016 lúc 22:54

Câu 10: Trả lời:

Giun đũa sống kí sinh trong cơ thể người nên dù có lấy ra cũng rất khó mổ xẻ , ta chỉ có thể uống thuốc sổ giun vào để cho lớp vỏ cuticun của giun đũa bị hư và giun đũa cũng sẽ trở thành thức ăn bị tiêu hóa trong bụng người.

Bình luận (0)
Pimul Sakiko
Xem chi tiết
trần thôn nữ
27 tháng 10 2016 lúc 20:28

cái đây hôm bữa mink mới kiểm tra 1 tiết íhaha

Bình luận (0)
36	Võ Thanh Thảo
9 tháng 11 2021 lúc 18:54

v bạn có làm đc ko giãi thick cho mik t vs

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Ni Na
Xem chi tiết
Phương Thảo Nguyễn
17 tháng 5 2017 lúc 20:12
Sán lá gan - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ - Các giác bám phát triển Có hai nhánh ruột,không có hậu môn Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng Giun đũa - Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn) - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn - Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Minh Hiếu
8 tháng 11 2021 lúc 17:35

+Cơ thế giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bời các dịch tiêu hoá trong ruột non người
+Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất: ... – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
8 tháng 11 2021 lúc 17:36

Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

   - Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

   - Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

   - Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

   - Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

   - Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

Bình luận (0)
khanh le
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
12 tháng 12 2021 lúc 16:56

Tham khảo:

Ngành Giun dẹp - Bài 11. Sán lá gan - Hoc24

Ngành Giun tròn - Bài 13. Giun đũa - Hoc24

Ngành Giun đốt - Bài 15. Giun đất - Hoc24

Link các bài đây nhé

Bình luận (0)
Cuuemmontoan
12 tháng 12 2021 lúc 16:57

Tham khảo:
 

Đặc điểm của Sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh ở gan, mật của trâu bò là:

+Cơ thể dài dẹp, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển giúp sán lá gan bám chặt vào vật chủ.

+Có cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển giúp sán lá gan có thể chun dãn phồng dẹt cơ thể để chui rúc, luồn lách.

+ Hầu cơ khỏe dinh dưỡng nhanh

+ Đẻ nhiều trứng (4.000 trứng/ngày đêm), ấu trùng có khả năng sinh sản. Xâm nhập vào cơ thể trâu bò qua ăn uống.

Vòng đời của sán lá gan : Sán lá gan đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản thành nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào các cây cỏ thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây cỏ chứa kén sán sẽ nhiễm bệnh sán lá gan.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Mai Hiền
5 tháng 1 2021 lúc 11:33

Câu 1:

 

Sán lá gan

Giun đũa

Giun đất

Cấu tạo

+ Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, đối xứng 2 bên màu đỏ máu

+ Mắt, lông bơi tiêu giảm à thích nghi với đời sống kí sinh không di chuyển

+ Các giác bám phát triển à để bám vào vật chủ 

 

 Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

+ Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

 

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

- Có khoang cơ thể chính thức

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng

- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ

- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch

 

Di chuyển

Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

 

Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

- Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và tòan thân mà giun đất di chuyển được

 

Dinh dưỡng

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

   + Hầu cơ cơ khỏe

   + Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Kiểu dinh dưỡng: dị dưỡng : hút chất din dưỡng từ vật chủ 

 

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều → Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.

 

- Gun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

 

Sinh sản

- Sán lá gan lưỡng tính

- Cơ quan sinh dục phát triển, gồm 2 bộ phận: Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt

 

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

+ Con đực: 1 ống

+ Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

 

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng va tinh dịch trên đường đi

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắ hai đầu lại thành kén

- Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần 

 

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
5 tháng 1 2021 lúc 11:36

Câu 2:

Đặc điểm cấu tạo của trai sông:

a. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong

- 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ

- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong

b. Cơ thể trai

- Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động

- Cơ thể trai gồm:

  + Bên ngoài dưới lớp vỏ là áo trai, mặt trong áo trai tạo thành khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai, có ống hút và ống thoát nước.

  + Giữa là tấm mang

  + Trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai hình lưỡi rìu

Ý nghĩa của cách dinh dưỡng của trai sông đối với môi trường nước

Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò. 

Bình luận (0)
Mai Hiền
5 tháng 1 2021 lúc 11:39

Câu 3:

Quốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra đó là máu 

Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ  
Bình luận (0)
Sẵn sàng để có một người...
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
24 tháng 10 2018 lúc 19:35

3.

- Cơ thể hình trụ, gồm nhiều đốt,da có chất nhờn để chui luồn và giúp giảm ma sát khi di chuyển 
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt dùng để tỳ vào đất khi bò 
- Khi tìm kiếm thức ăn nếu gặp môi trường khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Bình luận (0)
MoonLght
Xem chi tiết
lê mai
1 tháng 11 2021 lúc 19:07
Sán lá ganGiun đũa
– Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ.– Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại (tiết diện ngang hình tròn).
– Các giác bám phát triển.– Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể.
– Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn.– Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
– Sinh sản: lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ trứng 4000 trứng mỗi ngày.

– Sinh sản: phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

 

Bình luận (2)
OH-YEAH^^
1 tháng 11 2021 lúc 19:09

Tham khảo

Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.

Bình luận (1)
tnnhッ
Xem chi tiết
chuche
13 tháng 12 2021 lúc 9:22

Tham Khảo:

 

a/ Giun đũa có đặc điểm cấu tạo khác với Sán lá gan

Giun đũa Sán lá gan

- Cơ thể hình ống như chiếc đũa - Cơ thể hình lá dẹp

- Có vỏ cuticun bao bọc cơ thể - Không có vỏ cuticun

- Có khoang cơ thể chưa chính thức - Chưa có khoang cơ thể

- Chỉ có cơ dọc - Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng, bụng

- Ruột thẳng, có hậu môn - Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Cơ quan sinh dục phân tính - Cơ quan sinh dục lưỡng tính

b/ Giun đũa gây tác hại đối với sức khỏe con người: 

- Hút chất dinh dưỡng của người

- Tiết độc tố vào cơ thể người

- Gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột, tắc ống mật

c/ Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người:;

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Giữ vệ sinh ăn uống, thân thể và môi trường

- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh

- Uống thuốc tẩy giun sán định kì 6 tháng một lần

Bình luận (3)
Đỗ Đức Hà
13 tháng 12 2021 lúc 9:25

Tham Khảo: a/ Giun đũa có đặc điểm cấu tạo khác với Sán lá gan Giun đũa Sán lá gan - Cơ thể hình ống như chiếc đũa - Cơ thể hình lá dẹp - Có vỏ cuticun bao bọc cơ thể - Không có vỏ cuticun - Có khoang cơ thể chưa chính thức - Chưa có khoang cơ thể - Chỉ có cơ dọc - Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng, bụng - Ruột thẳng, có hậu môn - Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn - Cơ quan sinh dục phân tính - Cơ quan sinh dục lưỡng tính b/ Giun đũa gây tác hại đối với sức khỏe con người: - Hút chất dinh dưỡng của người - Tiết độc tố vào cơ thể người - Gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột, tắc ống mật c/ Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người:; - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Giữ vệ sinh ăn uống, thân thể và môi trường - Đi vệ sinh đúng nơi qui định, xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh - Uống thuốc tẩy giun sán định kì 6 tháng một lần

Bình luận (0)
Sun ...
13 tháng 12 2021 lúc 9:27

TK

tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người:

+giun đũa lấy chất dinh dưỡng của con người,gây tắc ruột và tắc ống mật,tiết độc tố gây hại cho người nhiễm.

+có thể lây lan cho người khác

+nếu kí sinh trng đường hô hấp sẽ gây khó thở và có thể tử vong

Bình luận (2)
Hà Đức Huy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 10 2016 lúc 19:36
Câu 1 :- Cơ thể hình trụ, thuôn nhọn 2 đầu có thể dễ dàng chui rúc trong đất.- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển nên có thể luồn lách trong đất.- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.- Cách di dưỡng kiểu 2: giúp làm mềm đất thích nghi với đời sống trong đất. 
Bình luận (1)
Bình Trần Thị
21 tháng 10 2016 lúc 19:38

1. giun đũa :

_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
21 tháng 10 2016 lúc 19:50

Câu 2 :

* Phân biệt trùng kiết lị với trùng sốt rét :

- Trùng kiết lị :

+ Cấu tạo từ 1 tế bào

+ Có chân giả

+ Nuốt hồng cầu, sinh sản phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

+ Gây các vết loét ở niêm mạc ruột, làm người bệnh đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày , suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

- Trùng sốt rét :

+ Thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.

+ Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.

+ Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người.

+ Chúng chui vào hổng cầu để kí sinh và sinh sn cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hổng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật)

* San hô với sứa và thuỷ tức

- Sứa :

+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

+ Miệng ở phía dưới, có tế bào gai tự vệ

+ Di chuyển bằng cách co bóp dù

+ Tự dưỡng

- San hô :

+ Cơ thể hình trụ, thích nghi với đời sống bám cố định.

+ Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn

+ Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

+ Sinh sản vô tính và hữu tính

- Thuỷ tức :

+ Cơ thể hình trụ.

+ Đối xứng tỏa tròn.

+ Phần dưới là đế, bám vào giá thể.

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.

+ Di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.

* Giun đũa và sán lá gan :

Giun đũa:

- Kí sinh ở ruột non người

- Cơ thể thon dài bằng chiếc đũa

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

- Có hậu môn

- Chỉ có cơ dọc phát triển

- Di chuyển bằng cách cong duỗi cơ thể

- Có khoang cơ thể chưa chính thức

- ng tiêu hoá thẳng

- Cơ quan sinh dục dạng ống

Sán lá gan:

- Kí sinh ở gan, mật trâu bò và cơ thể người

- Cơ thể hình lá dẹp, đối xứng hai bên

- Giác bám phát triển

- Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng phát triển

- Di chuyển bằng cách chun giãn, phồng dẹp, chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh

- Cơ quan sinh dục lưỡng tính, phân nhánh

- Không có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

Bình luận (0)