Những câu hỏi liên quan
Phan Thảo Vy
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
23 tháng 12 2016 lúc 15:33

Trong thế giới của các loài hoa, có muôn vàn loài hoa đẹp. Mỗi loài đều có những nét đẹp riêng. Hoa nào tôi cũng thấy thích, cũng thấy yêu. Nhưng loài hoa mà tôi thích nhất đó là hoa mai. Nếu coi hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền Bắc thì hoa mai là biểu tượng của mùa xuân miền Nam mỗi loài đều mang sắc xuân riêng của 2 miền. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai.

Bình luận (0)
Thị Quỳnh Như Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
12 tháng 12 2021 lúc 9:21

Tham khảo!

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay. Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Bình luận (1)
(-_-)Hmmmm
12 tháng 12 2021 lúc 9:23

I. Mở bài

– Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp.

– Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình.

– Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về.

II. Thân bài

– Hoa mai là cây thân gỗ, mảnh khảnh và chia thành nhiều nhánh khác nhau.

– Dáng cây mai gầy nhưng mỗi bông hoa xòe ra là một bàn tay ấm áp của chúa Xuân đang vỗ về biết bao trái tim mong chờ mùa xuân.

– Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán xòe rộng.

– Gần Tết gia đình em mua cây mai và trang trí thêm các vật dụng trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì,…

– Lòng tôi cảm thấy rạo rực hơn khi trang trí những cây mai.

– Màu vàng của hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân thật khiến cho lòng người thêm yêu háo hức cái Tết gần đến, mùa xuân đến cũng là thời điểm tụ họp của gia đình.

– Sắc vàng hoa mai nở làm những người con xa xứ bỗng nhớ nhà. Hoa mai còn tượng trưng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình.

III. Kết bài

– Hoa mai của miền nam còn tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc, sum vầy gia đình.

– Hoa mai gắn liền với những ngày tết, hoa mang đến không khí ngày tết và mang lại vẻ đẹp thật tuyệt vời cho những ngày xuân về.

Chú ý: Khi viết bài văn biểu cảm hoa mai các em không nên xa đà vào văn miêu tả, hãy chú ý nêu những cảm nghĩ của bạn thân về loài cây em yêu. Chúc các em đạt điểm cao.

Bình luận (1)
S - Sakura Vietnam
12 tháng 12 2021 lúc 9:23

Tham khảo

Mấy độ nay, tiết trời chuyển rét ngọt. Vẫn là làn gió rét buốt ấy, nhưng đã có thêm những nắng vàng sưởi ấm. Báo cho người ta rằng, nàng xuân đã về đến bên hiên nhà. Đáp lại cái gọi khẽ khàng của nàng xuân, những cây mai cũng vội trở bông. Vàng ươm hết cả những khoảng trời.

Bình luận (1)
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
Tú Thanh
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
19 tháng 1 2022 lúc 18:13

Refer:

1, 

Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi  người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

2, 

Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
LÊ NGUYÊN HỒNG
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
12 tháng 11 2018 lúc 21:42

Trong hành trình cuộc đời mỗi người, từng bước ngoặt mà ta trải qua hầu hết đều có ghi dấu bước chân của mẹ. Mẹ là người đồng hành, theo sát chúng ta trên mỗi nẻo đường, cùng vui, cùng buồn cùng chung cảm xúc với mỗi chúng ta trước những khoảnh khắc quan trong cuộc đời. Bài bút kí “cổng trường mở ra” của Lí Lan đã ghi lại rất chân thực và cảm động tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con trong một hoàn cảnh đặc biệt: Đêm trước ngày khai trường của con. Đồng thời qua dòng tâm trạng của người mẹ tác giả cũng đã nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên.

Dòng chảy cảm xúc của người mẹ có sự luân chuyển mạch thời gian. Ban đầu là những phút giây của thực tại với sự lo lắng, trăn trở của mẹ trước thềm bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời con – ngày mai con đi học. Mẹ chu đáo chuẩn bị cho con đầy đủ đồ dùng sách vở, quần áo mới. Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận cho con. Ta nhìn thấy được tình yêu thương và sự chăm lo ân cần đầy trừu mến của người mẹ dành cho con qua những hành động tưởng chừng bé nhỏ ấy. Khác với mọi ngày, hôm nay mẹ không còn phải dọn dẹp nhà cửa sau khi con ngủ như mọi khi, cũng không có tâm trí để làm những việc riêng của mình. Lòng mẹ trào dâng những cảm giác bối rối, hồi hộp vô cùng. Tác giả Lí Lan đã rất tinh tế khi nhìn ra tâm trạng của người mẹ, ngày mai con mới là người đến trường nhưng mẹ lại trăn trở lo lắng hơn cả con. Đó chính là tâm lí chung của những người mẹ khi con mình bắt đầu bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời để trưởng thành và lớn khôn hơn. Mẹ lên giường mà vẫn trằn trọc không sao ngủ được với biết bao suy nghĩ miên man. Đây không phải lần đầu con rời xa vòng tay của mẹ, con đã biết đến trường lớp, thầy cô, bạn bè từ ngày học mẫu giáo, và cả những tuần lễ trong hè. Mẹ tin tưởng vào bản lĩnh của con, tin vào sự chuẩn bị chu đáo của mẹ, thế nhưng mẹ vẫn không sao chợp mắt. Mạch cảm xúc cứ thế dâng trào, nhắm mắt lại kí ức về ngày đầu tiên tới trường của mẹ lại xốn xao ùa về. Từ hiện tại, bối cảnh được dịch chuyển về quá khứ. Tác giả Lí Lan như đang đọc lên thật rành mạch rõ ràng từng dòng suy tư cảm xúc trong đầu người mẹ lúc này. Tiếng đọc bài trầm bổng ngân nga một thời bỗng dưng ùa về trong tâm trí của mẹ. Kí ức về ngày đầu tiên bước chân vào lớp một của mẹ chợt trở lại. Đây là đoạn văn hay nhất và xúc động nhất bởi nó đã khơi gợi lại kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng nhất của cuộc đời con người. Người mẹ như đang tâm sự với chính lòng mình khi nhớ lại ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Cảm giác nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại bước đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cánh cổng trường dần khép lại khiến mẹ không bao giờ quên. Mẹ cũng muốn khắc sâu trong đầu con khoảnh khắc thiêng liêng khi bước chân vào một thế giới mới để sau này khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến như mẹ lúc này. Có lẽ đây chính là lí do khiến mẹ thao thức, nghĩ suy.

Trái với cảm xúc của người mẹ, con cũng hồi hộp háo hức nhưng cũng rất thanh thản, nhẹ nhàng. Với cách miêu tả cụ thể, ngay đoạn mở đầu tác giả đã khiến cho người đọc có thể hình dung được sự hồn nhiên, trong sáng của đứa trẻ với giấc ngủ ngon lành an nhiên hiện rõ trên từng đường nét khuôn mặt. Đứa trẻ ấy cũng đã có những phút giây hồi hộp về ngày tựu trường giống như cảm giác chờ đợi một chuyến đi chơi xa, rồi trằn trọc, thao thức không sao ngủ được ngay. Thế nhưng, những cảm xúc ấy cũng nhanh chóng qua đi, con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ với mối bận tâm duy nhất là mai thức dậy sao cho kịp giờ. Con cũng đã bắt đầu thấy mình lớn khôn, biết dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Hành động của con tuy nhỏ bé nhưng khiến mẹ vô cùng vui mừng và cảm động vì mẹ biết rằng đứa con bé bỏng của mình sắp lớn khôn. Tác giả Lí Lan đã miêu tả thành công tâm lí của trẻ thơ hồn nhiên không bận tâm nghĩ suy điều gì. Khắc họa sự vô tư, trong sáng của đứa con chính là cách để tác giả nhấn mạnh hơn tâm trạng lo lắng và tình yêu thương của người mẹ.

   Khép lại mạch cảm xúc của, người mẹ đã khẳng định vai trò to lớn của nhà trường qua câu chuyện về nước Nhật, một đất nước vô cùng chú trọng việc công tác giáo dục. Ở đó, họ rất xem trọng ngày khai trường, coi đó là ngày lễ của toàn dân thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp ươm mầm tương lai. Các quan chức không ngồi trên hàng ghế lãnh đạo mà trực tiếp xem xét ngôi trường, gặp gỡ ban giám khảo, thầy cô giáo và học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, điều chỉnh các vấn đề kịp thời. Họ luôn quan niệm rằng sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ bởi sai lầm một li có thể đi chệch cả ngàn dặm, Từ câu chuyện về nước Nhật xa xôi, người mẹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ, đồng thời chất chứa niềm khát khao mong mỏi về một nền giáo dục tiên tiến và hiệu quả.

   Kết thúc tác phẩm, người mẹ lại trở về với tâm trạng hồi hộp, trăn trở của thực tại, mẹ nghĩ về ngày mai, về chặng đường tươi sáng con sẽ bước tiếp sau này, Mẹ tin tưởng ở con, tin vào sự đồng hành của mẹ. Thế giới phía trước với bao điều kì diệu, mới lạ đang chờ đợi con, con sẽ trưởng thành và khôn lớn khi đi qua được những bước ngoặt của cuộc đời. Đoạn văn kết thúc đậm chất trữ tình đóng lại một dòng cảm xúc sâu lắng và vô cùng thấm thía.

   Bài bút kí “Cổng trường mở ra” với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, cách kể và tả giàu cảm xúc đã cho ta thấm thía được tình mẫu tử thiêng liêng với ý nghĩa về ngày khai trường đầu tiên. Đồng thời qua đó khẳng định vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
12 tháng 11 2018 lúc 22:02

Trong hành trình cuộc đời mỗi người, từng bước ngoặt mà ta trải qua hầu hết đều có ghi dấu bước chân của mẹ. Mẹ là người đồng hành, theo sát chúng ta trên mỗi nẻo đường, cùng vui, cùng buồn cùng chung cảm xúc với mỗi chúng ta trước những khoảnh khắc quan trong cuộc đời. Bài bút kí “cổng trường mở ra” của Lí Lan đã ghi lại rất chân thực và cảm động tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con trong một hoàn cảnh đặc biệt: Đêm trước ngày khai trường của con. Đồng thời qua dòng tâm trạng của người mẹ tác giả cũng đã nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên.

   Dòng chảy cảm xúc của người mẹ có sự luân chuyển mạch thời gian. Ban đầu là những phút giây của thực tại với sự lo lắng, trăn trở của mẹ trước thềm bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời con – ngày mai con đi học. Mẹ chu đáo chuẩn bị cho con đầy đủ đồ dùng sách vở, quần áo mới. Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận cho con. Ta nhìn thấy được tình yêu thương và sự chăm lo ân cần đầy trừu mến của người mẹ dành cho con qua những hành động tưởng chừng bé nhỏ ấy. Khác với mọi ngày, hôm nay mẹ không còn phải dọn dẹp nhà cửa sau khi con ngủ như mọi khi, cũng không có tâm trí để làm những việc riêng của mình. Lòng mẹ trào dâng những cảm giác bối rối, hồi hộp vô cùng. Tác giả Lí Lan đã rất tinh tế khi nhìn ra tâm trạng của người mẹ, ngày mai con mới là người đến trường nhưng mẹ lại trăn trở lo lắng hơn cả con. Đó chính là tâm lí chung của những người mẹ khi con mình bắt đầu bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời để trưởng thành và lớn khôn hơn. Mẹ lên giường mà vẫn trằn trọc không sao ngủ được với biết bao suy nghĩ miên man. Đây không phải lần đầu con rời xa vòng tay của mẹ, con đã biết đến trường lớp, thầy cô, bạn bè từ ngày học mẫu giáo, và cả những tuần lễ trong hè. Mẹ tin tưởng vào bản lĩnh của con, tin vào sự chuẩn bị chu đáo của mẹ, thế nhưng mẹ vẫn không sao chợp mắt. Mạch cảm xúc cứ thế dâng trào, nhắm mắt lại kí ức về ngày đầu tiên tới trường của mẹ lại xốn xao ùa về. Từ hiện tại, bối cảnh được dịch chuyển về quá khứ. Tác giả Lí Lan như đang đọc lên thật rành mạch rõ ràng từng dòng suy tư cảm xúc trong đầu người mẹ lúc này. Tiếng đọc bài trầm bổng ngân nga một thời bỗng dưng ùa về trong tâm trí của mẹ. Kí ức về ngày đầu tiên bước chân vào lớp một của mẹ chợt trở lại. Đây là đoạn văn hay nhất và xúc động nhất bởi nó đã khơi gợi lại kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng nhất của cuộc đời con người. Người mẹ như đang tâm sự với chính lòng mình khi nhớ lại ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Cảm giác nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại bước đến gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cánh cổng trường dần khép lại khiến mẹ không bao giờ quên. Mẹ cũng muốn khắc sâu trong đầu con khoảnh khắc thiêng liêng khi bước chân vào một thế giới mới để sau này khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến như mẹ lúc này. Có lẽ đây chính là lí do khiến mẹ thao thức, nghĩ suy.

   Trái với cảm xúc của người mẹ, con cũng hồi hộp háo hức nhưng cũng rất thanh thản, nhẹ nhàng. Với cách miêu tả cụ thể, ngay đoạn mở đầu tác giả đã khiến cho người đọc có thể hình dung được sự hồn nhiên, trong sáng của đứa trẻ với giấc ngủ ngon lành an nhiên hiện rõ trên từng đường nét khuôn mặt. Đứa trẻ ấy cũng đã có những phút giây hồi hộp về ngày tựu trường giống như cảm giác chờ đợi một chuyến đi chơi xa, rồi trằn trọc, thao thức không sao ngủ được ngay. Thế nhưng, những cảm xúc ấy cũng nhanh chóng qua đi, con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ với mối bận tâm duy nhất là mai thức dậy sao cho kịp giờ. Con cũng đã bắt đầu thấy mình lớn khôn, biết dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ. Hành động của con tuy nhỏ bé nhưng khiến mẹ vô cùng vui mừng và cảm động vì mẹ biết rằng đứa con bé bỏng của mình sắp lớn khôn. Tác giả Lí Lan đã miêu tả thành công tâm lí của trẻ thơ hồn nhiên không bận tâm nghĩ suy điều gì. Khắc họa sự vô tư, trong sáng của đứa con chính là cách để tác giả nhấn mạnh hơn tâm trạng lo lắng và tình yêu thương của người mẹ.

   Khép lại mạch cảm xúc của, người mẹ đã khẳng định vai trò to lớn của nhà trường qua câu chuyện về nước Nhật, một đất nước vô cùng chú trọng việc công tác giáo dục. Ở đó, họ rất xem trọng ngày khai trường, coi đó là ngày lễ của toàn dân thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp ươm mầm tương lai. Các quan chức không ngồi trên hàng ghế lãnh đạo mà trực tiếp xem xét ngôi trường, gặp gỡ ban giám khảo, thầy cô giáo và học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, điều chỉnh các vấn đề kịp thời. Họ luôn quan niệm rằng sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ bởi sai lầm một li có thể đi chệch cả ngàn dặm, Từ câu chuyện về nước Nhật xa xôi, người mẹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ, đồng thời chất chứa niềm khát khao mong mỏi về một nền giáo dục tiên tiến và hiệu quả.

   Kết thúc tác phẩm, người mẹ lại trở về với tâm trạng hồi hộp, trăn trở của thực tại, mẹ nghĩ về ngày mai, về chặng đường tươi sáng con sẽ bước tiếp sau này, Mẹ tin tưởng ở con, tin vào sự đồng hành của mẹ. Thế giới phía trước với bao điều kì diệu, mới lạ đang chờ đợi con, con sẽ trưởng thành và khôn lớn khi đi qua được những bước ngoặt của cuộc đời. Đoạn văn kết thúc đậm chất trữ tình đóng lại một dòng cảm xúc sâu lắng và vô cùng thấm thía.

   Bài bút kí “Cổng trường mở ra” với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, cách kể và tả giàu cảm xúc đã cho ta thấm thía được tình mẫu tử thiêng liêng với ý nghĩa về ngày khai trường đầu tiên. Đồng thời qua đó khẳng định vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Bình luận (0)
blossom
13 tháng 11 2018 lúc 10:37

Mỗi khi vào ngày khai giảng tôi luôn sống lại cảm giác khi ngày đầu tiên mới bước chân vào trường tiểu học. Mới ngày nào, giờ đây tôi đã trở thành học học sinh lớp 7 nhưng những kỉ niệm, cảm giác về ngày đầu tiên đi học vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tâm sự này càng đặc biệt hơn khi đọc bài văn Cổng trường mở ra của nhà văn Lý Lan

Thân bài: Cảm nghĩ về bài thơ cổng trường mở ra

Có lẽ, bất kì ai cũng đều trải qua một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp đẽ, tóc được tết gọn gàng để đi cùng nắm tay cha mẹ để bước chân vào trường học. “Cổng trường mở ra” tuy là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của về tuổi thơ, về lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình. Nhưng dường như nó cũng làm sống dậy trong mỗi người đọc những kỉ niệm như vậy về tuổi thơ của mình. Cả bài văn là tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Hình ảnh người mẹ và đứa con tuy có sự đối lập nhưng lại hài hòa một cách đặc biệt. Đứa con nhỏ thì vô tư, ngây thơ chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng và sau đó, tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu

Bài văn không hề có những chi tiết mạnh hay hành động kịch tính chỉ là những dòng tâm trạng suy nghĩ miên man của nhân vật người mẹ. Nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú, say mê, và vui vẻ bởi chính những tình cảm trong bài văn. Đó là những lời chia sẻ về những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả hay của nhân vật người mẹ, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình, có sự hạnh phúc vui vẻ khi nhớ lại quá khứ. Đọc bài văn, trong tâm trí mỗi chúng ta đều hiện lại những tình cảm và kí ức quá khứ của chính mình. Cả bài văn là những câu viết về tâm trạng của người mẹ và của đứa trẻ sắp vào lớp Một. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Đêm nay con cũng có niềm háo hức, sự hồi hộp vậy mà bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm và không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ. Tâm trạng của con cũng chính là tâm trạng của một đứa trẻ: ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Đây cũng là tâm trạng của bất kì đứa trẻ nào khi bước chân đi học. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được: “mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…”. Mẹ cứ nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị rồi mẹ lên giường trằn trọc mà chẳng thể ngủ được… Nhân vật người mẹ nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. Tâm trạng của mẹ dường như hồi hộp, khẩn trương hơn gấp mấy lần đứa con nhỏ: thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Đây cũng là tâm trạng tự nhiên của người mẹ khi nghĩ lại quá khứ, lo lắng cho đứa con khi bước chân vào thế giới mới.

Mẹ độc thoại mà dường như là đối thoại với chính đứa con bé bỏng của mình. Người mẹ đang tâm sự với ai ở đây? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình. “Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: “Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng của người mẹ đối lập với đứa con bé bỏng của mình và cũng bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thành sâu sắc.
Đoạn văn cuối cùng đã thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ. Đoạn văn đã thâu tóm cô đúc lại nội dung và ý nghĩa của toàn bài. Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường: “Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn như lời nhắn nhủ thì thầm của người mẹ nói với con mình phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với con, đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết. Hãy can đảm và bước chân vào thế giới mới đang chào đón con

Kết bài: Suy nghĩ về bài thơ cổng trường mở ra

Bài văn là những tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình. Tác giả cũng giúp độc giả sống lại với kỉ niệm quá khứ. Qua đó, chúng ta còn thấy được ý nghĩa lớn lao của sự giáo dục, của nhà trường đối với những đứa trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Bình luận (0)
vy bui
Xem chi tiết
Huy Trần Hà Vinh
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
8 tháng 12 2021 lúc 8:54

Tham khảo

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bình luận (0)
Minh Hồng
8 tháng 12 2021 lúc 8:54

Tham khảo

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bình luận (0)
︵✰Ah
8 tháng 12 2021 lúc 8:55

Tham Khảo 
Mở Bài
:Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Bình luận (0)
ko tên nhá
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 12 2021 lúc 10:05

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “Tiếng gà trưa”: Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại của nước ta. Những áng thơ của Xuân Quỳnh luôn gần gũi, bình dị với đời sống thường ngày và biểu hiện khát vọng có cuộc sống tươi đẹp của người phụ nữ xinh đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ “Tiếng gà trưa”. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Bình luận (0)