Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Ngô Kim Ngân
21 tháng 3 2022 lúc 10:20

dễ ẹt

 hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ngọc Hà
21 tháng 3 2022 lúc 10:26

Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Đông Anh tiếp tục đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân Thủ đô, vừa xây dựng CNXH,chi viện "sức người sức của" cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vừa đánh trả ngoan cường chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Chúc bạn học tốt nhé !!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Xuân Anh Đức
21 tháng 3 2022 lúc 10:54

Đông Anh nằm trong địa phận của thành phố Hà Nội.Từng được chọn làm kinh đô dưới triều đại của An Dương Vương.Trong kháng chiến chống Mĩ, quân và dân Đông Anh tiếp tục đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân Thủ đô, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người sức của cho đồng bào miền Nam.

Khách vãng lai đã xóa
sư đệ
Xem chi tiết
Ngo Mai Phong
14 tháng 11 2021 lúc 9:13

tham khảo

Đồng Tháp Mười là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành điểm đến của biết bao khách du lịch. Ta thường biết đến Đồng Tháp Mười với sông nước mênh mông, đầm sen ngào ngạt mỗi độ hè về, nhưng qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, ta lại có một cái nhìn khác về nơi đây, khi tới mùa nước nổi. Vào mùa này, Đồng Tháp Mười như ngập trong một biển nước, từ đường sá, đầm lầy, nhà cửa đến những điểm du lịch đều như bị bao vây bởi một biển nước lênh láng. Thế nhưng người dân ở đây đều rất vui vẻ, yêu thích và sống hòa thuận với cảnh quan này, bởi hơn tất cả, họ hiểu lũ chính là nguồn sống mang phù sa tôm cá tới cho đồng bằng mình. Thật vậy, lũ tồn tại song song với kênh rạch nơi đây, người ta đào kênh khi lũ về để thông thương, lấy nước, đắp đường, những nơi k có lũ đồng ruộng nứt nẻ, khô cằn như đi qua một cơn hạn hán. Những con đường ở Đồng Tháp vốn đã chằng chịt, mùa lũ lại càng khó nhớ lại cấm khách du lịch qua lại vì những lý do an toàn nhưng vẫn mang vẻ đẹp và sức hút riêng. Vào mùa lũ, Đồng Tháp khan hiếm cá linh, bông điên điển vậy nên khách du lịch nếu muốn ăn một vài món ăn đặc sản nơi đây như bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót phải tìm rất lâu mới có nhà hàng hay quán ăn nào đó bán. Nhưng bù lại, cảnh sắc thiên nhiên ở đây mùa lũ rất tuyệt, sen nở, hương thơm ngào ngạt mà ngạo nghễ, chẳng chen chúc rợn ngợp giữa đồng với những loài cây khác. Mùa lũ có thể là mùa đẹp nhất của đầm sen nơi này, nếu người ta đi tham quan, thăm thú quanh đây còn có thể thấy nước dâng lênh láng trên hồ sen, Gò Tháp, rồi loang ra ở cửa quán cà phê, khách sạn. Tuy vậy nhưng người dân vẫn yêu quý mùa lũ này bởi nó nhịp nhàng, chan hòa với cuộc sống của người họ, người dân sống, ăn ngủ, sinh hoạt và thậm chí hát vọng cổ trên sông nước mùa lũ. Khung cảnh Đồng Tháp mùa lũ này chính là bức tranh thiên nhiên đẹp mà ai cũng nên đến thử một lần.


 
datcoder
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
12 tháng 10 2023 lúc 19:46

- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên các cơ sở về: điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội

- Cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các phương diện: đời sống vật chất; đời sống tinh thần vfaf tổ chức nhà nước.

Trà Ngô
Xem chi tiết
Đ𝒂𝒏 𝑫𝒊ệ𝒑
13 tháng 8 2019 lúc 21:58

Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm. Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:38

Tham khảo:

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Nguyễn Chi
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

 

datfsss
1 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nổi tiếng :

Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....

 

Thư Bùi
Xem chi tiết
Thành An
23 tháng 3 2022 lúc 21:04

Kinh tế TBCN phát triển cùng các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỷ XV – XVI đã dẫn đến kỷ nguyên thương mại quốc tế sau đó. Các nước phương Tây đẩy mạnh việc giao lưu quốc tế vs các nước phương Đông. Hai trục giao thương buôn bán lớn ở biển Đông được hình thành đó là trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Trong nước, về chính trị thời kỳ này đất nước ta chia cắt thành 2 Đàng. Trong các tk XVI – XVIII, nền kt hàng hóa phát triển, có những chuyển biến to lớn. Chính trong bối cảnh đó, hoạt động trong các đô thị đã ra đời,bên cạnh các đô thị cũ còn xuất hiện nhiều đô thị mới.
Đô thị lớn nhất và cũng là kinh đô của cả nước là Thăng Long – Kẻ Chợ. Đây là một đô thị ra đời từ tk 11. Trong các tk XVI – XVIII mạng lưới chợ ở đâyphát triển mạnh mẽ và là nơi đô hội, tụ tập đông người, có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở nơi khác. Có thể hình dug Thăng Long – Kẻ Chợ theo mô tả của giáo sĩ phương Tây: giáo sĩ Xanh Phanlo “kinh đô của nó, tôi xem có thể lớn bằng Pari và dân số cũng bằng”, giáo sĩ Marini “ Các nhà ở Kẻ Chợ đều 1 tầng…có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng 1 thành phố nhỏ của nước Ý”.
ở Kẻ Chợ ngoài người Hoa còn có các thương nhân phương Tây đến buôn bán và xin lập thương điếm. Thăng Long – Kẻ Chợ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, vì vậy TL vẫn chịu sự rang buộc của phần đô, còn phần thị ko phát triển bằng vì nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
Bên cạnh đó còn có Phố Hiến (Hưng Yên). Đây là 1 đô thị mới phát triển trong thời kì này. Tên gọi Phố Hiến thể hiện rõ nét yếu tố đô chi phối yếu tố thị. Đây là thủ phủ trấn Sơn Nam, Phố Hiến nằm ở phía tả s.Hồng, nơi đây có lỵ sở của Tuy Hiến sát sứ ty(cơ quan chính trị của nhà nước). Về sau vs sự phát triển của mình phố Hiến dần dần mag 1 diện mạo của 1 đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao goomd 1 bến cảng sông, 1 tập hợp chợ, khu phường phố, và 2 thương điếm Hà La, Anh. Phố Hiến từ nơi tụ cư, thị trấn phát triển thành 1 đô thị lớn vào tk 17 đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu các hoạt động buôn bán thông qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là 1 bến sông, đầu mối của các tuyến gt vùng. Thời kì phồn thịnh nhất của phố Hiến là vào khoàng tk 17. Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 tk để cuối cùng trở thành tỉnh lỵ Hưng Yên. Do dòng sông bị bồi lấp, cạn dần nên tàu thuyền vào khó khăn, mặt khác lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xk vàng bạc, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn. Thế kỷ XIX khi kinh đô chuyển vào Huế , phố Hiến lụi tàn dần.
Thanh Hà: nằm ở tả ngạ sông Hương do người TQ thành lập vào năm 1636 khi được phép của chúa Ng. Thanh Hà là khu buôn bán của Phú Xuân được gọi là “Đại Minh khách phố” , vs hoạt động buôn bán sầm uất. Tuy nhiên do cồn nổi ở s.Hương tàu thuyền không cập bến được . Sau đó, Thanh Hà cũng lụi tàn dần.
Hội An; là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, từ rất sớm Hội An đã là nơi đón tiếp thuyền buôn ngoại quốc . Cảng thị Hội An là nơi tập trung hiều nhất hàng hóa ngoại quốc, các cửa hàng này hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Công ty Đông Ấn Anh nhận xét: “khu phố faifo này có 1 con đường nằm sát vs sông. Hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà xd san sát nhau. Boro viết “thành phố lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nhận nói nó có hai thị trấn, 1 của người TQ và 1 của người NB”. Cuối thế kỷ 18 vùng biển của Đại cạn dần, thuyền buôn ko vào được, Hội An tàn lụi dần.+
Bến Nghé: dưới sự cai quản của các chúa Ng năm 1698 chính thức được thahf lập. Bến Nghé trở thành nơi thu hút sự buôn bán rất lớn của khu vực phía Nam.

Mai Vĩnh Nam Lê
23 tháng 3 2022 lúc 21:04

Tham khảo:

Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, phát đạt trong thế kỷ XVII - XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An cũng chưa phải dài lâu nhất. Thương cảng Vân Đồn tồn tại suốt thời Lý, Trần, Lê trong khoảng 5 thế kỷ (XI - XV) Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội là kinh thành và đô thị mang chiều dài lịch sử gần 10 thế kỷ.
Về quy mô của một đô thị, trong thời thịnh vượng của nó, Hội An cũng chưa phải to lớn nhất. Về mặt này, trong thế kỷ XVII - XVIII, Hội An càng phải đứng sau Thăng Long - Kẻ Chợ, Phú Xuân - Huế.
Tuy nhiên, về những phương diện khác, Hội An lại có vị trí, vai trò và mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của Hội An. Và điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay, đô thị cổ Hội An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tương đối nguyên vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. Trong khi đó, trải qua các biến thiên lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của nhiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ khác đều bị hủy hoại hoặc cải tạo hoàn toàn, chỉ để lại trên mặt đất một ít di tích rời rạc, phần lớn là các thành lũy và cung điện, đền miếu, lăng mộ. Di tích đô thị cổ Hội An còn được bảo tồn đến nay là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm có trên thế giới.
Chính vì những giá trị đó, năm 1985 Bộ Văn hóa thay mặt Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định công nhận và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An. Cùng năm đó, cuộc hội thảo khoa học lần thứ nhất về Hội An đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước, cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc gia này đã làm sáng tỏ được một số vấn đề cho phép khẳng định quyết định đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và đặt cơ sở khoa học bước đầu xây dựng một đề án bảo tồn khu di tích.
Tuy vậy, công việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu về Hội An còn cần phải tiếp tục để có thể đánh giá một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn đặc điểm và giá trị của di tích đô thị cổ Hội An và đưa ra một đề án quy hoạch và bảo tồn, phát huy tác dụng một cách khoa học nhất và có hiệu quả nhất. Cuộc hội thảo quốc tế này của chúng ta nhằm mục tiêu đó.
2. Sau khi Ủy ban quốc gia Hội thảo quốc tế về Hội An được thành lập (4/1989), chúng tôi đã thực hiện một chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu về Hội An nhằm chuẩn bị cho cuộc hội thảo quốc tế này, các đoàn khảo sát về địa lý – địa đạo, khảo cổ học, lịch sử, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật, bảo tồn học… đã lần lượt về Hội An triển khai các chương trình khảo sát chuyên ngành. Phạm vi điều tra, khảo sát không chỉ giới hạn trong khu phố cổ Hội An (Nội thị của Hội An ngày nay), mà được mở rộng cả về không gian và thời gian.
Về không gian, mở rộng ra cả vùng hạ lưu sông Thu Bồn trong phạm vi hoạt động của thương cảng Hội An xưa, từ dinh trấn Quảng Nam (Thanh Chiêm) cho đến Cù Lao Chàm, và trong chừng mực nào đó ngược về phía tây cho đến Trà Kiệu - Mỹ Sơn của Champa xưa.
Về thời gian, từ những di tích Hội An hiện còn, chúng tôi ngược về quá khứ xa xưa thời tiền sử, sơ sử, thời văn hóa Chàm - tạm gọi là thời tiền Hội An và chủ yếu đi sâu vào quá trình hình thành, phát triển và suy giảm của thương cảng Hội An.
Kết quả trước hết của các đợt điều tra khảo sát điền dã đó là đã thu thập thêm được nhiều tư liệu mới, làm giàu thêm cơ sở tư liệu về Hội An. Đó là những hiện vật khảo cổ học gồm đồ đá, đồ gốm sứ, tiền đồng cổ từ văn hóa Sa Huỳnh muộn cho đến những thời kỳ lịch sử gần đây, những bản dập văn bia, những gia phả, tộc phả, những bản vẽ kiến trúc cổ tồn tại cho đến nay, những hồ sơ tư liệu về các nghề thủ công cổ truyền, về tiếng nói địa phương, về địa danh, về các phong tục tập quán và lễ hội văn hóa dân gian. Sưu tập gốm sứ ở Hội An rất phong phú gồm gốm Sa Huỳnh - Champa, gốm sứ Đại Việt - Đại Nam của các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc qua nhiều triều đại và có thể cả gốm sứ nước khác, đang chờ đợi sự nghiên cứu và giám định của các chuyên gia. Các bản dập văn bia gồm bia chùa, đình, miếu, mộ, nhà thờ tộc, hội quán, cầu lên đến gần 100. Các di tích kiến trúc cổ còn được lưu giữ, theo điều tra và thống kê sơ bộ, cũng lên đến 226 đơn vị với nhiều loại hình khác nhau và đã lập được 154 hồ sơ bản vẽ. Do hạn chế về thời gian và nhất là do hạn chế về kinh phí, chúng tôi chưc hoàn tất được chương trình điều tra khảo sát về mọi mặt, đặc biệt là chưa tiến hành được những khai quật khảo cổ học trên diện lớn ở nhiều địa điểm cần thiết.
Trên cơ sở tập hợp những tư liệu mới đó kết hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây, tháng 10/1989, chúng tôi tổ chức cuộc hội thảo liên ngành để chuẩn bị các báo cáo khoa học cho cuộc hội thảo quốc tế này. 26 báo cáo khoa học thuộc nhiều ngành chuyên môn khác nhau đã được hoàn thành và sẽ được trình bày trong cuộc hội thảo của chúng ta, với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam ở Hà Nội, Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
Chúng tôi biết rằng tư liệu liên quan đến Hội An còn được lưu giữ ở nhiều nước trước đây vốn có quan hệ buôn bán với thương cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc ở phương Đông, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Rôma ở phương Tây. Một phần nguồn tư liệu này đã được khai thác và công bố trong các công trình nghiên cứu của N. Peri, W.J.M. Buch, Chen Ching Ho, P. Manguin, O gura Sadao và nhiều bài đăng trên Bulletin des Amis du vieux Hue, Bulletin de l’Ecole francaise d’Extrême - Orient. Nguồn tư liệu này đang được tiếp tục khai thác nguồn tư liệu cho Hội An và rộng ra nữa cho cả lịch sử Việt Nam.
38 báo cáo khoa học (26 của các nhà khoa học Việt Nam và 12 của các nhà khoa học nước ngoài) trình bày trong cuộc hội thảo quốc tế này, bao quát nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở ra nhiều vấn đề tranh luận rất hứng thú và đặt ra những giả thuyết, những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa và triển vọng.
Sau đây, dựa trên các báo cáo khoa học gửi đến hội thảo, tôi xin phép được nêu lên và lưu ý các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước một số vấn đề nhằm định hướng cho cuộc hội thảo khoa học trên tinh thần rất cởi mở, tự do và thẳng thắn của chúng ta.
3. Nói đến thương cảng Hội An, các công trình nghiên cứu trước đây thường chỉ dựa vào những phố cổ hiện còn và trên địa hình sông - biển, các bãi bồi - ao đầm hiện tại. Nhưng những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XIX và nhiều tư liệu địa lý học lịch sử cho thấy chỉ trong vòng ba, bốn thế kỷ trở lại đây, địa hình vùng hạ lưu sông Thu Bồn đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, những biến đổi của vùng cửa sông và các doi cát ven sông còn tiếp diễn và có thể dễ dàng quan sát trong từng thời gian khoảng chục năm. Vì vậy việc nghiên cứu, khảo sát về mặt địa lý, khí tượng, thủy văn để xác định quá trình hình thành và biến đổi địa hình của vùng hạ lưu sông Thu Bồn, nhất là trong khoảng 2000 năm trở lại đây, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Hội An cũng như lý giải cấu trúc, sự ra đời và sa sút của thương cảng, mối quan hệ giữa Hội An với Đà Nẵng và con đường hàng hải quốc tế đương thời.
Kết quả nghiên cứu và khảo sát của một số nhà chuyên môn cho biết vào khoảng đầu công nguyên, lúc biển tiến đạt mức cực đại thì vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng biển cửa sông loe như hình phễu. Dấu vết rõ rệt của vùng biển cổ đó là một vùng đầm lầy Trà Quế (Cẩm Hà). Sau đó, biển rút dần và các địa hình có nguồn gốc khác nhau được tạo thành. Những địa hình cao con người có thể sinh sống được lúc bất giờ là ven bờ vùng biển, là các thềm tích tụ biển rải rác và thành một dải dọc theo chân bờ xói lở. Thềm tích tụ biển tương đối cổ và cao là doi cát từ Hội An đến Cồn Tàu. Hai bên bờ Bắc và Nam cửa Thu Bồn, hai dải tích tụ cát nhô lên khỏi mặt nước, biến vùng nước phía trong thành dầm phá. Các dạng đầm phá bị lấp dần, để lại dưới dạng dòng sông Cổ Cò hay các bầu ở Trung Phường. Phù sa và sóng biển ở cửa sông tạo thành những cồn cát, tách sông Thu Bồn đổ ra biển bằng hai cửa mà tư liệu lịch sử đã có thời gọi là Cửa Đại và cửa Tiểu. Quá trình di chuyển dọc bờ của bùn cát làm chi cửa phía bắc bị lấp dần - có thể vào khoảng thế kỷ XVIII - và ép dòng nước sông Thu Bồn chạy về phía Nam. Cũng từ đó, quá trình tích tụ mạnh mẽ bồi lấp dần các đầm phá và làm cho các tuyến sông bị thay đổi và bị lấp dần, gây khó khăn cho sự ra vào và neo đậu các tàu thuyền lớn.
Trên những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XVIII, Hội An hay Faifo nằm trên bờ bắc sông Thu Bồn (hay sông Hội An) thông với biển cả bằng cửa Đại Chiêm (lúc đó còn ở phía Bắc Cửa Đại ngày nay) và một dòng sông nối với cửa Hàn của Đà Nẵng, phía ngoài là một doi cát rộng như một hòn đảo. Dấu vết của dòng sông nối Hội An với cửa Hàn có thể xác định là sông Cổ Cò - Để Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này, gần đây đã tìm thấy những lô tàu, mỏ neo chôn vùi trong lòng đất và những địa danh có ý nghĩa như Vụng Tàu, Cồn Tàu, Bến Tàu…
Phải chăng trên cơ sở những tư liệu đó, chúng ta có thể phác họa lại địa hình và sông nước Hội An trong thời hình thành và phồn vinh của thương cảng nổi tiếng này. Những biến đổi của địa hình sau đó cũng là một trong những nhân tố trọng yếu làm sa sút vai trò và hoạt động của thương cảng Hội An. Cũng trên cơ sở địa hình và những biến đổi của nó trong lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo quan điểm lịch đại và đồng đại đặc điểm môi trường và sinh thái vùng sông - biển, cồn cát - ao đầm của Hội An và hạ lưu sông Thu Bồn.
4. Trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đề cập đến thời kỳ tiền Hội An, thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Đó là một hướng nghiên cứu đã được nêu lên trong hội thảo năm 1985 và được tiếp tục trong hội thảo này với một số tư liệu và nhận thức mới.
Những cuộc thám sát khảo cổ học ở Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang (xã Cẩm Hà) để phát hiện được những di tích mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh muộn. Trong những di tích này đã tìm thấy đồ gốm, khuyên tai ba mấu bằng đá, công cụ và vũ khí bằng sắt và những tiền đồng bằng bị gãy thành nhiều mảnh mà có mảnh được đoán định là tiền Ngũ Thù và tiền Vương Mãng. Khó khăn là di tích Thanh Chiếm và Hậu Xá hình như bị xáo trộn. Tôi mong các chuyên gia khảo cổ học sẽ trao đổi để giám định niên đại của những đồng tiền cổ và mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa.
Quanh vùng Hội An, trên mặt đất cũng thấy một số di tích Chàm như vết tích kiến trúc ở Lùm Bà Vàng (Thanh Chiếm), ở An Bang (Thanh Chiếm - Cẩm Hà), bức tượng trong miếu Thần Hời ở An Bang, tượng thờ tại Lăng Bà Lồi (Cẩm Thanh), đầu tượng thần ở nhà thờ họ Võ tại Hậu Xá (Cẩm Hà), đài thờ ở Chùa Cây Thị (Uất Lũy - Điện Phương), cùng nhiều giếng Chăm ở hạ lưu sông Thu Bồn mà nhiều nhất là phía Đông bàu Trung Phường.
Khi mà kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) và thánh địa Mỹ Sơn đặt ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn thì không ai nghi ngờ gì vùng cửa sông phải giữ một vị trí trọng yếu trong kế hoạch bố phòng và trong quan hệ giao thương của vương quốc Champa. Những địa danh Cù Lao Chàm, cửa Đại Chiêm, Kẻ Chàm… và có thể cả Thi Lai, Bến Cồn Chăm… còn như ẩn tàng một quá khứ của văn hóa Chàm, dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Champa. Thư tịch cổ của Trung Quốc có nói đến một “Lâm Ấp phố” (Thủy kinh chú) mà “ngoài Lâm Ấp phố của núi Bất Lao” (Thông điển). Núi Bất Lao hay Chiêm Bất Lao tức Cù Lao Chàm. Vậy cửa Đại Chiêm, mà còn có phố Lâm Ấp. Phải chăng một cảng thị nào đó đã được thành lập, mở cửa giao lưu với Đông nam Á và qua đường biển Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, với thế giới Ấn Độ và Ả Rập. Nhưng vị trí cảng thị đó ở đâu, bố trí các bến thuyền ra sao thì cần chờ đợi những kết quả khai quật khảo cổ học trong tương lai mới xác định được. Những bến thuyền của Chiêm cảng xưa ở phía Nam là những giả định khoa học để thảo luận và nghiên cứu, nhưng theo tôi, kết luận còn phải được chứng minh bằng những cứ liệu mới.
5. Quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hội An cùng với thời điểm ra đời và tên gọi Hội An - Faifo được đề cập đến trong một số báo cáo khoa học.
Nói chung nhiều tác giả thừa nhận thương cảng Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XVII. Thật khó đưa ra một thời điểm cụ thể làm năm khai sinh của Hội An. Và dĩ nhiên trước khi Hội An ra đời với vai trò một đô thị - thương cảng thì đã có một quá trình chuẩn bị và tạo lập các điều kiện về nhiều phương diện. Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế kỷ XV khi người Việt vào tụ cư ở đây.
Bối cảnh lịch sử ra đời của thương cảng Hội An có những nét chung va riêng của nó, xét trong tình hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ.
Trong nước, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam. Chúa Tiên - chúa Nguyễn đầu tiên này, đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương nghiệp. Sử biên niên ghi nhận năm 1572: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi độ hội lớn”. Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) kế nghiệp từ năm 1613, càng phải đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cuối thế kỷ XVI đầu XVII, nền kinh tế Thuận Quảng có những bước phát triển kinh tế hàng hóa cùng với chính sách mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng, dẫn đến sự xuất hiện của một loạt đô thị và thương cảng, trong đó Hội An với vị trí và điều kiện thuận lợi của nó, sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất.
Nhận xét trên liên quan đến việc đánh giá lại sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà giới sử học Việt Nam đang thảo luận. Trước đây, một quan điểm khá phổ biến trong các công trình sử học Việt Nam là gần như phủ nhận vai trò tích cực của các chúa Nguyễn cũng như triều Nguyễn đâu đó nói chung, giải thích những thành tự kinh tế chỉ bằng kết quả lao động của nhân dân. Rõ ràng một quan niệm như thế là thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử.
Thế kỷ XVI - XVII cũng là thời kỳ mà Đông Nam Á và phương Đông nói chung chứng kiến nhiều chuyển biến quan trọng.
Sau các phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, các nước phát triển phương Tây bắt đầu tràn sang phương Đông và các hoạt động mậu dịch ngày càng sôi nổi, lần lượt lôi cuốn các nước phương Đông vào thị trường khu vực và thị trường thế giới đang hình thành. Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha rồi Hà Lan, Anh, Pháp tiến đến Hội An và các thương cảng khác của Việt Nam.
Chính sách ngoại thương của Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những hình ảnh hưởng trực tiếp đến Hội An. Nhà Minh giữ chủ trương bế quan tỏa cảng cho đến năm 1567 mới mở cửa cho thuyền buôn vượt biển buôn bán với các nước Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Tình hình đó lại buộc mạc phủ Toyotomi rồi Takugawa, có thể từ năm 1636, tạo ra một giai đoạn buôn bán phát đạt giữa Nhật Bản với Việt Nam mà chủ yếu với Hội An. Rồi ở Trung Quốc, nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thay thế (1664) lại dẫn đến những làn sóng di cư ồ ạt của người Hoa xuống Đông Nam Á. Trong thời gian chiến tranh giữa nhà Thanh với họ Trịnh ở Đài Loan (1661 - 1683), chính sách cấm vận của nhà Thanh cũng một thời thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa Đài Loan với Đông Nam Á.
Tất cả tình hình thế giới và khu vực trên đều tác động đến nền ngoại thương Việt Nam nói chung và đời sống của thương cảng Hội An nói riêng. Hội An với vị trí gần bên con đường hàng hải quốc tế sôi động đương thời, với những bến cảng tốt và với sự trù phú của xứ Quảng, đã nhanh chóng gia nhập vào các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khu vực. Thiết nghĩ nghiên cứu lịch sử Hội An không thể không gắn chặt với bối cảnh chính trị - kinh tế của cả khu vực và trong chừng mực nào đó của cả thế giới.
Về tên gọi Hội An - Faifo, đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng cũng còn nhiều cách giải thích khác nhau. Tên Faifo đã được Antonio De Faria biết đến năm 1576 khi tàu của ông ghé qua Touron (Đà Nẵng) và tên Faifo xuất hiện đầu tiên trong hồi ký của Christoforo Borri đã từng sống ở Hội An và Đàng Trong từ 1618 đến 1621. Cách giải thích Faifo từ câu hỏi “Phải phố không?” chỉ là một thứ suy diễn theo lối ngữ nghĩa dân gian đơn giản, không có cơ sở. Ô châu cận lục với lời tựa của Dương Văn An viết năm 1553 chưa có tên Hội An, nhưng có tên làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Bản đồ của Alexandre de Rhodes năm 1651 có ghi tên Haifo hay Kaifo vì chữ K và H không rõ lắm. Tên Hội An được dùng nhiều trong sử liệu Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII trở đi. Vậy Faifo hiểu là phiên âm của tên Việt như Hoài Phô, Hải Phố, Hội An, có lẽ là hướng nghiên cứu hợp lý nhất.
6. Hội An thuộc loại hình đô thị - thương cảng hay có thể gọi tắt là cảng - thị, vừa nằm trên bờ một dòng sông lớn, vừa gần cửa biển. Trong quan niệm truyền thống, Hội An vừa là tên xã, vừa là tên phố. Phố Hội An vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 6 xã, trong đó có xã Hội An, xã Minh Hương. Trung tâm của đô thị Hội An là vùng bến cảng và phố chợ buôn bán trên bờ bắc sông Thu Bồn, gần như vùng nội thị gồm ba phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô của thị xã Hội An ngày nay. Nhưng quy mô, cấu trúc và những thay đổi của Hội An trong lịch sử đã diễn ra như thế nào thì lại còn tồn tại nhiều vấn đề cần bàn luận.
Rõ ràng Hội An trong quan niệm đô thị học không thể chỉ bó gọn trong một trung tâm của phố chợ và bến cảng, mà còn bao gồm cả vùng ngoại vi nằm trong phạm vi quan hệ và hoạt động trực tiếp của đô thị thương cảng đó. Đầm Trà Nhiêu không còn nghi ngờ gì là “nơi tàu bè đỗ” theo nhận xét của Thích Đại Sán năm 1695 hay là “chỗ thuyền buôn của các nước dừng đậu” theo ghi chép của tác giả Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn, là một bộ phận gắn chặt với phố Hội An ở bờ nam sông Thu Bồn. Đầm Trung Phường, Trà Quế cũng có thể là những nơi neo đậu hay tạm trú của tàu thuyền, nhưng chưa tìm thấy cứ liệu trực tiếp. Rồi các làng thủ công ven đô, nổi tiếng nhất là nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu, cũng phải được coi là những bộ phận ngoại vi của đô thị.
Rộng ra nữa, trong quan hệ xa hơn, phải tính đến Đà Nẵng - Tourn mà có người coi như một “tiền cảng” của Hội An và Dinh Chiêm - trấn dinh Quảng Nam, cũng nằm trên sông Thu Bồn không xa, gần đó lại có chợ Củi đón nguồn hàng từ thượng lưu trở về.
Trong những mối quan hệ như vậy, chúng ta nên xác định giới hạn và vùng phạm vi hoạt động của cảng thị Hội An như thế nào cho hợp lý? Vấn đề này ít nhiều có liên quan đến việc lý giải bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” của dòng họ Chaya đã từng buôn bán với Hội An đầu thế kỷ XVII và bức tranh “Trên sông Hội An” của J. Borrow vẽ năm 1792 - 1793.
Trong buổi hình thành và phát đạt vào cuối thế kỷ XVI và đầu XVII, Hội An đã là nơi hội tụ cư dân của nhiều nơi trong nước và cũng là nơi tụ hội của nhiều thuyền buôn và kiều dân nước ngoài, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc. Hồi ký của Christoforo Borri và một số tư liệu sau đó, xác nhận Hội An đầu thế kỷ XVII của một khu phố Nhật và một khu phố Khách, mỗi khu có “tổng trấn” (Gouverneur) riêng và sống theo “luật lệ riêng”. Sự khác nhau của hai khu này làm cho C. Borri có cảm tưởng như “hai thành phố”. Tư liệu Nhật Bản gọi khu phố Nhật là “Nhật Bản đính”, văn bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” khắc năm 1640 có nói đến “Nhật Bản đính”. Đấy là một nét đặc sắc của Hội An, nhất là khi chúng ta biết rằng trong thời trung đại, Việt Nam không có những thành thị tự do hay tự trị như phương Tây hay Nhật Bản.
Một vấn đề lý thú đặt ra ở đây là xác định vị trí của khu phố Nhật và khu phố Khách đó. Có người cho khu phố Nhật ở khu vực nội thị hiện nay và cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều phải nằm trong khu vực này. Có người quan niệm khu phố Nhật ở vùng Hoa Phô hay Ba Phô, nay thuộc Cẩm Châu. Việc xác định vị trí hai khu phố này liên quan đến một di tích gọi là Tùng Bản tự. Đó là ngôi chùa do một người Nhật tên là Shichirobei xây dựng vào năm 1670 và theo sơ đồ ông gửi về Nhật năm 1673 thì ngôi chùa ở phía bắc sông và phía đông là Nhật Bản đính, phía tây là Đường nhân đính. Có người ngờ Tùng Bản tự (Tùng Bản là hệu của Shichirobei) là chùa Âm Bổn, nhưng kết quả thám sát khảo cổ học năm 1989 không xác nhận ý kiến này.
Dù cho vị trí khu phố Nhật chưa xác định được, nhưng không ai phủ nhận vào đầu thế kỷ XVII, người Nhật giữ vai trò rất quan trọng trên đất Hội An hôm nay như cầu Nhật Bản, mộ người Nhật, bia ghi tên đóng góp của người Nhật…
Từ năm 1636 chính phủ Nhật Bản ban hành lệnh cấm xuất ngoại làm cho quan hệ buôn bán giữa người Nhật Bản với Hội An sa sút dần và số người Nhật cũng giảm dần. Cùng lúc đó thì số người Hoa vốn có mặt ở Hội An từ trước lại không ngừng tăng lên. Từ giữa thế kỷ XVII, người Hoa thay thế người Nhật, chiếm ưu thế ở Hội An và chi phối các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu của thương cảng này. Các thế hệ người Hoa được xếp vào loại Tiền hiền là thủy tổ các họ được gọi là Thập Lão, Lục tính và Tam đại gia. Họ tậu đất lập ra xã Minh Hương (có thể vào khoảng 1645 – 1653, theo Chen Ching Ho) mở phố xá, dựng chùa miếu và các hội quán. Trong chiều sâu lịch sử và trên bình diện kiến trúc còn lại đến nay, chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng văn hóa sâu sắc của người Hoa tại Hội An. Nhưng cũng chính những người Hoa Minh Hương đem đến những ảnh hưởng văn hóa đó lại dần dần Việt hóa một cách tự nhiên và gia nhập hoàn toàn vào cộng đồng cư dân Hội An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngoài người Nhật, người Hoa, Hội An còn đón tiếp nhiều tàu thuyền và cư dân các nước khác đến buôn bán và cư trú tạm thời. Người Hà Lan đã từng mở thương điếm ở đây trong khoảng 1636 - 1741 và đến nay công ty Đông Ấn của Hà Lan còn để lại một khối lượng tư liệu khoảng hơn 7000 trang liên quan đến Việt Nam, trong đó có một số viết về Hội An.
Trong hội thảo của chúng ta, một số báo cáo khoa học sẽ đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ buôn bán giữa Hội An với Đàng Trong, với trong nước nói chung và với các nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào thế kỷ XVII, Hội An là một cảng thị vào loại phát đạt nhất của cả vùng Đông Nam Á.
7. Hội An không những là một thương cảng, một cửa ngõ mậu dịch đối ngoại, mà còn là một trung tâm giao tiếp văn hóa. Dĩ nhiên hai mặt kinh tế và văn hóa đó quan hệ mật thiết với nhau và tạo nên sắc thái riêng của vùng Hội An.
Qua các tầng văn hóa Sa Huỳnh - Chàm - Việt vừa tiếp nối vừa giao thoa trong lịch sử mà cuối cùng xu thế Việt càng ngày càng chi phối và nền tảng Việt càng ngày càng bền vững. Trên cơ sở đó, khi trở thành cảng thị Hội An – Faifo, vùng đất này mở rộng cửa đón nhận những thành tố văn hóa ngoại nhập của Nhật, Hoa và một số nước Đông Nam Á, một số nước phương Tây, trong đó ảnh hưởng văn hóa Hoa lâu dài và sâu sắc nhất.
Hội An cũng là một cửa ngõ du nhập đạo Thiên Chúa và là nơi đã góp phần hình thành ra chữ Quốc ngữ vào nữa đầu thế kỷ XVII.
Từ thế kỷ XVIII - XIX, thương cảng Hội An do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, đã sa suốt dần để rồi từ cuối thế kỷ XIX nhường vai trò cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An cho đến hôm nay vẫn duy trì được cuộc sống của mình, vẫn gìn giữ được sắc thái văn hóa của mình. Quá trình giao thoa, giao tiếp và hội nhập văn hóa qua dặm đường dài của lịch sử đã tạo nên cho Hội An một sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú. Bất cứ ai là người Việt Nam hay đã từng nghiên cứu văn hóa Việt Nam, qua Hội An cũng dễ nhận thấy đây là một vùng đô thị cổ vừa mang những nét chung của Việt Nam, của xứ Quảng, vừa có những nét riêng của mình. Điều đó thể hiện rõ qua phát âm, qua kiến trúc, trang trí, qua một số phong tục tập quán và một số món ăn địa phương (ví dụ món Cao Lầu)… Lịch sử vang bóng một thời của Hội An đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, nhưng di sản văn hóa của Hội An đã bảo lưu cho đến hôm nay là một tài sản quý của hiện tại và tương lai.
Một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng đặt ra cho cuộc hội thảo của chúng ta là phân tích và đánh giá đúng đắn những đặc điểm và giá trị của di sản văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trên cơ sở đó, đề ra một quy hoạch bảo tồn, một đề án tu bổ và phát huy tác dụng của khu di tích, Một số báo cáo của các chuyên gia kiến trúc, mỹ thuật và bảo tồn học sẽ đề cập đến những vần đề này.
Xét về niên đại của những kiến trúc hiện còn thì nói chung khó vượt qua thế kỷ XIX, nhưng trong đó vẫn có những bộ phận, những yếu tố và có thể cả những khiểu dáng cổ được giữ lại. Và bên cạnh đó, tuy không nhiều nhưng vẫn còn những di tích cổ được bảo tồn như một số mộ cổ, bia đá, một số di vật khảo cổ học… Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta chỉ nên bảo tồn như hiện trạng hay trong một số trường hợp nào đó, có thể phục hồi lại bộ mặt xưa của nó nếu tư liệu và điều liện kỹ thuật cho phép.
Hội An là một di tích đô thị cổ mà trong phần lớn các công trình kiến trúc, con người đang sống và hoạt động. Đây là một loại bảo tàng sống, một phức hợp di tích gồm nhiều loại hình khác nhau. Giữa cái cũ và cái mới, giữa di tích và cuộc sống, giữa các loại hình di tích khác nhau, làm sao giải quyết được các mối quan hệ phức tạp đó, vừa bảo tồn vừa phát huy được di tích, vừa đáp ứng được cuộc sống của nhân dân và yêu cầu đô thị hóa hiện đại trong tương lai…
Khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và có những di tích có nguy cơ sụp đổ. Không chỉ thời gian và thiên nhiên mà ngay những mâu thuẫn trên nếu không được giải quyết thỏa đáng, cũng là tác nhân đe dọa di tích. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra mà chỉ có chuyên sâu kết hợp với kinh nghiệm nhiều nước và trí tuệ liên ngành mới có thể giải đáp được.
Tất cả các báo cáo khoa học lần lượt được trình bày trong phiên họp toàn thể và trong các tiểu ban, chắc chắn sẽ nêu ra nhiều vấn đề cụ thể và sâu sắc, dẫn chúng ta và những tranh luận hứng thú. Tôi hy vọng sự hội tụ chuyên gia của nhiều ngành và nhiều nước trong cuộc Hội thảo quốc tế này sẽ góp phần làm sáng tỏ những kết quả nghiên cứu về Hội An và cho phép đưa ra những phương hướng bảo tồn tối ưu.

Vũ Quang Huy
23 tháng 3 2022 lúc 21:05

tham khảo'

Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, phát đạt trong thế kỷ XVII - XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An cũng chưa phải dài lâu nhất. Thương cảng Vân Đồn tồn tại suốt thời Lý, Trần, Lê trong khoảng 5 thế kỷ (XI - XV) Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội là kinh thành và đô thị mang chiều dài lịch sử gần 10 thế kỷ.
Về quy mô của một đô thị, trong thời thịnh vượng của nó, Hội An cũng chưa phải to lớn nhất. Về mặt này, trong thế kỷ XVII - XVIII, Hội An càng phải đứng sau Thăng Long - Kẻ Chợ, Phú Xuân - Huế.
Tuy nhiên, về những phương diện khác, Hội An lại có vị trí, vai trò và mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của Hội An. Và điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay, đô thị cổ Hội An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tương đối nguyên vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. Trong khi đó, trải qua các biến thiên lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của nhiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ khác đều bị hủy hoại hoặc cải tạo hoàn toàn, chỉ để lại trên mặt đất một ít di tích rời rạc, phần lớn là các thành lũy và cung điện, đền miếu, lăng mộ. Di tích đô thị cổ Hội An còn được bảo tồn đến nay là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm có trên thế giới.
Chính vì những giá trị đó, năm 1985 Bộ Văn hóa thay mặt Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định công nhận và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An. Cùng năm đó, cuộc hội thảo khoa học lần thứ nhất về Hội An đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước, cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc gia này đã làm sáng tỏ được một số vấn đề cho phép khẳng định quyết định đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và đặt cơ sở khoa học bước đầu xây dựng một đề án bảo tồn khu di tích.
Tuy vậy, công việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu về Hội An còn cần phải tiếp tục để có thể đánh giá một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn đặc điểm và giá trị của di tích đô thị cổ Hội An và đưa ra một đề án quy hoạch và bảo tồn, phát huy tác dụng một cách khoa học nhất và có hiệu quả nhất. Cuộc hội thảo quốc tế này của chúng ta nhằm mục tiêu đó.
2. Sau khi Ủy ban quốc gia Hội thảo quốc tế về Hội An được thành lập (4/1989), chúng tôi đã thực hiện một chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu về Hội An nhằm chuẩn bị cho cuộc hội thảo quốc tế này, các đoàn khảo sát về địa lý – địa đạo, khảo cổ học, lịch sử, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật, bảo tồn học… đã lần lượt về Hội An triển khai các chương trình khảo sát chuyên ngành. Phạm vi điều tra, khảo sát không chỉ giới hạn trong khu phố cổ Hội An (Nội thị của Hội An ngày nay), mà được mở rộng cả về không gian và thời gian.
Về không gian, mở rộng ra cả vùng hạ lưu sông Thu Bồn trong phạm vi hoạt động của thương cảng Hội An xưa, từ dinh trấn Quảng Nam (Thanh Chiêm) cho đến Cù Lao Chàm, và trong chừng mực nào đó ngược về phía tây cho đến Trà Kiệu - Mỹ Sơn của Champa xưa.
Về thời gian, từ những di tích Hội An hiện còn, chúng tôi ngược về quá khứ xa xưa thời tiền sử, sơ sử, thời văn hóa Chàm - tạm gọi là thời tiền Hội An và chủ yếu đi sâu vào quá trình hình thành, phát triển và suy giảm của thương cảng Hội An.
Kết quả trước hết của các đợt điều tra khảo sát điền dã đó là đã thu thập thêm được nhiều tư liệu mới, làm giàu thêm cơ sở tư liệu về Hội An. Đó là những hiện vật khảo cổ học gồm đồ đá, đồ gốm sứ, tiền đồng cổ từ văn hóa Sa Huỳnh muộn cho đến những thời kỳ lịch sử gần đây, những bản dập văn bia, những gia phả, tộc phả, những bản vẽ kiến trúc cổ tồn tại cho đến nay, những hồ sơ tư liệu về các nghề thủ công cổ truyền, về tiếng nói địa phương, về địa danh, về các phong tục tập quán và lễ hội văn hóa dân gian. Sưu tập gốm sứ ở Hội An rất phong phú gồm gốm Sa Huỳnh - Champa, gốm sứ Đại Việt - Đại Nam của các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc qua nhiều triều đại và có thể cả gốm sứ nước khác, đang chờ đợi sự nghiên cứu và giám định của các chuyên gia. Các bản dập văn bia gồm bia chùa, đình, miếu, mộ, nhà thờ tộc, hội quán, cầu lên đến gần 100. Các di tích kiến trúc cổ còn được lưu giữ, theo điều tra và thống kê sơ bộ, cũng lên đến 226 đơn vị với nhiều loại hình khác nhau và đã lập được 154 hồ sơ bản vẽ. Do hạn chế về thời gian và nhất là do hạn chế về kinh phí, chúng tôi chưc hoàn tất được chương trình điều tra khảo sát về mọi mặt, đặc biệt là chưa tiến hành được những khai quật khảo cổ học trên diện lớn ở nhiều địa điểm cần thiết.
Trên cơ sở tập hợp những tư liệu mới đó kết hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây, tháng 10/1989, chúng tôi tổ chức cuộc hội thảo liên ngành để chuẩn bị các báo cáo khoa học cho cuộc hội thảo quốc tế này. 26 báo cáo khoa học thuộc nhiều ngành chuyên môn khác nhau đã được hoàn thành và sẽ được trình bày trong cuộc hội thảo của chúng ta, với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam ở Hà Nội, Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
Chúng tôi biết rằng tư liệu liên quan đến Hội An còn được lưu giữ ở nhiều nước trước đây vốn có quan hệ buôn bán với thương cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc ở phương Đông, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Rôma ở phương Tây. Một phần nguồn tư liệu này đã được khai thác và công bố trong các công trình nghiên cứu của N. Peri, W.J.M. Buch, Chen Ching Ho, P. Manguin, O gura Sadao và nhiều bài đăng trên Bulletin des Amis du vieux Hue, Bulletin de l’Ecole francaise d’Extrême - Orient. Nguồn tư liệu này đang được tiếp tục khai thác nguồn tư liệu cho Hội An và rộng ra nữa cho cả lịch sử Việt Nam.
38 báo cáo khoa học (26 của các nhà khoa học Việt Nam và 12 của các nhà khoa học nước ngoài) trình bày trong cuộc hội thảo quốc tế này, bao quát nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở ra nhiều vấn đề tranh luận rất hứng thú và đặt ra những giả thuyết, những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa và triển vọng.
Sau đây, dựa trên các báo cáo khoa học gửi đến hội thảo, tôi xin phép được nêu lên và lưu ý các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước một số vấn đề nhằm định hướng cho cuộc hội thảo khoa học trên tinh thần rất cởi mở, tự do và thẳng thắn của chúng ta.
3. Nói đến thương cảng Hội An, các công trình nghiên cứu trước đây thường chỉ dựa vào những phố cổ hiện còn và trên địa hình sông - biển, các bãi bồi - ao đầm hiện tại. Nhưng những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XIX và nhiều tư liệu địa lý học lịch sử cho thấy chỉ trong vòng ba, bốn thế kỷ trở lại đây, địa hình vùng hạ lưu sông Thu Bồn đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, những biến đổi của vùng cửa sông và các doi cát ven sông còn tiếp diễn và có thể dễ dàng quan sát trong từng thời gian khoảng chục năm. Vì vậy việc nghiên cứu, khảo sát về mặt địa lý, khí tượng, thủy văn để xác định quá trình hình thành và biến đổi địa hình của vùng hạ lưu sông Thu Bồn, nhất là trong khoảng 2000 năm trở lại đây, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Hội An cũng như lý giải cấu trúc, sự ra đời và sa sút của thương cảng, mối quan hệ giữa Hội An với Đà Nẵng và con đường hàng hải quốc tế đương thời.
Kết quả nghiên cứu và khảo sát của một số nhà chuyên môn cho biết vào khoảng đầu công nguyên, lúc biển tiến đạt mức cực đại thì vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng biển cửa sông loe như hình phễu. Dấu vết rõ rệt của vùng biển cổ đó là một vùng đầm lầy Trà Quế (Cẩm Hà). Sau đó, biển rút dần và các địa hình có nguồn gốc khác nhau được tạo thành. Những địa hình cao con người có thể sinh sống được lúc bất giờ là ven bờ vùng biển, là các thềm tích tụ biển rải rác và thành một dải dọc theo chân bờ xói lở. Thềm tích tụ biển tương đối cổ và cao là doi cát từ Hội An đến Cồn Tàu. Hai bên bờ Bắc và Nam cửa Thu Bồn, hai dải tích tụ cát nhô lên khỏi mặt nước, biến vùng nước phía trong thành dầm phá. Các dạng đầm phá bị lấp dần, để lại dưới dạng dòng sông Cổ Cò hay các bầu ở Trung Phường. Phù sa và sóng biển ở cửa sông tạo thành những cồn cát, tách sông Thu Bồn đổ ra biển bằng hai cửa mà tư liệu lịch sử đã có thời gọi là Cửa Đại và cửa Tiểu. Quá trình di chuyển dọc bờ của bùn cát làm chi cửa phía bắc bị lấp dần - có thể vào khoảng thế kỷ XVIII - và ép dòng nước sông Thu Bồn chạy về phía Nam. Cũng từ đó, quá trình tích tụ mạnh mẽ bồi lấp dần các đầm phá và làm cho các tuyến sông bị thay đổi và bị lấp dần, gây khó khăn cho sự ra vào và neo đậu các tàu thuyền lớn.
Trên những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XVIII, Hội An hay Faifo nằm trên bờ bắc sông Thu Bồn (hay sông Hội An) thông với biển cả bằng cửa Đại Chiêm (lúc đó còn ở phía Bắc Cửa Đại ngày nay) và một dòng sông nối với cửa Hàn của Đà Nẵng, phía ngoài là một doi cát rộng như một hòn đảo. Dấu vết của dòng sông nối Hội An với cửa Hàn có thể xác định là sông Cổ Cò - Để Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này, gần đây đã tìm thấy những lô tàu, mỏ neo chôn vùi trong lòng đất và những địa danh có ý nghĩa như Vụng Tàu, Cồn Tàu, Bến Tàu…
Phải chăng trên cơ sở những tư liệu đó, chúng ta có thể phác họa lại địa hình và sông nước Hội An trong thời hình thành và phồn vinh của thương cảng nổi tiếng này. Những biến đổi của địa hình sau đó cũng là một trong những nhân tố trọng yếu làm sa sút vai trò và hoạt động của thương cảng Hội An. Cũng trên cơ sở địa hình và những biến đổi của nó trong lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo quan điểm lịch đại và đồng đại đặc điểm môi trường và sinh thái vùng sông - biển, cồn cát - ao đầm của Hội An và hạ lưu sông Thu Bồn.
4. Trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đề cập đến thời kỳ tiền Hội An, thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Đó là một hướng nghiên cứu đã được nêu lên trong hội thảo năm 1985 và được tiếp tục trong hội thảo này với một số tư liệu và nhận thức mới.
Những cuộc thám sát khảo cổ học ở Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang (xã Cẩm Hà) để phát hiện được những di tích mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh muộn. Trong những di tích này đã tìm thấy đồ gốm, khuyên tai ba mấu bằng đá, công cụ và vũ khí bằng sắt và những tiền đồng bằng bị gãy thành nhiều mảnh mà có mảnh được đoán định là tiền Ngũ Thù và tiền Vương Mãng. Khó khăn là di tích Thanh Chiếm và Hậu Xá hình như bị xáo trộn. Tôi mong các chuyên gia khảo cổ học sẽ trao đổi để giám định niên đại của những đồng tiền cổ và mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa.
Quanh vùng Hội An, trên mặt đất cũng thấy một số di tích Chàm như vết tích kiến trúc ở Lùm Bà Vàng (Thanh Chiếm), ở An Bang (Thanh Chiếm - Cẩm Hà), bức tượng trong miếu Thần Hời ở An Bang, tượng thờ tại Lăng Bà Lồi (Cẩm Thanh), đầu tượng thần ở nhà thờ họ Võ tại Hậu Xá (Cẩm Hà), đài thờ ở Chùa Cây Thị (Uất Lũy - Điện Phương), cùng nhiều giếng Chăm ở hạ lưu sông Thu Bồn mà nhiều nhất là phía Đông bàu Trung Phường.
Khi mà kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) và thánh địa Mỹ Sơn đặt ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn thì không ai nghi ngờ gì vùng cửa sông phải giữ một vị trí trọng yếu trong kế hoạch bố phòng và trong quan hệ giao thương của vương quốc Champa. Những địa danh Cù Lao Chàm, cửa Đại Chiêm, Kẻ Chàm… và có thể cả Thi Lai, Bến Cồn Chăm… còn như ẩn tàng một quá khứ của văn hóa Chàm, dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Champa. Thư tịch cổ của Trung Quốc có nói đến một “Lâm Ấp phố” (Thủy kinh chú) mà “ngoài Lâm Ấp phố của núi Bất Lao” (Thông điển). Núi Bất Lao hay Chiêm Bất Lao tức Cù Lao Chàm. Vậy cửa Đại Chiêm, mà còn có phố Lâm Ấp. Phải chăng một cảng thị nào đó đã được thành lập, mở cửa giao lưu với Đông nam Á và qua đường biển Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, với thế giới Ấn Độ và Ả Rập. Nhưng vị trí cảng thị đó ở đâu, bố trí các bến thuyền ra sao thì cần chờ đợi những kết quả khai quật khảo cổ học trong tương lai mới xác định được. Những bến thuyền của Chiêm cảng xưa ở phía Nam là những giả định khoa học để thảo luận và nghiên cứu, nhưng theo tôi, kết luận còn phải được chứng minh bằng những cứ liệu mới.
5. Quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hội An cùng với thời điểm ra đời và tên gọi Hội An - Faifo được đề cập đến trong một số báo cáo khoa học.
Nói chung nhiều tác giả thừa nhận thương cảng Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XVII. Thật khó đưa ra một thời điểm cụ thể làm năm khai sinh của Hội An. Và dĩ nhiên trước khi Hội An ra đời với vai trò một đô thị - thương cảng thì đã có một quá trình chuẩn bị và tạo lập các điều kiện về nhiều phương diện. Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế kỷ XV khi người Việt vào tụ cư ở đây.
Bối cảnh lịch sử ra đời của thương cảng Hội An có những nét chung va riêng của nó, xét trong tình hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ.
Trong nước, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam. Chúa Tiên - chúa Nguyễn đầu tiên này, đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương nghiệp. Sử biên niên ghi nhận năm 1572: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi độ hội lớn”. Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) kế nghiệp từ năm 1613, càng phải đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cuối thế kỷ XVI đầu XVII, nền kinh tế Thuận Quảng có những bước phát triển kinh tế hàng hóa cùng với chính sách mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng, dẫn đến sự xuất hiện của một loạt đô thị và thương cảng, trong đó Hội An với vị trí và điều kiện thuận lợi của nó, sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất.
Nhận xét trên liên quan đến việc đánh giá lại sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà giới sử học Việt Nam đang thảo luận. Trước đây, một quan điểm khá phổ biến trong các công trình sử học Việt Nam là gần như phủ nhận vai trò tích cực của các chúa Nguyễn cũng như triều Nguyễn đâu đó nói chung, giải thích những thành tự kinh tế chỉ bằng kết quả lao động của nhân dân. Rõ ràng một quan niệm như thế là thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử.
Thế kỷ XVI - XVII cũng là thời kỳ mà Đông Nam Á và phương Đông nói chung chứng kiến nhiều chuyển biến quan trọng.
Sau các phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, các nước phát triển phương Tây bắt đầu tràn sang phương Đông và các hoạt động mậu dịch ngày càng sôi nổi, lần lượt lôi cuốn các nước phương Đông vào thị trường khu vực và thị trường thế giới đang hình thành. Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha rồi Hà Lan, Anh, Pháp tiến đến Hội An và các thương cảng khác của Việt Nam.
Chính sách ngoại thương của Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những hình ảnh hưởng trực tiếp đến Hội An. Nhà Minh giữ chủ trương bế quan tỏa cảng cho đến năm 1567 mới mở cửa cho thuyền buôn vượt biển buôn bán với các nước Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Tình hình đó lại buộc mạc phủ Toyotomi rồi Takugawa, có thể từ năm 1636, tạo ra một giai đoạn buôn bán phát đạt giữa Nhật Bản với Việt Nam mà chủ yếu với Hội An. Rồi ở Trung Quốc, nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thay thế (1664) lại dẫn đến những làn sóng di cư ồ ạt của người Hoa xuống Đông Nam Á. Trong thời gian chiến tranh giữa nhà Thanh với họ Trịnh ở Đài Loan (1661 - 1683), chính sách cấm vận của nhà Thanh cũng một thời thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa Đài Loan với Đông Nam Á.
Tất cả tình hình thế giới và khu vực trên đều tác động đến nền ngoại thương Việt Nam nói chung và đời sống của thương cảng Hội An nói riêng. Hội An với vị trí gần bên con đường hàng hải quốc tế sôi động đương thời, với những bến cảng tốt và với sự trù phú của xứ Quảng, đã nhanh chóng gia nhập vào các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khu vực. Thiết nghĩ nghiên cứu lịch sử Hội An không thể không gắn chặt với bối cảnh chính trị - kinh tế của cả khu vực và trong chừng mực nào đó của cả thế giới.
Về tên gọi Hội An - Faifo, đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng cũng còn nhiều cách giải thích khác nhau. Tên Faifo đã được Antonio De Faria biết đến năm 1576 khi tàu của ông ghé qua Touron (Đà Nẵng) và tên Faifo xuất hiện đầu tiên trong hồi ký của Christoforo Borri đã từng sống ở Hội An và Đàng Trong từ 1618 đến 1621. Cách giải thích Faifo từ câu hỏi “Phải phố không?” chỉ là một thứ suy diễn theo lối ngữ nghĩa dân gian đơn giản, không có cơ sở. Ô châu cận lục với lời tựa của Dương Văn An viết năm 1553 chưa có tên Hội An, nhưng có tên làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Bản đồ của Alexandre de Rhodes năm 1651 có ghi tên Haifo hay Kaifo vì chữ K và H không rõ lắm. Tên Hội An được dùng nhiều trong sử liệu Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII trở đi. Vậy Faifo hiểu là phiên âm của tên Việt như Hoài Phô, Hải Phố, Hội An, có lẽ là hướng nghiên cứu hợp lý nhất.
6. Hội An thuộc loại hình đô thị - thương cảng hay có thể gọi tắt là cảng - thị, vừa nằm trên bờ một dòng sông lớn, vừa gần cửa biển. Trong quan niệm truyền thống, Hội An vừa là tên xã, vừa là tên phố. Phố Hội An vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 6 xã, trong đó có xã Hội An, xã Minh Hương. Trung tâm của đô thị Hội An là vùng bến cảng và phố chợ buôn bán trên bờ bắc sông Thu Bồn, gần như vùng nội thị gồm ba phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô của thị xã Hội An ngày nay. Nhưng quy mô, cấu trúc và những thay đổi của Hội An trong lịch sử đã diễn ra như thế nào thì lại còn tồn tại nhiều vấn đề cần bàn luận.
Rõ ràng Hội An trong quan niệm đô thị học không thể chỉ bó gọn trong một trung tâm của phố chợ và bến cảng, mà còn bao gồm cả vùng ngoại vi nằm trong phạm vi quan hệ và hoạt động trực tiếp của đô thị thương cảng đó. Đầm Trà Nhiêu không còn nghi ngờ gì là “nơi tàu bè đỗ” theo nhận xét của Thích Đại Sán năm 1695 hay là “chỗ thuyền buôn của các nước dừng đậu” theo ghi chép của tác giả Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn, là một bộ phận gắn chặt với phố Hội An ở bờ nam sông Thu Bồn. Đầm Trung Phường, Trà Quế cũng có thể là những nơi neo đậu hay tạm trú của tàu thuyền, nhưng chưa tìm thấy cứ liệu trực tiếp. Rồi các làng thủ công ven đô, nổi tiếng nhất là nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu, cũng phải được coi là những bộ phận ngoại vi của đô thị.
Rộng ra nữa, trong quan hệ xa hơn, phải tính đến Đà Nẵng - Tourn mà có người coi như một “tiền cảng” của Hội An và Dinh Chiêm - trấn dinh Quảng Nam, cũng nằm trên sông Thu Bồn không xa, gần đó lại có chợ Củi đón nguồn hàng từ thượng lưu trở về.
Trong những mối quan hệ như vậy, chúng ta nên xác định giới hạn và vùng phạm vi hoạt động của cảng thị Hội An như thế nào cho hợp lý? Vấn đề này ít nhiều có liên quan đến việc lý giải bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” của dòng họ Chaya đã từng buôn bán với Hội An đầu thế kỷ XVII và bức tranh “Trên sông Hội An” của J. Borrow vẽ năm 1792 - 1793.
Trong buổi hình thành và phát đạt vào cuối thế kỷ XVI và đầu XVII, Hội An đã là nơi hội tụ cư dân của nhiều nơi trong nước và cũng là nơi tụ hội của nhiều thuyền buôn và kiều dân nước ngoài, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc. Hồi ký của Christoforo Borri và một số tư liệu sau đó, xác nhận Hội An đầu thế kỷ XVII của một khu phố Nhật và một khu phố Khách, mỗi khu có “tổng trấn” (Gouverneur) riêng và sống theo “luật lệ riêng”. Sự khác nhau của hai khu này làm cho C. Borri có cảm tưởng như “hai thành phố”. Tư liệu Nhật Bản gọi khu phố Nhật là “Nhật Bản đính”, văn bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” khắc năm 1640 có nói đến “Nhật Bản đính”. Đấy là một nét đặc sắc của Hội An, nhất là khi chúng ta biết rằng trong thời trung đại, Việt Nam không có những thành thị tự do hay tự trị như phương Tây hay Nhật Bản.
Một vấn đề lý thú đặt ra ở đây là xác định vị trí của khu phố Nhật và khu phố Khách đó. Có người cho khu phố Nhật ở khu vực nội thị hiện nay và cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều phải nằm trong khu vực này. Có người quan niệm khu phố Nhật ở vùng Hoa Phô hay Ba Phô, nay thuộc Cẩm Châu. Việc xác định vị trí hai khu phố này liên quan đến một di tích gọi là Tùng Bản tự. Đó là ngôi chùa do một người Nhật tên là Shichirobei xây dựng vào năm 1670 và theo sơ đồ ông gửi về Nhật năm 1673 thì ngôi chùa ở phía bắc sông và phía đông là Nhật Bản đính, phía tây là Đường nhân đính. Có người ngờ Tùng Bản tự (Tùng Bản là hệu của Shichirobei) là chùa Âm Bổn, nhưng kết quả thám sát khảo cổ học năm 1989 không xác nhận ý kiến này.
Dù cho vị trí khu phố Nhật chưa xác định được, nhưng không ai phủ nhận vào đầu thế kỷ XVII, người Nhật giữ vai trò rất quan trọng trên đất Hội An hôm nay như cầu Nhật Bản, mộ người Nhật, bia ghi tên đóng góp của người Nhật…
Từ năm 1636 chính phủ Nhật Bản ban hành lệnh cấm xuất ngoại làm cho quan hệ buôn bán giữa người Nhật Bản với Hội An sa sút dần và số người Nhật cũng giảm dần. Cùng lúc đó thì số người Hoa vốn có mặt ở Hội An từ trước lại không ngừng tăng lên. Từ giữa thế kỷ XVII, người Hoa thay thế người Nhật, chiếm ưu thế ở Hội An và chi phối các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu của thương cảng này. Các thế hệ người Hoa được xếp vào loại Tiền hiền là thủy tổ các họ được gọi là Thập Lão, Lục tính và Tam đại gia. Họ tậu đất lập ra xã Minh Hương (có thể vào khoảng 1645 – 1653, theo Chen Ching Ho) mở phố xá, dựng chùa miếu và các hội quán. Trong chiều sâu lịch sử và trên bình diện kiến trúc còn lại đến nay, chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng văn hóa sâu sắc của người Hoa tại Hội An. Nhưng cũng chính những người Hoa Minh Hương đem đến những ảnh hưởng văn hóa đó lại dần dần Việt hóa một cách tự nhiên và gia nhập hoàn toàn vào cộng đồng cư dân Hội An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngoài người Nhật, người Hoa, Hội An còn đón tiếp nhiều tàu thuyền và cư dân các nước khác đến buôn bán và cư trú tạm thời. Người Hà Lan đã từng mở thương điếm ở đây trong khoảng 1636 - 1741 và đến nay công ty Đông Ấn của Hà Lan còn để lại một khối lượng tư liệu khoảng hơn 7000 trang liên quan đến Việt Nam, trong đó có một số viết về Hội An.
Trong hội thảo của chúng ta, một số báo cáo khoa học sẽ đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ buôn bán giữa Hội An với Đàng Trong, với trong nước nói chung và với các nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào thế kỷ XVII, Hội An là một cảng thị vào loại phát đạt nhất của cả vùng Đông Nam Á.
7. Hội An không những là một thương cảng, một cửa ngõ mậu dịch đối ngoại, mà còn là một trung tâm giao tiếp văn hóa. Dĩ nhiên hai mặt kinh tế và văn hóa đó quan hệ mật thiết với nhau và tạo nên sắc thái riêng của vùng Hội An.
Qua các tầng văn hóa Sa Huỳnh - Chàm - Việt vừa tiếp nối vừa giao thoa trong lịch sử mà cuối cùng xu thế Việt càng ngày càng chi phối và nền tảng Việt càng ngày càng bền vững. Trên cơ sở đó, khi trở thành cảng thị Hội An – Faifo, vùng đất này mở rộng cửa đón nhận những thành tố văn hóa ngoại nhập của Nhật, Hoa và một số nước Đông Nam Á, một số nước phương Tây, trong đó ảnh hưởng văn hóa Hoa lâu dài và sâu sắc nhất.
Hội An cũng là một cửa ngõ du nhập đạo Thiên Chúa và là nơi đã góp phần hình thành ra chữ Quốc ngữ vào nữa đầu thế kỷ XVII.
Từ thế kỷ XVIII - XIX, thương cảng Hội An do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, đã sa suốt dần để rồi từ cuối thế kỷ XIX nhường vai trò cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An cho đến hôm nay vẫn duy trì được cuộc sống của mình, vẫn gìn giữ được sắc thái văn hóa của mình. Quá trình giao thoa, giao tiếp và hội nhập văn hóa qua dặm đường dài của lịch sử đã tạo nên cho Hội An một sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú. Bất cứ ai là người Việt Nam hay đã từng nghiên cứu văn hóa Việt Nam, qua Hội An cũng dễ nhận thấy đây là một vùng đô thị cổ vừa mang những nét chung của Việt Nam, của xứ Quảng, vừa có những nét riêng của mình. Điều đó thể hiện rõ qua phát âm, qua kiến trúc, trang trí, qua một số phong tục tập quán và một số món ăn địa phương (ví dụ món Cao Lầu)… Lịch sử vang bóng một thời của Hội An đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, nhưng di sản văn hóa của Hội An đã bảo lưu cho đến hôm nay là một tài sản quý của hiện tại và tương lai.
Một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng đặt ra cho cuộc hội thảo của chúng ta là phân tích và đánh giá đúng đắn những đặc điểm và giá trị của di sản văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trên cơ sở đó, đề ra một quy hoạch bảo tồn, một đề án tu bổ và phát huy tác dụng của khu di tích, Một số báo cáo của các chuyên gia kiến trúc, mỹ thuật và bảo tồn học sẽ đề cập đến những vần đề này.
Xét về niên đại của những kiến trúc hiện còn thì nói chung khó vượt qua thế kỷ XIX, nhưng trong đó vẫn có những bộ phận, những yếu tố và có thể cả những khiểu dáng cổ được giữ lại. Và bên cạnh đó, tuy không nhiều nhưng vẫn còn những di tích cổ được bảo tồn như một số mộ cổ, bia đá, một số di vật khảo cổ học… Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta chỉ nên bảo tồn như hiện trạng hay trong một số trường hợp nào đó, có thể phục hồi lại bộ mặt xưa của nó nếu tư liệu và điều liện kỹ thuật cho phép.
Hội An là một di tích đô thị cổ mà trong phần lớn các công trình kiến trúc, con người đang sống và hoạt động. Đây là một loại bảo tàng sống, một phức hợp di tích gồm nhiều loại hình khác nhau. Giữa cái cũ và cái mới, giữa di tích và cuộc sống, giữa các loại hình di tích khác nhau, làm sao giải quyết được các mối quan hệ phức tạp đó, vừa bảo tồn vừa phát huy được di tích, vừa đáp ứng được cuộc sống của nhân dân và yêu cầu đô thị hóa hiện đại trong tương lai…
Khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và có những di tích có nguy cơ sụp đổ. Không chỉ thời gian và thiên nhiên mà ngay những mâu thuẫn trên nếu không được giải quyết thỏa đáng, cũng là tác nhân đe dọa di tích. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra mà chỉ có chuyên sâu kết hợp với kinh nghiệm nhiều nước và trí tuệ liên ngành mới có thể giải đáp được.
Tất cả các báo cáo khoa học lần lượt được trình bày trong phiên họp toàn thể và trong các tiểu ban, chắc chắn sẽ nêu ra nhiều vấn đề cụ thể và sâu sắc, dẫn chúng ta và những tranh luận hứng thú. Tôi hy vọng sự hội tụ chuyên gia của nhiều ngành và nhiều nước trong cuộc Hội thảo quốc tế này sẽ góp phần làm sáng tỏ những kết quả nghiên cứu về Hội An và cho phép đưa ra những phương hướng bảo tồn tối ưu.

Kinh tế TBCN phát triển cùng các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỷ XV – XVI đã dẫn đến kỷ nguyên thương mại quốc tế sau đó. Các nước phương Tây đẩy mạnh việc giao lưu quốc tế vs các nước phương Đông. Hai trục giao thương buôn bán lớn ở biển Đông được hình thành đó là trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Trong nước, về chính trị thời kỳ này đất nước ta chia cắt thành 2 Đàng. Trong các tk XVI – XVIII, nền kt hàng hóa phát triển, có những chuyển biến to lớn. Chính trong bối cảnh đó, hoạt động trong các đô thị đã ra đời,bên cạnh các đô thị cũ còn xuất hiện nhiều đô thị mới.
Đô thị lớn nhất và cũng là kinh đô của cả nước là Thăng Long – Kẻ Chợ. Đây là một đô thị ra đời từ tk 11. Trong các tk XVI – XVIII mạng lưới chợ ở đâyphát triển mạnh mẽ và là nơi đô hội, tụ tập đông người, có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở nơi khác. Có thể hình dug Thăng Long – Kẻ Chợ theo mô tả của giáo sĩ phương Tây: giáo sĩ Xanh Phanlo “kinh đô của nó, tôi xem có thể lớn bằng Pari và dân số cũng bằng”, giáo sĩ Marini “ Các nhà ở Kẻ Chợ đều 1 tầng…có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng 1 thành phố nhỏ của nước Ý”.
ở Kẻ Chợ ngoài người Hoa còn có các thương nhân phương Tây đến buôn bán và xin lập thương điếm. Thăng Long – Kẻ Chợ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, vì vậy TL vẫn chịu sự rang buộc của phần đô, còn phần thị ko phát triển bằng vì nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
Bên cạnh đó còn có Phố Hiến (Hưng Yên). Đây là 1 đô thị mới phát triển trong thời kì này. Tên gọi Phố Hiến thể hiện rõ nét yếu tố đô chi phối yếu tố thị. Đây là thủ phủ trấn Sơn Nam, Phố Hiến nằm ở phía tả s.Hồng, nơi đây có lỵ sở của Tuy Hiến sát sứ ty(cơ quan chính trị của nhà nước). Về sau vs sự phát triển của mình phố Hiến dần dần mag 1 diện mạo của 1 đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao goomd 1 bến cảng sông, 1 tập hợp chợ, khu phường phố, và 2 thương điếm Hà La, Anh. Phố Hiến từ nơi tụ cư, thị trấn phát triển thành 1 đô thị lớn vào tk 17 đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu các hoạt động buôn bán thông qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là 1 bến sông, đầu mối của các tuyến gt vùng. Thời kì phồn thịnh nhất của phố Hiến là vào khoàng tk 17. Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 tk để cuối cùng trở thành tỉnh lỵ Hưng Yên. Do dòng sông bị bồi lấp, cạn dần nên tàu thuyền vào khó khăn, mặt khác lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xk vàng bạc, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn. Thế kỷ XIX khi kinh đô chuyển vào Huế , phố Hiến lụi tàn dần.
Thanh Hà: nằm ở tả ngạ sông Hương do người TQ thành lập vào năm 1636 khi được phép của chúa Ng. Thanh Hà là khu buôn bán của Phú Xuân được gọi là “Đại Minh khách phố” , vs hoạt động buôn bán sầm uất. Tuy nhiên do cồn nổi ở s.Hương tàu thuyền không cập bến được . Sau đó, Thanh Hà cũng lụi tàn dần.
Hội An; là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, từ rất sớm Hội An đã là nơi đón tiếp thuyền buôn ngoại quốc . Cảng thị Hội An là nơi tập trung hiều nhất hàng hóa ngoại quốc, các cửa hàng này hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Công ty Đông Ấn Anh nhận xét: “khu phố faifo này có 1 con đường nằm sát vs sông. Hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà xd san sát nhau. Boro viết “thành phố lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nhận nói nó có hai thị trấn, 1 của người TQ và 1 của người NB”. Cuối thế kỷ 18 vùng biển của Đại cạn dần, thuyền buôn ko vào được, Hội An tàn lụi dần.+
Bến Nghé: dưới sự cai quản của các chúa Ng năm 1698 chính thức được thahf lập. Bến Nghé trở thành nơi thu hút sự buôn bán rất lớn của khu vực phía Nam.

 

La Xuân Dương
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 10 2016 lúc 21:51

Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là một dạng động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu.