Những câu hỏi liên quan
Hiền Thương
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
13 tháng 11 2016 lúc 10:05

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn nơi ta sinh ra và cũng là nơi đón ta trở về quê hương bình dị lắm giản dị lắm nhưng có đôi lúc vì mải chạy theo vật chất phù du mà ta quên đi chốn bình yên ấy. Khi trở lại thì cảnh vật vẫn còn đó, cảm xúc vẫn dạt dào nhưng dường như ta đã trở thành người lạ trên chính quê hương ta. Cũng nằm trong cảm xúc đó Hạ Tri Chương đã viết bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”.
Quê hương là lòng mẹ ấm áp và yên lành nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta suốt những tháng ngày thơ ấu. Nhưng cuộc sống như những guồng quay bất tận đã quấn ta đi đã lấy đi tuổi xanh và trả ta lại nơi bắt đầu khi tóc đã ngả màu thời gian. Hạ Tri Chương cũng ra đi lăn lộn trong chốn quan quan trường ở kinh đô Trường An vào lúc :

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi”

Dịch thơ
“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao”.

Khi ra đi tóc hãy còn xanh , khi trở về giọng quê vẫn thế chất giọng trong lời ru của bà của mẹ của quê hương tâm tình không đổi nhưng màu thời gian đã phủ trắng trên mái tóc buông màu hoa râm. Hẳn phải yêu quê hương yêu tiếng mẹ nên tác giả vẫn giừ gìn chất giọng của mình như một minh chứng về tình yêu bất diệt đó, quê hương không chỉ luôn hiện hữu trong tim trong trí nhớ của Hạ Tri Chương mà tình yêu đó vẫn luôn được nuôi dưỡng trong chất giọng của ông

Trong hai câu thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng những vế đối một cách khéo léo và tinh tế nhằm làm nổi bật sự đối lập khi rời quê và khi trở lại . “thiếu tiểu” (khi trẻ) đối lập với “lão đại”( già), “li”(đi) đối lập với “hồi” (về), “vô cải”( không đổi) đối lập với “mao tồi” (khác bao). Dù con người có muốn hay không nhưng cuộc đời thời gian vẫn thế vẫn khắc nghiệt và vô tình đôi khi đến mức hờ hững: Thời gian thấm thoắt thoi đưa nó đi đi mất có chờ đợi ai. Chẳng phải vì sự đối lập như vậy mà:

“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tông hà xứ lai”

Dịch thơ:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi”.

Nếu như hai câu đầu ta cảm nhận thấy sự hồi hộp khi được trở lại quê cũ thì hai câu sau có chút gì đó bùi ngùi xót xa thấm thía một nỗi mang mát buồn. Trên mảnh đất quê hương mà dường như mình là kẻ xa lạ đó là một cảm giác thật đau đớn và càng đau đớn hơn khi trở lại vào lúc tuổi đã xế chiều. Khi về già người ta thường hay muốn trở lại quê hương và thường mang theo tâm trạng nuối tiếc. Vì những giá trị mà cả đời vất vả đi tìm lại không nằm ở đâu xa mà ở những việc rất bình thường. Giống như nhân vật Nhĩ trong tác phẩm bến quê của Nguyễn Minh Châu cũng đem theo một cảm xúc nuối tiếc như vậy. Cả đời bôn ba khắp nơi trong nước ngoài nước không có nơi đâu là Nhĩ chưa đăt chân đến. Nhưng cái bên quê trước mặt mình thì Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên một lần. Khi trở lại thì Nhĩ đã bị bệnh rất nặng không thể nào và không bao giờ có thể đặt chân lên cái baaix bồi đó nữa. Đó là một hình ảnh mang tính chất nhân sinh sâu sắc đáng để suy ngẫm

Bài thơ kết thúc trong dư vọng của sự nuối tiếc chen lẫn những nỗi buồn từ sâu thẳm con tim, đó là những trải nghiệm của tác giả hay chính là thông điệp nhắn nhủ tới mỗi bạn đọc hãy yêu thương và trân trọng những gì mà ta đang có bởi vì hạnh phúc giản dị lắm nó hiện hữu xung quanh ta mà ta không hề nhận. Đừng mải chạy theo vật chất phù mà quên đi những hạnh phúc giản đơn mà rất khó nắm bắt, tới khi ngoảnh mặt lại thì nó đã tuột khỏi tầm tay. Quê hương là chốn đón nhận chúng ta quay về bởi: Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Tình yêu quê hương đất nước luôn được sáng tạo trong những tác phẩm văn học, nó trở thành nguồn cảm hứng to lớn và mạnh mẽ cho con người cuộc đời của mỗi chúng ta đã được tạo nên bởi cuộc sống và giá trị cho cuộc đời của mỗi người. Quê hương ai ai cũng phải có nhưng biết lưu giữ và tạo nên nó mới có thể góp phần làm nên một cuộc sống vừa có giá trị và có ý nghĩa nhất, đối với cuộc đời của mỗi người. Quê hương mỗi người chỉ có một, quê hương nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta vững tin và mạnh mẽ cho cuộc sống của mình, biết được những điều đó chúng ta sẽ tạo dựng được nhiều điều có ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình. Luôn luôn biết chân trọng và giữ gìn truyền thống và biết yêu thương quê hương của mình, đó là những điều có ý nghĩa và tạo dựng được nhiều điều mang lại cho chúng ta cuộc sống có giá trị và hạnh phúc nhất trong chính cuộc đời này.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 11 2016 lúc 10:27

ết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

 

Bình luận (0)
Lê Phương Anh
16 tháng 11 2016 lúc 13:26

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

cam nghi bai hoi huong ngau thu cua ha tri chuong

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!Hãy nhìn xem , làm thế nào để tăng kích thước vòng một mà không cần phẫu thuật!Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm ...Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Bình luận (1)
Evil
Xem chi tiết
GOODBYE!
7 tháng 11 2018 lúc 20:23

vietjack

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 11 2016 lúc 21:43

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới được trở về, với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lý: Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”

Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ tờ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kĩ, vì vậy người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.

Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.

Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.

Bình luận (1)
Khánh Linh
28 tháng 11 2016 lúc 22:26

Hạ Tri Chương một thi sĩ lớn đời Đường. Ông sinh (659 - 744) quê ở Cối Khê - Chiết Giang - Trung Quốc. Ông đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường được nhà Vua và quần thần rất trọng vọng. Thơ ông chan chứa lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ đặc sắc về chủ đề này được người đời truyền tụng là Hồi hương ngẫu thư:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Cũng như Lý Bạch, Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn thơ bé. Quê hương với bao kỷ niệm thân thương, gần gũi với tuổi thơ ấu của mỗi người. Có lẽ chẳng mấy ai muốn xa quê, nơi đã gắn bó thành máu, thành hồn. Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Xa quê từ ngày còn thơ bé, khi trở lại đã già rồi. Thời gian cách biệt không phải là 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỷ, gần một đời người sao lại không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường công danh. Cuộc đời đầy sóng gió, con người ta với một lần sinh ra và một lần vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Do vậy cuộc sống của họ luôn cố gắng phấn đấu cho được một chút công danh. Với Hạ Tri Chương công danh đã thành đạt nhưng phải li gia, xa quê nhà yêu dấu của mình. Có thế nói rằng đây chính là khối sầu, là một nỗi đau của bất cứ ai lâm vào cảnh ngộ này.

Ra đi từ lúc ấu thơ và khi trở lại

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.

Trong cái biến đổi sương pha mái đầu và cái không đổi “giọng quê vẫn thế” thể hiện tấm lòng chung thuỷ, sắt son với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng tự hào với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỷ làm quan phục vụ triều đình tại Kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son thế mà tình cố hương trong ông vẫn không thay đổi. Đó là điều đáng kính phục.

Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa nó, đương nhiên sẽ gặp những nghịch lý.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Khi đi xa nay trở lại nhà đã trở thành khách lạ, khi đi cũng như lũ trẻ bây giờ, lúc này trở lại đã là bác, là ông. Thời gian xa quê đằng đẵng theo năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa ai còn ai mất? Có lẽ họ cũng đã “sương pha mái đầu” cả rồi. Ngoảnh lại thời gian ôi đã ngót gần hết một đời người. Thời gian trôi đến không ngờ.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?

Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác bâng khuâng. Tuổi già sức yếu mới trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Trương đẹp đẽ biết bao. Ta còn nhớ Tố Ilữu đã từng viết:

Ngày đi, tóc hãy còn xanh

Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!

(Nước non ngàn dặm)

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.


 

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
29 tháng 11 2016 lúc 9:09

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

 

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

 

 

Bình luận (0)
Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Bình luận (0)
nguyen ngoc
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Mh chỉ bt thế thôi vui

Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 12 2016 lúc 20:23

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.

 
Bình luận (0)
Lê Bích
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
16 tháng 11 2016 lúc 20:21

Xa ngắm thác núi Lư

Lí Bạch (701 – 762), là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường. Tên chữ của ông là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cự sĩ, quê ở tĩnh Cam Túc. Lên năm tuổi, ông cùng gia đình định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc đất Miên Châu (Tứ Xuyên). Từ lúc còn trẻ, Lí Bạch đã thích đi du lịch khắp nơi, tìm cách tạo lập công danh sự nghiệp. Suốt đời, ông ấp ủ lí tưởng cứu đời, giúp dân nhưng chưa bao giờ toại nguyện. Lí Bạch có tài sáng tác thơ và ông được người hâm mộ đặt cho biệt hiệu là Thi tiên. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên, điêu luyện. Lí Bạch viết nhiều bài rất hay về đề tài chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Trong mảng viết về thiên nhiên, Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ độc đáo có giá trị muôn đời. Phiên âm chữ Hán: Vọng Lư Sơn bộc bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
 Dịch nghĩa: Xa ngắm thác núi Lư
Mặt trời chiếu núi Hương Lô Sinh làn khói tía
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
 Dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
 Tên chữ Hán của bài thơ là Vọng Lư Sơn bộc bố, có nghĩa là trông từ xa, thác nước trên núi Lư chảy xuống như một tấm vải treo trước mặt. Tên bài thơ đã thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận cảnh vật và tài hoa của thi sĩ. Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư; qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, khoáng đạt của tác giả. Nhà thơ ngắm thác nước từ xa. Từ điểm nhìn đó, nhà thơ không thể miều tả một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là được thưởng thức toàn cảnh và ông đã miêu tả thành công vẻ đẹp độc đáo của thác Lư Sơn. Câu thứ nhất: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
(Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)
 Vai trò của nó là phác họa ra cái phông nền hoành tráng, tương xứng với hình ảnh phi thường của dòng thác. Ngọn Hương Lô hiện lên với những đỉnh núi cao chất ngất, quanh năm mây mù bao phủ. Người đời đã đặt tên cho nó là Hương Lô (16 hương). Lí Bạch không phải là người đầu tiên phát hiện ra nét đặc trưng đó. Ba trăm năm trước, trong Lư Sơn kí (ghi chép về Lư Sơn), nhà sư Tuệ Viễn (334 – 417) đã tả: Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói. Cái mới mà Lí Bạch đem tới cho Hương Lô là miêu tả vẻ đẹp của nó dưới ánh nắng rực rỡ của mặt trời. Hơi nước bốc lên, phản quang ánh sáng mặt trời, đã chuyển thành màu tía lung linh, huyền ảo. Sự thực là hơi khói đã có từ trước, nói đúng hơn là tồn tại thường xuyên, song dưới ngòi bút của Lí Bạch, với động từ sinh, ánh sáng mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật trở nên sống động. Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước được tác giả miêu tả trong ba câu tiếp theo: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
 (Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây). Câu Dao khan bộc bố quải tiền xuyên thể hiện cảm nhận ban đầu của nhà thơ trước hình ảnh thác nước được ngắm từ xa. Qua cái nhìn đầy thi vị của Lí Bạch, thác nước vốn tuôn đổ ầm ầm từ đỉnh núi cao xuống đã biến thành một dải lụa trắng khổng lồ được treo trên vách núi. Trên đỉnh núi khói tía bốc mịt mù, dưới chân núi dòng sông tuôn chảy, choáng giữa là thác nước treo cao như dải lụa bạch, quả là một bức tranh hùng vĩ, hoành tráng! Câu này còn có một cách hiểu khác. Quải là treo, tiền xuyên là dòng sông phía trước. Có người cho rằng dòng sông phía trước không phải là vị trí nơi thác đổ xuống, mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. Nếu vậy thì cả câu có nghĩa là : Đứng xa trông ngọn thác giống như một dòng sông treo trước mặt. Thật là một hình tượng tuyệt mĩ được tạo nên bởi sức liên tưởng vô hạn của nhà thơ. 

Ở bản dịch thơ, câu Xa trông dòng thác trước sông này vì đánh rơi mất chữ treo là chữ quan trọng nhất của câu thơ nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra biến mất. Trực tiếp tả thác song đồng thời tác giả lại giúp người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng, nên mới có cảnh Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước thật ấn tượng như vậy.

Vẻ đẹp huyền ảo của thác nước được nhà thơ miêu tả trong câu kết. Tác giả đã tỏ ra xuất sắc trong việc dùng các từ Nghi (ngỡ là), lạc (rơi xuống) và hình ảnh Ngân Hà. Ví thác nước giống như dải Ngân Hà tuột khỏi mây là một so sánh độc đáo đến mức kì lạ. Sông Ngân là dải sáng màu trắng vắt ngang bầu trời do các ngôi sao li ti hợp thành, thường nhìn thấy trong những đêm trời quang. Sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài đã được chuẩn bị từ hai câu đầu. Vì ngọn núi, Hương Lô luôn có mây mù bao phủ nên nhìn xa, thác nước đã được hình dung như một tấm lụa bạch lớn treo rủ, khiến người nhìn dễ liên tưởng tới dải Ngân Hà từ chân mây tuôn xuống. Mặt khác, trong thần thoại truyền thuyết Trung Hoa, Ngân Hà cũng đã được quan niệm như một dòng sông thực sự. Chữ lạc dùng rất đắt vì dòng Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi cao xuống mặt đất. Câu thơ cuối cùng này được coi là danh cú (câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) vì đã kết hợp được một cách tài tình yếu tố chân thực và yếu tố huyền ảo, đặc tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lòng người đọc. Bài thợ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch ca ngợi một danh thắng của đất nước Trung Hoa. Nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp kì vĩ của thác nước Lư Sơn và gửi gắm vào đó tình yêu thiên nhiên đằm thắm của mình. Văn tức là người. Bài thơ hé lộ cho ta thấy phần nào tầm hồn phong phú, trái tim nhạy cảm và tính cách mạnh mẽ, phóng khoang của bậc Thi tiên họ Lí. 

Hồi hương ngẫu thư

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
HAI BÀI NÀY HAY BN THAM KHẢO NHÉ .CHÚC BN HOK TỐT  

 

Bình luận (2)
Hợp Nguyễn Danh
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 12 2021 lúc 22:37

Em tham khảo:

Sau khi học xong bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương đã làm em càng cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương của ông.Sau bao nhiêu năm làm quan trong triều và rời xa quê hương.Thế nhưng trong trái tim của ông ,nơi chôn rau cắt rốn của ông vẫn là nơi mà ông đặt một vị trí rất lớn trong tim.Và qua bài thơ,em có thể tưởng tượng ra hình ảnh mà ông ngỡ ngàng đứng trước những biến đổi của quê hương, nhìn thấy mọi nơi,mọi vật và cả con người đều trở nên xa lạ.Nhưng cảm xúc lên đến đỉnh điểm nhất khi mà có đứa trẻ hỏi ông là " khách" .Khiến cho lòng ông cũng trở nên chua chát,bàng hoàng khi nhìn thấy mọi thứ đều đã thay đổi và đuợc trở thành " khách" ở ngay trên chính quê hương của mình.Đối với riêng em,bài Hồi Hương Ngầu Thư là một bài thơ rất hay và truyền tải được cho mỗi người trong chúng ta bài học quý giá .Để cho chúng ta sẽ nhớ về quê hương,sẽ yêu thương quê hương của mình và để mình trỏe thành một " vị khách" bất đắc dĩ như tác giả. 

Từ đồng nghĩa: In đậm nghiêng

Bình luận (1)
ỵyjfdfj
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 20:01

Em tham khảo:

Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

 

Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.

Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

Bình luận (0)
S - Sakura Vietnam
4 tháng 12 2021 lúc 20:02

Bn tham khảo:

Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giọng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.

Bình luận (0)
Doan thi thu ha
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
8 tháng 11 2019 lúc 21:39

Tham khảo:

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Lý Bạch khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Bài thơ mở đầu với một câu chuyện về một người con xa quê đã lâu, nay mới có dịp về thăm lại cố hương. Khoảng thời gian mấy chục năm mà ngỡ như mới hôm qua bởi với tác giả, hình bóng quê hương vẫn luôn nguyên vẹn và đủ đầy như thuở ấu thơ. Hai cặp từ đối lập: đi - về, trẻ - già cho thấy sự khắc nghiệt của thời gian, của tuổi tác và cả của hoàn cảnh sống. Khi tác giả ra đi, đó là thời trai trẻ đầy khí thế, với sức khỏe và niềm tin. Vậy mà khi ông trở lại, tuổi đã xế chiều, tóc đã điểm hoa râm. Có vậy mới thấy, trong giọng thơ của Hạ Tri Chương phảng phất một chút tiếc nuối, một chút bi thương cho thời gian khắc nghiệt, đã lấy đi những gì đẹp đẽ nhất, xuân sắc nhất của con người. Khắc nghiệt là thế, bi thương là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, tác giả lại khiến người đọc bồi hổi bởi cụm từ "Hương âm vô cải":

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Bao nhiêu năm phiêu bạt cùng sương gió, con người đã khác xưa, khuôn mặt, mái tóc đã ít nhiều thay đổi, vậy mà có duy nhất một thứ không đổi thay đó chính là "giọng quê" thân thương mà trìu mến. Cái giọng quê - ấy chính là cái dấu hiệu nhận biết đặc biệt nhất, rõ ràng nhất tình yêu và sự thủy chung son sắt của con người dành cho quê hương. Phải là người yêu quê hương nhiều lắm mới có thể giữ gìn cái hồn của quê hương từ trong giọt máu, trong chính giọng nói của mình như vậy.

Tác giả yêu quê hương là thế, mong được trở về quê hương là thế. Vậy mà một sự việc xảy ra khiến ông không khỏi buồn thương, xót xa:

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"

(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

Ôi chao, lời nói của con trẻ tưởng đùa mà hóa ra rất thật. Nó như chà xát vào vết thương lòng của tác giả, khiến ông nhận ra rằng mình đã không còn trẻ nữa. Sự khắc nghiệt của thời gian không chỉ in hằn trên năm tháng mà còn in hằn trong những kỉ niệm của ông về quê hương xứ sở. Tác giả tự nhận thấy rằng mình đã già, không còn chạy đua được với thời gian và sức trẻ. Đặt chân lên chính quê hương của mình nhưng ông buồn bã nhận ra, giờ đây mình chỉ còn là "vị khách" xa lạ, không ai biết mặt. Điều đó thật xót xa làm sao. Những thế hệ của ông nay đã già đi để nhường chỗ cho những thế hệ khác nối tiếp. Những bạn bè cùng trang lứa nay mỗi người một ngả, không còn gặp nhau hay tụ hợp như trước kia nữa. Càng nuối tiếc bao nhiêu, ta lại càng cảm nhận thấy sự khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả. Bởi chỉ có thời gian mới có thể giúp ông lưu giữ kỉ niệm, lưu giữ tình yêu sâu nặng của ông dành cho quê hương. Có vậy mới biết được tấm lòng sâu nặng của Hạ Tri Chương đối với quê hương của mình. Trong lòng con người luôn mang hình bóng của quê hương xứ sở, bởi vậy, họ cũng khát khao quê hương sẽ nhớ đến mình, nhớ đến người con yêu quê hương tha thiết. Đó là niềm khao khát nhân bản của một tấm lòng đẹp, một thi nhân luôn thiết tha với đời.

Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương trong bài thơ là một tình yêu bao la và vị tha. Tình yêu ấy luôn dào dạt trong trái tim ông dù ông biết quê hương đã nhiều đổi thay mà không còn nhớ đến mình. Từ đó, gieo vào lòng độc giả những thổn thức cùng sự đồng cảm, sẻ chia.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa