Lập dàn ý cho đề văn: Phát biểu cảm nghĩ của em về một tình mẫu tử
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. 1. Mở bài: - Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. - Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời. Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con. 2. Thân bài: - Mẹ tôi năm nay 35 tuổi Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu. - Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm. Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ. Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày. - Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm. Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận. - Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập. - Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời. 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ. Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái. - Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui. ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong
Lập dàn ý cho đề văn phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản "Bánh trôi nước" Đừng copy google nha. E cảm ơn ạ
Mở bài: giới thiệu về tác phẩm
thân bài: phân tích cụ thể từng câu thơ và ý nghĩa
Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước qua đó miêu tả vẽ đẹp của ngừời phụ nữ xưa.
một mẹo nx là nên nhận xét sơ về nghệ thuật
Kết bài: nói lên cảm nghĩ về vài thơ, cách sử dụng vốn từ điêu luyện của tác giả nx là xong
1.Lập dản ý cho đề bài sau
Biểu cảm về những cuộc chia tay trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê
2.Lập dàn ý cho đề bài sau
Cảm nghĩ về tình cảm anh em được thể hiện trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
Câu 1:
1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Cảnh khuya và làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Cảnh khuya đó dựa theo dàn ý.
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
lập dàn ý cho đề văn sau : phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
Giúp mình với, chiều mai minh học rùi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
đề dễ ***** ra mà éo làm đc tưởng học giỏi văn lắm cơ mà
Lập dàn ý cho đề văn: phát biểu cảm nghĩ về vườn nhà P/s Lập chi tiết vào nha mấy bạn
Mở bài :
+ Giới thiệu khái quát
+ Tình cảm chung
Thân bài :
+ Miêu tả khái quát
Cây cốiCon vậtKhông khí+ Giá trị :
Giá trị tinh thầnGiá trị vật chất+ Kỉ niệm sâu đậm gắn với khu vườn ( Tùy thuộc vào mỗi người )
Kết bài :
+ Khẳng định giá trị , tình cảm với khu vườn
+ Mong ước của mình với khu vườn
Lập dàn ý cho các đề bài sau:
Phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao than thân mà em thích (đã học)
Cảm nghic của em về một bài thơ dduocj viết bằng chữ Hán
Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Lập dàn bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, me hoặc anh, chị, em)
Em tham khảo ở đây:
Cảm nghĩ về người thân
Thực hiện 2 bước tìm hiểu đè, tìm ý và lập dàn ý cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em
Giúp mình với, mình đang cần gấp. Thanks các bạn nhìu lắm
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
MB: - Giới thiệu về mẹ
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có... )
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( Dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ.. )
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( Thật tha thiết, bao la va ấm áp,... ).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ ( từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt cần đến mẹ ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta ( luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn bên ta).
KB: - Nêu cảm súc tình cảm về mẹ
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương và luôn ở bên con.
Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: " Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 7
MB: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
TB: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ đó:
- Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
- Cảm nghĩ về từng chi tiết.
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
KB: Tình cảm của em với nhà thơ.
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
DÀN Ý
1. Tìm hiểu đề
- Về nội dung: đề bài yêu cầu em phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya. Để cảm xúc có sức thuyết phục, cần hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài thơ bộc lộ những rung cảm tinh tế của Bác Hồ về vẻ đẹp của đêm trăng Việt Bắc. về nghệ thuật: đây là một bài thơ tứ tuyệt dặc sắc, có sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và thời đại, giữa chất nghệ sĩ và tinh thần chiến sĩ.
- Về hình thức: Đề bài yêu cầu em viết bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. Phương thức biểu dạt chính là biểu cảm. Có thể kết hợp linh họat với các phương thức biểu đạt khác trong quá trình làm bài. Lời văn giàu cảm xúc và hình ảnh với các liên tưởng sinh động. Từ ngữ cần được chắt lọc, tránh dùng khẩu ngữ trong bài viết (do đặc điểm riêng của bài biểu cảm về tác phẩm văn học quy định).
2. Dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ (viết năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc).
- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước vẻ đẹp của đêm trăng huyền ảo.
b. Thân bài:
- Cảnh đêm trăng thơ mộng nơi rừng núi Việt Bắc
+ Tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa... trong đêm yên tĩnh.
+ Ánh trăng thanh lọc qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền hoặc.
+ Nghệ thuật so sánh, lấy động tả tĩnh, bức tranh thiên nhiên có chiều cao, chiều xa, chiều rộng...
- Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đẹp
+ Say mê cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu.
+ Ý thức trách nhiệm cao độ với đất nước, với cuộc kháng chiến
- Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định Cảnh khuya là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh và tình; giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiệm của vị lãnh tụ cách mạng đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan.
BÀI LÀM
Bác Hồ là một nhà cách mạng làm thơ. Trăng luôn là người bạn gần gũi với Bác, là nguồn cảm xúc thi ca nồng nàn của Người. Cảnh khuya là một bài thơ trăng tuyệt đẹp được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.
Bài thơ mở đầu bằng một khung cảnh thiên nhiên hữu tình vào một đêm trăng huyền ảo giữa núi rừng Việt Bắc kháng chiến:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Người đọc ngay lập tức bị hấp dẫn bởi tiếng suối trong trẻo ngân nga, khi xa, khi gần nghe như tiếng hát của ai đó giữa rừng khuya. Khi so sánh tiếng suối với tiếng hát, nhà nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh đã bộc lộ một cách cảm nhận mĩ học rất hiện đại: con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trong thiên nhiên! Vì vậy tiếng suôi chảy mới biến thành tiếng hát ngọt ngào say đắm của con người. Dòng suối như mang hồn người và trở thành ca sĩ chốn lâm tuyền. Tiếng suối âm vang trong đêm vắng khiến vẻ thanh tịnh của rừng đêm thêm rõ nét hơn. Bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng rất đắc địa khiến cho bức tranh phong cảnh mang đậm chất Đường thi cổ điển.
Cùng với tiếng suối ngân nga là vầng trăng soi sáng đại ngàn. Ánh trăng lọc qua vòm cây cổ thụ tạo nên một bức thảm thêu hoa. Khung cảnh thiên nhiên lung linh và sống động vô cùng! vẻ đẹp diễm ảo của đêm trăng Việt Bắc khiến ta bâng khuâng nhớ đến một tứ thơ cổ điển:
Trăng giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông!
Nếu không quan tâm đến xuất xứ của bài thơ, có thể lầm tưởng đây là áng thơ của một bậc tao nhân mặc khách. Say mê vẻ đẹp nơi suối rừng, nhà thơ đã tập trung bút lực vẽ nên một bức họa bằng thơ như để tranh tài cùng tạo hoá.
Câu thơ thứ ba Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ dường như là lời giải đáp lí do khiến nhà thơ thao thức: Người chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ!.
Rừng suôi trong đêm trăng thực sự là một họa phẩm trác tuyệt của hoá công! Ai nỡ ngủ trước cái đẹp kì diệu đang lộ diện! Sự thao thức ấy cũng là một phương diện thể hiện tô" chất nghệ sĩ của Bác!
Nhưng câu thơ thứ tư khiến ta bất ngờ và xúc động:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà!
Hoá ra, Bác chưa ngủ vì một nguyên cớ khác. Việc nước bộn bề khiến Người thao thức suốt đêm thâu. Thao thức nên Người mới nghe thấy dòng suối hát ca trong đêm vắng. Khoảnh khắc nghe suối hát cũng là lúc người bất chợt phát hiện vẻ đẹp kì thú của ánh trăng nơi lâm tuyền! Đây cũng là chỗ linh diệu của bài thơ Cảnh khuya! Hai yếu tố nghệ sĩ và chiến sĩ, cổ điển mà hiện đại xuyên thấm vào nhau khó mà tách bạch được.
Đặt bài thơ vào bối cảnh gian nan ở chặng đầu thời kì chông Pháp thì những rung động tinh tế của Bác về vẻ đẹp kì ảo đêm trăng rừng Việt Bắc đã cho thấy bản lĩnh ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng, tình yêu thiên nhiên, tinh thần kháng chiến sâu sắc của Bác Hồ. Thiếu một trong những yếu tố đó không thể viết được những vần thơ lung linh nhường ấy vào thời điểm 1947!
1. Ngữ liệu
a.Từ ngữ: Dưới đây là một số từ ngữ có thể sử dụng trong bài viết.
- Tiếng suối như tiếng hát;
- Vầng trăng;
- Hồn thơ lạc quan;
- Thiên nhiên đẹp, đáng yêu;
- Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm;
- Lòng yêu nước, đức hi sinh của Bác,...
b. Hình ảnh
- Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc đẹp với những hình ảnh tiếng suối trong như tiếng hát, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
- Một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét lung linh , huyền ảo.
- Hình ảnh Bác không ngủ được đang thả hồn mình vào vẻ đẹp thiên nhiên cũng như đang canh cánh bên lòng nỗi lo cho vận mệnh dân tộc.
- Hình ảnh phong thái ung dung, lạc quan bởi lòng yêu nước, đức hi sinh của Bác.
c. Nhân vật
d. Thơ văn liên quan đến đề tài mà đề đặt ra ( nếu có), ở đây là thơ văn về Bác Hồ ( nếu có)
2. Gợi ý cách làm bài và dàn bài
a. Mở bài
- Giới thiệu: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc, đồng thời là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Cách mạng.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bác đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya ở Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ chống thực dân Pháp.
- Hoàn cảnh tiếp xúc: Em may mắn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
- Chép thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
b.Thân bài
* Em yêu thích cảnh trăng ở nơi núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
- Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp. Khung cảnh nơi đây thật nhẹ nhàng, êm đềm: xa xa vẳng lại tiếng suối trong như tiếng hát.
- Tiếng suối được diễn tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc. Xưa trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được ví như “tiếng đàn cầm bên tai” gợi cung bậc cảm xúc âm điệu trầm lắng man mác buồn. Nay, trong thơ Hồ Chí Minh, tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa
có nét hiện đại bởi nó vút cao như tiếng hát xa, gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một hồn thơ lạc quan phơi phới. Tiếng suối như gần gũi với con người hơn, xua tan cái hoang vắng, lạnh lẽo của núi rừng Việt Bắc.
- Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” làm cho thiên nhiên càng đáng yêu hơn khi em được thưởng thức vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét đa dạng: có dáng hình vươn toả rộng của vòm cổ thụ, phía trên cao lấp loáng ánh trăng. Bức tranh thật lung linh, huyền ảo. Bức tranh được tạo bởi hai mảng màu sáng tối nhưng vẫn ấm áp, hoà quyện thành những hình khối đa dạng nhiều tầng lớp, lại ấm áp, hoà hợp, quấn quýt bởi cách dùng điệp từ “lồng” tài tình của tác giả.
- Ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người dã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào của âm thanh tiếng suối chảy, vẻ đẹp nên thơ của rừng Việt Bắc. Thơ Hồ Chí Minh đã khơi gợi trong em bao ước muốn được có mặt ở rừng Việt Bắc để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên nơi ấy.
* Em xúc động, cảm phục biết bao trước tâm hồn và tấm lòng của Bác “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
- Cảnh khuya thật đẹp, làm say lòng thi sĩ, khiến Người không ngủ được, thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên. Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía tâm trạng thống nhất trong con người Hồ Chí Minh: nhà thơ say mê vẻ đẹp thiên nhiên, người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Người chưa ngủ vì luôn canh cánh bên lòng nỗi lo cho vận mệnh dân tộc. Dù mê cảnh đẹp, Người vẫn không xao nhãng việc nước. Ở Hồ Chí Minh, tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ hoà làm một. Em còn khâm phục phong thái ung dung, lạc quan của Bác khi biết bài thơ ra đời vào những ngày đầu gian khổ của kháng chiến chống Pháp.
- Em thấy trân trọng và cảm phục biết bao trước lòng yêu nước, đức hi sinh cao cả của Bác. Tâm hồn và cuộc đời Bác là bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam (Liên hệ bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy và bài Đêm nay Bác không ngủ của Bác).
c. Kết bài
- Bài thơ đọng lại trong em những cảm xúc dạt dào.
- Hồ Chí Minh đã để lại cho đời một bài thơ hay và ý nghĩa, vần thơ khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu những miền đất xa xôi của đất nước và niềm kính trọng vô hạn vị cha già dân tộc.