Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Chu Hạnh
Xem chi tiết
tri123
21 tháng 6 2023 lúc 10:28

Nghiện điện thoại, nghiện game có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe và tính mạng của người chơi. Nghiện game có thể gây ra những hậu quả khó lường đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người chơi, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh - tâm lý.

Nghiện game có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người chơi như: mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, thế chấp, trộm cắp; ảnh hưởng sức khỏe (suy giảm thị lực, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn tiêu hóa,…).

Ngoài ra, nghiện game còn có thể gây ra sự cô lập và suy giảm các mối quan hệ xã hội. Những người nghiện game có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để chơi game và ít giao tiếp với người khác.

Vì vậy, việc hạn chế thời gian sử dụng điện thoại và chơi game là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và một cuộc sống tốt đẹp.
 

Nguyễn Hoàng Duy
21 tháng 6 2023 lúc 10:33

Việc nghiện điện thoại và nghiện trò chơi có tác động đáng kể đến môi trường xung quanh, cộng đồng và sức khỏe của con người. Đầu tiên, sự nghiện điện thoại và trò chơi đã tạo ra sự cô lập và giảm bớt sự giao tiếp trực tiếp trong các mối quan hệ xã hội. Người nghiện thường mất quan tâm đến những người xung quanh, bỏ qua cuộc trò chuyện, gặp gỡ bạn bè và gia đình, dẫn đến sự quan sát và suy giảm mối quan hệ giữa con người.

Thứ hai, sự nghiện điện thoại và trò chơi cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Nhiều người dành quá nhiều thời gian cho công việc này, không tham gia hoạt động xã hội, làm từ thiện hay đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Điều này gây ra sự mất cân bằng đối với cộng đồng và làm suy yếu tinh thần đoàn kết và sự phát triển bền vững.

Cuối cùng, sức khỏe của người nghiện cũng gặp rất nhiều phiền muộn. Việc dùng điện thoại hoặc chơi game quá gây căng thẳng thần kinh, mất ngủ và trạng thái có thể kém chất lượng. Người nghiện ít tập trung vào công việc vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Như vậy, việc nghiện điện thoại và nghiện game không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, cộng đồng mà còn gây tổn hại cho sức khỏe của kẻ lừa đảo. Để duy trì một cuộc sống cân bằng và lành mạnh, chúng ta cần biết kiểm soát và cân nhắc việc sử dụng điện thoại và trò chơi để đảm bảo tương tác xã hội, tham gia hoạt động cộng đồng và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Thu Hồng Nguyễn
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Khánh Linh
30 tháng 4 2022 lúc 17:11

gòi mà?

Tham khảo:

Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bậc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.

Phan Văn Toàn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 7 2023 lúc 17:57

Một số ý chính:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Ngày nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vượt bậc nhưng đi cùng với nó là nhiều tác hại cần hạn chế. Một trong số đó là việc chơi game.

Thân bài:

- Chỉ ra nguyên nhân chơi/ nghiện game của các bạn:

+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.

+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.

+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.

- Hậu quả của việc chơi/ nghiện game:

+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.

+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ.

--> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.

+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không thể tự nuôi sống bản thân; các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.

+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.

=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.

- Mở rộng vấn đề:

+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó không đủ nuôi được ta, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hay ước mơ của chính mình.

- Dẫn chứng:

+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.

- Luận:

+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.

+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.

- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:

+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....

+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.

Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.

Kết bài:

- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc chơi/ nghiện game.

+ Khép lại, chơi game ít để giải trí thì nên còn chơi nhiều sẽ có vô vạn tác hại với chính ta và người thân, người xung quanh ta.

+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).

Nguyễn Văn Quyền
Xem chi tiết
Đặng Viết Thái
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

Đặng Hoàng Long
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

k mk nhá,ai k mk ,mk k lại

Mk rất cần lên điểm ,k mk ik

Hc tốt nhá

Nguyên :3
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh . Được so sánh tương tự với việc nghiện ma túy, chứng nghiện game online được các nhà khoa học xem xét đưa vào một trong những loại bệnh lý tâm thần. Nguyên nhân là do chơi game online quá lâu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cả về sức khỏe lẫn tinh thần, gây rối loạn tâm sinh lý.Hơn thế nữa, việc tâm lý của người chơi game bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực như giết người, cướp của… đã diễn ra trong thời gian vừa qua mà thủ phạm là các game thủ tuổi đời còn rất trẻ. Và việc này thật đang lo ngại, nghiện game có thể dẫn đến học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.... Thật nguy hiểm phải k nào?
Câu đặc biệt: Thật nguy hiểm phải không nào?

Nguyễn Ánh5119
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
5 tháng 5 2022 lúc 18:18

Tham khảo

Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu game là một loại trò chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính, chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được. Game được tạo ra là để phục vụ cho việc giải trí của con người nhưng hiện nay, do ý thức của một số bạn trẻ không được tốt mà game đã mang lại nhiều hậu quả hơn là chỉ để giải trí đơn thuần. Nhiều người ham mê chơi game mà dần dần đã trở nên sa đà, đắm chìm vào thế giới ảo dẫn đến việc làm cho chính bản thân họ trở thành “nghiện game”. “Nghiện game” hiện tại đã trở thành một “căn bệnh” nghiêm trọng, một vấn nạn của toàn xã hội. Một khi chúng ta đã “nghiện” thì ta sẽ sẵn sàng đốt cháy cả tiền bạc, thời gian vào những trò chơi đó. Thật đáng sợ thay, những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của “căn bệnh” này lại chính là bản thân các bạn học sinh chúng ta – những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sẵn sàng bỏ một, hay giờ đồng hồ hoặc thậm chí là … cả một ngày để “luyện game” ở các quán net, trong khi với số thời gian đó các bạn có thể làm được rất nhiều bài toán khó, rất nhiều bài văn hay. Hâm mê chơi game còn có thể làm cho tiền bạc tiêu tán một cách nhanh chóng. Tiền tiết kiệm của bạn ư ? Tiền ăn sáng mà bố mẹ đưa cho bạn ư ? Tất cả sẽ nhanh chóng bốc hơi hết chỉ trong vài ba giờ đồng hồ “tu luyện” của các “cao thủ quán net”.Ngoài việc làm hao tốn thời gian và tiền bạc thì nghiện game còn có thể dẫn đến những hậu quả rất khôn lường. Game có thể khiến một bạn học sinh chăm ngoan học giỏi , đạo đức tốt thành một “con nghiện” , suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính dẫn đến việc sức khỏe sa sút, học hành yếu kém. Mê game cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người chơi. Tháng 11 năm 2007, báo chí Trung Quốc đã đưa tin: một học sinh Trung Quốc đã đột quỵ ngay tại bàn vi tính sau gần hai ngày chơi game liên tục không ngừng nghỉ. Thật đáng ghê sợ! Rồi còn biết bao nhiêu chuyện lừa lọc, cướp của, giết người do chính những bạn học sinh tuổi đời còn rất trẻ gây ra chỉ với mục đích là lấy tiền để thỏa mãn ước mơ trở thành “cao 1 thủ”. Ban đầu các bạn chỉ là xin tiền bố mẹ nhưng dần dần đã chuyển sang nói dối, lừa bịp bố mẹ để lấy được số tiền nhiều hơn. Rồi cũng chính từ việc thiếu tiền chơi game mà đã dẫn đến nhiều vụ cướp của giết người rất dã man. Mới đây thôi, bao chí đã đăng tin : một vụ giết người cướp của đã xảy ra mà hung thủ chỉ mới là … một học sinh lớp tám. Chỉ vì thiếu tiền chơi game mà cậu học sinh ấy đã đột nhập vào nhà của một chị gái hàng xóm để ăn cắp tiền, đến khi bị phát giác thì cậu đã liên tiếp dùng rìu đánh vào đầu nạn nhân đến tử vong. Thật đáng kinh hãi!Chơi game khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mị, lẫn lộn giữa cuộc sống thực và ảo, làm chúng ta hao tốn tiền bạc và thời gian, khiến sức khỏe sa sút, làm thay đổi cả nhân cách và đạo đức của con người, … Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa những tác hại ghê gớm ấy? Đối với các bạn học sinh – những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nhất của căn bệnh này – thì từ bây giờ phải biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, tránh sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ, tốn thời gian để không phải nhận lấy những hậu quả không tránh khỏi.Chơi game không hẳn đã là xấu, chỉ là chúng ta chưa biết cách để sử dụng chúng như một trò chơi để giải trí thực sự. Tất cả chúng ta hãy biết cách chơi game sao cho thật lành mạnh, không sa đà và cần phải chú tâm hơn nữa vào việc học và phát triển đạo đức, nhân cách để mỗi chúng ta đều có thể trở thành con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô và mai này là trở thành một công dân có ích cho Tổ quốc, góp phần đưa đất nước chúng ta phát triển vững bền.

Lê Loan
5 tháng 5 2022 lúc 18:29

khi chúng ta chơi game mà bị bố mẹ phát hiện thì sẽ bị đánh và cảnh cáo nhưng như vậy thì hơi ít vì có những người mà nghiện game thì phải chịu khó cài game và làm một người luôn thiện và có ích cho xã hội ,con cháu thế hệ sau 

đối với các bạn năm thì phải cải liền nếu không cải có thể dẫn đến hậu quả bị nghiện và rối không thể kiểm soát được bản thân thì sẽ (giết bố mẹ ,anh chỉ ) là đi tù nên .Còn các bạn gái cũng phải cải vị cũng có hậu quả như vậy nên hãy chăm chỉ học hành và đạt điểm cao để bố mẹ vui lòng và chính bạn thân mình cũng phải tự hào .

xã hội qua đoạn văn trên em rút được một bài học có ích để ra xã hội làm được nhiều thành tựu hơn 

chúc bn học tốt nha mink viết ngắn gọn quá rùi

hila
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
6 tháng 12 2021 lúc 17:27

bớt ik bn

Thư Phan
6 tháng 12 2021 lúc 17:28

.........

BÙi Tuấn Dũng
6 tháng 12 2021 lúc 17:33

=))))))))))))))))

 

39. Bá Thiên - 6a1
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
9 tháng 10 2023 lúc 18:31

Dàn ý cho bạn:

1. Mở bài: 

- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.

2. Thân bài:

Giải thích:

- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi. 

- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.

Biểu hiện:

- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.

- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.

- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.

- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.

Tác hại:

- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề : 

+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng. 

+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game 

+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em. 

+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn. 

Nguyên nhân:

- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.

- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.

-  Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.

Giải pháp và hướng khắc phục:

+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử. 

+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....

=> Rút ra bài học bản thân

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.

khanh hà
Xem chi tiết
hacker
8 tháng 4 2022 lúc 12:34

Theo thống kê, đối tượng phạm tội có liên quan đến Game Online ngày càng tăng cao. Không những trẻ hoá về độ tuổi mà mức độ phạm tội ko ngừng tăng cao. Hiện trạng đó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con trẻ và cảnh báo xã hội về sự nguy hại khôn lường của Game Online. Có thể khẳng định, Game Online mang đến những tai hoạ khủng khiếp chỉ đứng sau vấn nạn ma túy

Online Game hay trò trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (server) của trò chơi trong thời gian thự. Mục đích của nhà lập trình Game Online là thu hút người chơi nhằm thu về lợi ích từ việc tải hoặc chơi của người dùng.

Thế nhưng có một số không ít người bạn trẻ, nhất là ở lứa tuổi học sinh lạm dụng game online quá mức. Họ bỏ bê việc học, gia đình, …Không những thế còn bất chấp vi phạm pháp luật một cách không kiểm soát. Chính vì thế, học sinh ngày càng hiện tượng nghiện game hơn, sa đà vào các trò giải trí vô bổ.

Tác hại của hiện tượng nghiện Game Online là rất nghiêm trọng. Bản chất của rất nhiều chương trình Game Online là thu hút người chơi. Bởi thế, trong game luôn có các yếu tố nhạy cảm như: tính đồi trụy (nhân vật có trang phục hở hang), tính bạo lực (cảnh đâm chém, máu và xác chết), tính kinh dị (hình tượng nhân vật dị dạng đáng sợ). Bởi thế, dù nhìn nhận ở góc độ nào, Game online là một trò chơi vô cùng nguy hại. Có thể điểm qua một vài Game Online đang làm điên đảo giới trẻ hiện nay như: The Elders Scroll Online (Trưởng Lão), Đột kích, Liên minh huyền thoại, Cửu Châu Tam Quốc, Tiên Kiếm, …

Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.

Thứ hai là đối với gia đình và xã hội. Nghiện Game Online sẽ làm cho nhân cách, đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game. Hơn thế nữa, nó còn tập cho ta những suy nghĩ không tốt, đồng thời làm cho đạo đức của chúng ta bị suy tồi, trở nên bạo lực và ảo tưởng. Việc đó sẽ dẫn đến cho ta có các hành vi không tốt trong gia đình, ra đời thì dễ bị khiêu khích, dễ dẫn đến xung đột với người ngoài.

Dù hết sức tinh vi, tuy nhiên, nghiện game online cũng không phải là không có cách cai nghiện. Chỉ cần chúng ta tập trung, để hết tâm trí, thời gian của mình vào việc học thì ta sẽ tránh xa được các cám dỗ mà game online mang đến.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải rèn luyện đạo đức, tránh bị game onl đầu độc tâm hồn, trí não mà thay vào đó phải cần có nhận thức được các hậu quả nghiêm trọng mà game online mang lại để tránh. Đồng thời, hoạt động thể thao cũng là một cách tốt để cho chúng ta lảng tránh việc chơi game. Bên cạnh đó, chơi thể thao còn mang lại cho ta sức khỏe lẫn tinh thần và một số đức tính cần thiết cho chúng ta như: tính kiên trì, bản lĩnh vượt lên chính mình…

Không thể phủ nhận vẫn có những game online có thể giúp chúng ta giải trí, bên cạnh đó cũng có một số loại game giúp ta phát triển tính sáng tạo, phản xạ nhanh và trí thông minh. Nhưng đồng thời, một số dòng game có nội dung đồi trụy, làm cho tâm hồn và đầu óc ta bị đen tối, lúc nào cũng suy nghĩ về các vấn đề vô bổ, không có ích cho đời sống.

Thế nên, khi chơi game, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc và lựa chọn đúng thể loại game để chơi sao cho hợp lý. Đồng thời, ta cũng cần phải biết đặt ra một khoảng thời gian để chơi sao cho phù hợp, tránh chơi quá nhiều để không bị lún sâu vào trò chơi. Và gia đình cũng cần phải có trách nhiệm để nhắc con em mình học tập, chơi thể thao, giáo dục cho con những tác hại mà game mang lại. Về phần nhà trường thì nên tổ chức các hoạt động lành mạnh để học sinh giam gia, vừa vui chơi giải trí, vừa học thêm được nhiều kiến thức lành mạnh. Nhà nước thì cần phải bắt các nhà lập trình nên các game có nội dung đồi bại , làm hư hỏng tâm hồn của mọi người.

Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay đã tăng đến mức báo động. không chỉ đơn giản là không thể dứt bỏ mà chính việc nghiện game đã dẫn đến các hành vi lệch lạc của học sinh và giới trẻ. Cùng với sự suy thoái về nền tảng đạo đức xã hội, nghiện game online đang đẩy học sinh vào các vấn nạn xã hội nguy hiểm khôn lường.

Khắc phục hiện tượng mê game online của giới trẻ là một là một nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt ngay bây giờ. Nếu không việc đó sẽ làm cho đất nước chúng ta suy thoái, mất đi các nhân tài, tài năng trẻ, bỏ cả tuổi trẻ quý giá vào các trò game vô bổ, không hữu ích gì mà không lường trước được các tác hại khôn lường mà nó mang lại.

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
8 tháng 4 2022 lúc 12:37

Bạn dựa vào dàn ý này nha:

MB:

-Giới thiệu về tình hình nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay.

+Như chúng ta đã biết , bây giờ có rất nhiều bạn học sinh bị "nghiện điện tử"

TB:

-Nêu tác hại của việc nghiện điện tử

+Nghiện điện tử sẽ ảnh hưởng đến việc học hành

+Nghiện điện tử khiến chúng ta bị các bệnh về mắt

+Nghiện điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

+....

-Đưa ra các giải pháp:

+Chúng ta có thể được chơi điện tử nhưng hãy chơi có mức độ của nó.

+Gia đình phải kiểm soát,giám sát trong việc trẻ em sử dụng internet 

+...

KB:

-Khái quát lại vấn đề

-Liên hệ với bản thân

 

Phạm Thanh Hà
8 tháng 4 2022 lúc 12:43

Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin, thời đại công nghệ 4.0 đã thay đổi mọi mặt của cuộc sống, thế nhưng bên cạnh những tiện ích không thể phủ nhận thì sự phát triển của công nghệ cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực, một trong số đó là nghiện game online. Game online là những trò chơi điện tử mà người chơi có thể dễ dàng tham gia khi có một chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet. Nghiện game lại là hiện tượng tâm lí rối loạn khi người chơi dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho những trò chơi tiêu khiển. Nghiện game xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên và học sinh. Không chỉ gây lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiều tiền bạc mà nghiện game còn khiến cho con sa sút trong học tập, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đã có không ít những trường hợp trốn học, nói dói, lấy trộm tiền của bố mẹ để chơi game ở những bạn học sinh. Đây là một thực trạng đáng buồn và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Tình trạng nghiện game xuất hiện nhiều ở học sinh bên cạnh do tâm lí ham vui của người chơi còn có một phần trách nhiệm của phụ huynh khi đã lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục con. Game online vốn là những trò chơi giải trí nhằm giúp con người giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Thế nhưng việc lạm dụng game, đặc biệt là các dòng game bạo lực lại là hành động đáng lên án. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vai trò cũng như tác động tiêu cực nếu lạm dụng quá mức việc chơi game. Hãy chơi game như một hình thức thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, phải biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh và quản lí được quỹ thời gian của bản thân để game online trở thành công cụ giải trí hữu ích thay vì một thứ "thuốc độc" hủy hoại cuộc sống, tương lai của chúng ta.