Hãy cho biết nỗi sầu của người chinh phụ trong đoạn trích Sau phút chia li
đoạn trích sau phút chia ly đoàn thị điểm cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chông ra trận.em hãy chứng minh
Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ trong bài “Sau phút chia li”.
Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại
bài 1; Đoạn trích sau phút chia li là 1 phần trong văn bản biểu cảm "chinh phụ ngâm khúc". hãy chỉ rõ nv trữ tình ở đây là ai? nội dung biểu cảm là gì
bài 2:Hãy viết đoạn văn triển khai chủ đề sau:Nỗi nhớ sầu thương da diết của người chinh phụ trong buổi chia li đã nhuốm cả vào mây trời, núi non, cảnh vật
bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minh
bài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.
bài 3: có người cho rằng đoạn thơ "sau phút chia li" chỉ thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ,có người lại cho rằng nó thể hiện nỗi sầu chia li của người vợ và người chồng. em tán đồng với ý kiến nào ? vì sao?
bài 4: hãy viết 1 đoạn văn chiển đề theo câu chủ đề sau:
" nỗi sầu thương da diết của người chinh phụ trong buổi chia li đã nhuốm cả vào mây,trời,núi non,cảnh vật"
CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA NHANH NHÉ HÔM NAY MK CẦN GẤP
CÁM ƠN CÁC CẬU TRƯỚC NHA
Phân tích tác dụng của phép đối và phép điệp ngữ ở khổ thơ thứ ba trong việc làm nổi bật nỗi sầu của ngươid chinh phụ trong bài Sau phút chia li
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách :
a) ghi đủ các từ chỉ màu xanh
b) phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh
c) nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ
Tham Khảo Nhé!!!
ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt được thể hiện trong đoạn thơ.Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la. Và đến đây, khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu ngàn dâu xanh ngắt, ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Trong thơ ca trung đại, thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu, hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại
Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ (Sau phút chia li-Đoàn Thị Điểm dịch)
-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.
-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.
-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.
-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.
CHÚC BN HC TỐT!!!^^
nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))
viết 1 bài văn cảm nhận nỗi buồn của người chinh phụ trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
Em tham khảo nhé !
Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" được trích từ tác phẩm "Chinh phụ ngâm" nguyên tác bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn. Trích đoạn viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống trong cô đơn buồn khổ khi chồng ra trận không có tin tức cũng không rõ ngày trở về. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ trong cô đơn, chia lìa, khao khát tình yêu và được sống trong hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đầy xót thương của người chinh phụ, có người phụ nữ nào lại không cảm thấy cô đơn buồn tủi khi người chồng đi lính, giờ đây chỉ còn lại một mình, từng hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại trong vô thức:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen"
Bước chân vừa đi vừa đếm, đi qua đi lại vô nghĩa rồi lại ngồi buông cuốn rèm lên xuống không biết bao nhiêu lần, tất cả cho thấy người phụ nữ như đang hồn bay phách lạc, chỉ có thân thể hoạt động trong vô thức, bần thần. Hai chữ "vắng" và "thưa" tô đậm thêm khung cảnh vắng vẻ, cô quạnh và sự cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ khi xa chồng. Tâm thế chờ đợi tin tức của chồng khiến người chinh phụ luôn thấp thỏm, chờ ngóng tin lành từ chim thước nhưng "thước chẳng mách tin", trông ngóng ngọn đèn nhưng tiếc thay đèn chỉ là vật vô tri vô giác, không thể lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của người chinh phụ.
"Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"
Hình ảnh "hoa đèn" gợi đến sự tàn lụi, ngọn bấc cháy hết chỉ còn lại tàn hoa rơi rụng, cũng như nỗi lòng ngóng trông của người chinh phụ chỉ nhận lại sự bặt vô âm tín, vẫn rơi vào cảnh trống trải, leo lắt một mình. Tiếng gà "eo óc", bóng hòe "phất phơ" mang giá trị gợi tả cực cao về sự hoang vắng, lặng lẽ đến lạnh người của cảnh vật, đó cũng chính là sự giá băng trong lòng người phụ nữ cô đơn. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ đã lan tỏa khắp không gian, cảnh vật, làm gia tăng sự cách biệt về thời gian không gian một cách đáng sợ:
"Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
Một giờ ngóng trông tin tức của chồng kéo dài như là một năm, mối sầu thương nhớ chất chứa trong lòng lại như biển cả mênh mông, từ láy "đằng đẵng" và "dằng dặc" như cực tả thêm nỗi cô đơn trĩu nặng trong lòng người chinh phụ. Mang trên mình nỗi lòng nặng trĩu ấy làm sao người phụ nữ có hứng thú với công việc gì, chính vì vậy, mọi việc làm đều trở nên gượng gạo, gò ép chính mình "hương gượng đốt", "gương gượng soi", "gượng gảy phím đàn". Muốn đốt hương cho khuây khỏa cõi lòng nhưng hồn lại mê mải, soi gương chẳng còn thấy khuôn mặt chỉ thấy dòng nước mắt, muốn gảy đàn ôn lại kỉ niệm lại sợ đàn đứt dây mang những điềm gở, hung tin về chồng. Tất cả đều ẩn chứa sự bất an, lo lắng không yên của người chinh phụ, nơi chiến trường đao binh ác liệt không biết liệu chồng mình có được bình an vô sự trở về. Nàng muốn đem lòng thương nhớ ấy gửi đến cho chồng nhưng ước muốn ấy của nàng là viển vông, không bao giờ có thể thực hiện được:
"Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Những từ láy "thăm thẳm" và "đau đáu" vừa gợi sự xa cách giữa vợ - chồng lại vừa đặc tả nỗi lòng nhớ thương dai dẳng, khôn xiết của người chinh phụ. Ở hai câu thơ cuối, ta cảm nhận được niềm khao khát tìm kiếm sự đồng cảm cũng như bến bờ hạnh phúc đôi lứa, mái ấm gia đình đang thôi thúc, cháy bỏng trong lòng người chinh phụ. Lúc này cảnh vật và con người đã cùng hòa tan vào nỗi buồn, chẳng còn sự khác biệt giữa nỗi buồn của con người và u buồn của cảnh vật.
Có thể nói, đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" Đặng Trần Côn mang đến cho chúng ta không chỉ là một số phận người phụ nữ nói riêng mà đó chính là số phận chung của những người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến họ phải xa chồng, mất đi mái ấm hạnh phúc, đẩy họ vào hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn khổ.
Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là?
A. Dùng lối nói đối nghĩa
B. Điệp từ ngữ
C. Những hình ảnh có tính ẩn dụ
D. Cả 3 đáp án trên