Tổng số hạt trong một nguyên tử là 18. Xác định khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố.
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Xác định tên nguyên tố và nguyên tử khối của nguyên tố đó. Viết cấu hình electron nguyên tử.
- Trong nguyên tử thì tỉ số N/Z ≥ 1 và N/Z ≤ 1,5
- Trong nguyên tử số proton bằng số electron.
Theo đầu bài tổng 3 loại hạt là 13. Ta có thể biện luận như sau :
+ Nếu số p = số e = 3 thì số n = 13 - (3 + 3) = 7.
Tỉ số N/Z = 7/3 = 2,3 > 1,5 (loại)
+ Nếu số p = số e = 4 thì số n = 13 - (4 + 4) = 5.
Tỉ số N/Z = 5/4 = 1,25 (phù hợp)
+ Nếu số p = số e = 5 thì số n = 13 - (5 + 5) = 3.
Tỉ số N/Z = 3/5 = 0,6 < 1 (loại)
Vậy nguyên tử đó có Z = 4. Đó là beri (Be).
Nguyên tử khối của nguyên tố đó là : 4 + 5 = 9 đvC.
Cấu hình electron nguyên tử : 1 s 2 2 s 2
một nguyên tử nguyên tố a có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 34,trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn hạt ko mang điện tích là 10.xác định số lượng mỗi loại hạt,từ đó xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tử nguyên tố đó
`#3107.101107`
Gọi các hạt trong nguyên tử là `p, n, e`
Tổng số hạt trong nguyên tử là `34`
`=> p + n + e = 34`
Mà trong nguyên tử, số `p = e`
`=> 2p + n = 34`
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
`=> 2p - n = 10 => n = 2p - 10`
`=> 2p + 2p - 10 = 34`
`=> 4p = 34 + 10`
`=> 4p = 44`
`=> p = 11 => p = e = 11`
Số hạt n có trong nguyên tử là: `34 - 11 - 11 = 12`
- Tên của nguyên tử nguyên tố a: Sodium (Natri)
- KHHH: Na.
Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
a. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố X.
b. Hãy cho biết tên, KHHH và khối lượng nguyên tố X.
c. Nguyên tố X ở ô số bao nhiêu? Ô nguyên tố này cho em biết được gì?
d. Xác định vị trí của X trong BTH?
\(a,\) \(X=p+e+n=34\)
Mà trong 1 nguyên tử, số \(p=e\)
\(\Rightarrow2p+n=34\)
Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10
\(\Rightarrow2p-n=10\)
\(n=2p-10\)
Trong nguyên tử có:
\(2p+2p-10=34\)
\(4p-10=34\)
\(4p=34+10\)
\(4p=44\)
\(p=44\div4=11\)
\(\Rightarrow p=11,e=11,n=12\)
\(b,\) Nguyên tố x là \(Natri,\) \(KHHH:Na\) \(K.L.N.T=23\)
\(c,\) Nguyên tố x ở ô số 11, ô nguyên tố này cho em biết:
Số hiệu nguyên tử: 11
Tên gọi hh: Sodium (Natri)
KHHH: Na
KLNT: 23 <amu>.
\(d,\) Nguyên tố x nằm ở chu kì 3, nhóm IA.
1/ Nguyên tử của một nguyên tố X có tổ g số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 16. Xác định tên nguyên tử
2/ Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 18 trong đó số hạt mang điện tích gấp đôi số hạt không mang điện tichu. Xác định tên nguyên tố
Nếu tổng số hạt < 60 có thể áp dụng công thức tính nhanh như sau: Số hạt proton = số điện tích hạt nhân = số electron = Z = [tổng/3] (phần nguyên tổng số hạt chia cho 3).
1/ Z = [52/3] = 17, 2Z - N = 16 suy ra N = 18, số khối A = Z + N = 35. Nguyên tố cần xác định là Clo.
2/ Z = [18/3] = 6, 2Z = 2N suy ra N = 6, số khối A = 12. Nguyên tố cần xác định là Cacbon.
Theo bài ra ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p=e\\\left(p+e\right)-n=16\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}16+n+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+16=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>\left[{}\begin{matrix}2n=36\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>n=18=>p=e=\dfrac{52-18}{2}=17\)Vậy X thuộc nguyên tố Clo (Cl)
Chúc bạn học tốt !!!
Ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+n+e=18\\p=e\\\left(p+e\right)=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=18\\p=e\\2p=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+n=18\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.=>3p=18=>p=n=e=6\)Vậy Y thuộc ngto Cacbon(C)
Chúc bạn học tốt
Gọi số hạt proton = số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
Ta có :
2p + n = 42 ⇒ n = 42 - 2p
Mặt khác :
p ≤ n ≤ 1,5p
⇒ p ≤ 42 - 2p ≤ 1,5p
⇒ 12 ≤ p ≤ 14
Với p = 12 suy ra R là Magie thì n = 42 - 12.2 = 18(Loại vì Mg có 12 hạt notron)
Với p = 13 suy ra R là Nhôm thì n = 42 -13.2 = 16(Loại vì Nhôm có 13 hạt notron)
Với p = 14 suy ra R là Silic thì n = 42 - 14.2 = 14(Thỏa mãn)
Nguyên tử khối = p + n = 14 + 14 = 28
Gọi số hạt cơ bản của R lần lượt là p;e;n
Ta có: \(\dfrac{S}{3,5}\le p\le\dfrac{S}{3}\Rightarrow12\le p\le14\) (với S là tổng số hạt cơ bản)
Lập bảng biện luận tìm được R là Si có $p=e=n=14$
nguyên tử x có tổng số hạt (p,e,n) 34 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 10 hạt a) hãy xác định số p,e,n b) vẽ sơ đồ nguyên tử x c) xác định khối lượng nguyên tử khối x d) viết tên nguyên tố và kí hiệu hóa học của x
a) Theo đề bài ta có :
p+e+n=34 nên p+e=34-n
(p+e)-n=10 nên 34-n-n=10
Suy ra 2n=24
Vậy n=12
mà p=e
Nên p+e=2p
2p=34-12
2p=12
p=11
Vậy p=e=11; n=12
b) Bạn tự vẽ nhé ( nguyên tố đó x là Na (Sodium) vì p=11)
c) Nguyên tử khối : p+n=11+12=23 (amu)
d) Tên nguyên tố x đó là Na (Sodium)
bài 1 : một nguyên tử có tổng số các hạt là 34 hạt . Xác định điện tích hạt nhân số khối nguyên tử , tên nguyên tố, cấu hình electron , xác định vị trí trong bảng tuần hoàn . Nêu tính chất hóa học cơ bản
bài 2 : một nguyên tử có tổng số các hạt là 60 hạt , biết số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 20 hạt. Xác định điện tích hạt nhân số khối nguyên tử và viết cấu hình electron.
a, Gọi số proton, electron và notron của X lần lượt là p;e;n
Theo gt ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=34\\2p-n=10\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=11\\n=12\end{matrix}\right.\)
Vậy X là Na
b, Ta có: $m_{Na}=23.1,9926.10^{-23}:12=3,819.10^{-23}$
Nguyên tử X có số hạt p, n, e là 34 → p + n + e = 34 → 2p + n = 34 (1)
Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 → p + e – n = 10 → 2p – n = 10 (2)
Từ (1) và (2) → p = 11, n = 12
Số khối A = p + n = 11 + 12 = 23
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số hạt cơ bản là 52. Tìm số hạt p,n và tên nguyên tố X?
Câu 6: tổng số proto, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 22. Trong hạt nhân có tổng số hạt là 15. Hãy xác định thành phần cấu tạo nguyên tử , gọi tên và viết kí hiệu nguyên tố X.
5. \(\left\{{}\begin{matrix}A=Z+N=36\\2Z+N=52\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=16=P=E\\N=20\end{matrix}\right.\)
Vì Z=16 => X là lưu huỳnh (S)
6. \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=22\\Z+N=15\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=7=P=E\\N=8\end{matrix}\right.\)
Vì Z=7 => Y là nito (N)