ống nghiệm | hiện tượng | giải thích |
ống A | ||
ống B | ||
ống C | ||
ống D |
Dùng ống nghiệm thuỷ tinh thổi hơi lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong, kết quả là:
A. Ở ống nghiệm (1) xuất hiện kết tủa trắng, ở ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
B. Ở 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng gì.
C. Ở 2 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng.
D. Ở ống nghiệm (1) không có hiện tượng gì, ở ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa trắng.
D. Ở ống nghiệm (1) không có hiện tượng gì, ở ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa trắng.
Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
Hiện tượng:
Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.
Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.
Giải thích:
Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.
Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).
Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Ở ống (1) có phản ứng:
CH3-CH2-Br + H2O CH3-CH2-OH + HBr
AgNO3 + HBr → AgBr ↓ + HNO3
Vàng nhạt
Ống (2):
→ không có phản ứng không có hiện tượng gì
Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bên hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.
Dùng hai ống nghiệm, với mỗi ống đựng 1ml một trong hai chất lỏng sau: etylbromua (1); brombenzen (2).
Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm, thấy ở ống 1 có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống 2 không có hiện tượng gì. Nhận xét và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên
Bạn tham khảo câu trả lời của mình nha :
Ống (1) CH3 – CH2Br + H2O → CH3- CH2OH + HBr
AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3
Ống (2) không có phản ứng, chứng tỏ liên kết C- Br trong phản ứng brombenzen rất bền
Nhỏ từ từ nước bromine vào ống nghiệm chứa styrene, lắc đều rồi để yên ống nghiệm. Dự đoán hiện tượng xảy ra. Giải thích.
- Hiện tượng: Dung dịch bromine nhạt dần, sau đó thì mất màu hẳn.
- Giải thích: Cấu tạo phân tử styrene có đặc điểm giống etylene và có đặc điểm giống benzene, do đó có thể dự đoán styrene vừa có tính chất giống alkene, vừa có tính chất giống benzene. Do đó styrene có thể làm mất màu dung dịch bromine ngay điều kiện thường.
\(PTHH:C_6H_5-CH=CH_2+Br_2\rightarrow C_6H_5-CHBr-CH_2Br\)
Một bạn dùng 1 ống nhựa thổi từ từ vào ống nghiệm ( hoặc cốc) thủy tinh được nước vôi trong
Bạn còn lại quan sát hiện tượng. Giải thích hiện tượng xảy ra trong ống (cốc) thủy tinh
Hiện tượng xảy ra :
Nước vôi trong bị chuyển thành màu đục và tạo kết tủa
Vì : Trong hơi thở có chứa khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2
+ Hiện tượng xảy ra:
Nước vôi trong đục dần và tạo kết tủa. Vì trong hơi nước có khí cacbonic tác dụng với nước vôi.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT---------------
_____________________________________
hiện tượng xảy ra :
nước vôi trong bị chuyển thành màu đục và tạo kết tủa
vì trong hơi thở có chứa khí CO2 tác dụng với Ca (OH)2
Quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ
1. Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm chứa Na2SO4
2.Trộn 2 dd BaCl2 vào Na2SO4
3. Cho lá đồng vào 2 ống nghiệm:
+chứa dd H2SO4 loãng
+ chứa H2SO4 đặc, đun nhẹ
4. Cho dd Sunfuric acid vào ống nghiệm có chứa Fe2O3
Giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau: a) Cho dung dịch Br2 vào ống nghiệm có chứa dung dịch phenol. b) Dẫn khí cacbonic vào ống nghiệm có chứa dung dịch natri phenolat
a) Xuất hiện kết tủa màu trắng, màu nâu của dd brom nhạt dần
$C_6H_5OH + 3Br_2 \to C_6H_2Br_3OH + 3HBr$
b) Xuất hiện kết tủa màu trắng
$CO_2 + C_6H_5ONa + H_2O \to C_6H_5OH + NaHCO_3$
a) Xuất hiện kết tủa màu trắng, màu nâu của dd brom nhạt dần
C6H5OH+3Br2→C6H2Br3OH+3HBrC6H5OH+3Br2→C6H2Br3OH+3HBr
b) Xuất hiện kết tủa màu trắng
CO2+C6H5ONa+H2O→C6H5OH+NaHCO3
Cho vào ống nghiệm 2 ml nước brom. Nhỏ từ từ vào ống nghiệm đó 1 ml benzen. Trong ống nghiệm có 2 lớp chất lỏng : lớp dưới có thể tích lớn hơn và có màu vàng nâu, lớp trên không màu. Lắc kĩ ống nghiệm để hai lớp đó trộn vào nhau và sau đó để yên ống nghiệm. Trong ống lại thấy 2 lớp chất lỏng : lớp dưới có thể tích lớn hơn và không màu, lớp trên có màu.
Hãy giải thích những hiện tượng vừa nêu.
Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nên nổi lên trên nước brom (nước brom có màu vàng nâu).
Khi lắc ống, vì benzen hoà tan brom tốt hơn nước nên brom chuyển từ nước brom sang dung dịch brom trong benzen. Vì thế khi để yên ống nghiệm, lớp dưới không màu và lớp trên có màu nâu.