CÁC VỆ TINH QUAN SÁT ĐẠI DƯƠNG HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ?
Vệ tinh quan sát đại dương chuyên đo đạc những thay đổi trên bề mặt đại dương chính xác đến 4,3cm và được gọi là nghiên cứu ngoại cảm. Mỗi tháng vệ tinh này cung cấp cho chúng ta lượng thông tin về đại dương gấp nhiều lần so với những cống hiến của các thủy thủ trong hàng trăm năm. Đại dương là điểm mấu chốt của biến đổi khí hậu, ở tầng nước 3m trên cùng chứa đựng nhiệt lượng tương đương với cả bầu khí quyển. Sự trao đổi nhiệt của đại dương và bầu khí quyển tạo ra sự biến đổi của khí quyển, thông qua giám sát các dòng biển, đo đạc nhiệt độ ở đó chúng ta có thể dự báo thời tiết. Nhiệt độ của đại dương có thể có được thông qua đo đạc sự thay đổi của mặt biển. Khi nhiệt độ ấm, đại dương nở ra, mặt biển dâng cao còn khi nhiệt độ lạnh thì mặt biển thấp xuống. Các vệ tinh này còn chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng En-ni-no ở Thái Bình Dương. Khi En-ni-no xuất hiện, gió mậu dịch sẽ ngừng thổi, nước biển nóng chảy về phía Đông chứ không chảy về phía tây nữa, mang một lượng nước mưa lớn hướng về phía châu Nam Mĩ trong khi phần phía bên này Thái Bình Dương là châu Úc và Ấn Độ chỉ có dòng biển lạnh và khô. Ngành vận chuyển đường biển cũng nhận được nhiều lợi ích từ vệ tinh, các vệ tinh dẫn đường tạo ra một mạng lưới phủ lên toàn Trái Đất, thông qua sự định vị của ít nhất ba vệ tinh mà tàu thuyền có thể xác định được vị trí của mình với sai số không đến 10m, vệ tinh còn có thể chỉ ra những con đường tốt nhất trên những vùng biển có băng.