Những câu hỏi liên quan
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
9 tháng 9 2016 lúc 21:17

- thiên nhiên: có nhiều châu lục ( châu Nam Cực, châu Á, châu Âu, châu Phi,...) có nhiều loại địa hình  ( đồng bằng, hoang mạc , bình nguyên, sơn nguyên,...) có nhiều loại khoáng sản ( than, chì, sắt, magn, thiếc,...)

-  dân cư: có nhiều chủng tộc (negroit, mongoloit,...) phân bố khắp nơi trên thế giới từ những nới có khí hậu thuận lợi như đồng bằng đến những nơi khắc nghiệt như hoang mạc

-tôn giáo đa dạng ( phật giáo, thiên chúa giáo, nho giáo, ấn độ giáo, kito giáo, hồi giáo,...)

- văn hóa có nhiều kiểu chữ viết và các phong tục tập quán khác nhau trên thế giới,...

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư ♥♥♥
30 tháng 8 2016 lúc 16:10

Có tôn giáo Ki tô, Cư Giáo, ..

Bình luận (0)
Lý Nguyệt Viên
1 tháng 9 2016 lúc 15:59

Tự nhiên : đồng bằng , núi , đồi, cao nguyên, trung du,... 

Tôn giáo : ki tô , Hindu, phật,thiên chúa , bà la môn, cao đài,... 

Văn hóa :.??? 

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
19 tháng 8 2017 lúc 10:39
Bình luận (0)
hanie anh
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
20 tháng 8 2017 lúc 8:37

Một ví dụ thôi hả bạn?

- Về tự nhiên: Thực vật, động vật rất đa dạng và phong phú. Riêng ở nước ta đã có 19357 loài thực vật và 9300 loài động vật. Bắc Cực và Nam Cực tuy có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhưng vẫn có nhiều động vật sinh sống như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo,....

- Về dân cư: Có nhiều chủng tộc như Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it,...

- Về văn hoá: Mỗi đất nước đều có một nền văn hoá riêng. Ở nước ta có nhiều trò chơi dân gian và loại hình nghệ thuật sân khấu như đấu vật, đua thuyền, chèo, tuồng, hát bộ, hát xoan, múa rối nước,... Có nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng Phù Đổng,...

- Về tôn giáo: Có nhiều loại hình tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin Lành,...

Bình luận (1)
Vũ Quang Linh
Xem chi tiết
nguyenngocthuanh
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Duy
3 tháng 9 2017 lúc 20:25

Có nhiều ng dân sinh sống ở các nước khác nhau trên thế giới , chôn ng chết (hỏa táng) siêu mình ko trả lời hết dc

Bình luận (1)
Anh Nguyễn Duy
3 tháng 9 2017 lúc 20:33

Hihi Mai Dua co j ko

Bình luận (1)
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 3 2022 lúc 20:07

dân cư :

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

văn hóa :

- Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.

tôn giáo :

- Phần lớn dân châu Âu theo Cơ đốc giáo, gồm đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 5 2017 lúc 21:06

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng trong văn học:

a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 7 2019 lúc 14:03

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

Bình luận (0)
Dương Hí
Xem chi tiết
Lê Võ Ngọc Hân
3 tháng 10 2016 lúc 19:25

hình ko có mà cx đi hỏi

Bình luận (1)
Bé Của Nguyên
26 tháng 9 2017 lúc 19:40

Bạn nên mạng tìm hiểu cũng có mà , chứ mk dốt về giới thiệu lắm

Bình luận (0)
Bé Của Nguyên
26 tháng 9 2017 lúc 19:59

Nhà thờ Hồi Giáo :

Đạo Hồi (Hồi giáo) còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.

bieu tuong cua dao hoi

Biểu tượng của đạo Hồi

Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai dòng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia,cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông,và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.

Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur’an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.

Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Kitô giáo, được đặt tên theo Chúa Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức Phật, đạo Khổng được đặt tên theo Đức Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.

Giáo lý của đạo hồi

Ki - tô Giáo ; Trong Kitô giáo, nhà thờ, còn gọi là nhà thánh, thánh đường hay giáo đường, là địa điểm để người Kitô hữu cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Mỗi giáo hội Kitô giáo đều có các phong cách, quy định xây dựng nhà thờ riêng, nhưng nhìn chung, bên ngoài nhà thờ phải có một cây thánh giá đặt nơi cao và dễ thấy nhất; bên trong thường gồm hai gian chính: gian cung thánh (trung tâm là cây thánh giá) và gian giáo dân (có hoặc không có ghế quỳ).

Bình luận (0)