Tính tỉ lệ V của 2 dd HNO3 0,2M và 1M để trộn thành dd HNO3 0,4M
Câu I.
1. Tìm tỉ lệ thể tích của 2 dung dịch HNO3 0,2M và HNO3 1M để trộn thành dung dịch HNO3 0,4M?
2. Biết độ tan của CuSO4 ở 15oC là 25g. Độ tan ở 90oC là 80g. Làm lạnh 650g dung dịch CuSO4 bão hoà ở 90oC xuống 15oC thấy có m g tinh thể CuSO4.5H2O tách ra. Tính m ?
Câu I
1)
Gọi thể tích dd HNO3 0,2M là a (l)
Gọi thể tích dd HNO3 1M là b (l)
=> nHNO3(tổng) = 0,2a + b (mol)
Vdd(tổng) = a + b (l)
=> \(C_{M\left(dd.sau.khi.trộn\right)}=\dfrac{0,2a+b}{a+b}=0,4M\)
=> 0,2a + b = 0,4a + 0,4b
=> 0,2a = 0,6b
=> a : b = 3 : 1
2)
Gọi khối lượng CuSO4 trong dd bão hòa ở 90oC là a (g)
Có: \(S_{90^oC}=\dfrac{a}{650-a}.100=80\left(g\right)\)
=> a = \(\dfrac{2600}{9}\) (g)
=> \(m_{H_2O\left(dd.ở.90^oC\right)}=\dfrac{3250}{9}\left(g\right)\)
Giả sử có u mol CuSO4.5H2O tách ra
=> \(n_{CuSO_4\left(dd.ở.15^oC\right)}=\dfrac{\dfrac{2600}{9}}{160}-u=\dfrac{65}{36}-u\left(mol\right)\)
=> \(m_{CuSO_4\left(dd.ở.15^oC\right)}=\left(\dfrac{65}{36}-u\right).160=\dfrac{2600}{9}-160u\left(g\right)\)
\(n_{H_2O\left(tách.ra\right)}=5u\left(mol\right)\)
=> \(m_{H_2O\left(dd.ở.15^oC\right)}=\dfrac{3250}{9}-18.5u=\dfrac{3250}{9}-90u\left(g\right)\)
Có: \(S_{15^oC}=\dfrac{\dfrac{2600}{9}-160u}{\dfrac{3250}{9}-90u}.100=25\left(g\right)\)
=> u = \(\dfrac{13}{9}\) (mol)
=> m = \(\dfrac{13}{9}.250=\dfrac{3250}{9}\left(g\right)\)
Bài 1.
\(n_{HNO_3\left(1\right)}=0,2\cdot0,4=0,08mol\Rightarrow V_{HNO_3\left(1\right)}=1,792l\)
\(n_{HNO_3\left(2\right)}=1\cdot0,4=0,4mol\Rightarrow V_{HNO_3\left(2\right)}=8,96l\)
\(\Rightarrow\dfrac{V_{HNO_3\left(1\right)}}{V_{HNO_3\left(2\right)}}=\dfrac{1,792}{8,96}=\dfrac{1}{5}\)
Bài 2.
Ở \(90^oC\) độ tan của \(CuSO_4\) là 80g.
\(m_{dd}=80+100=180g\)
\(\Rightarrow\dfrac{80}{180}=\dfrac{m_{H_2O}}{650}\Rightarrow m_{H_2O}=\dfrac{2600}{9}g\)
Ở \(15^oC\) độ tan của \(CuSO_4\) là 25g.
\(\Rightarrow\dfrac{\dfrac{2600}{9}}{x}=\dfrac{100}{25}\Rightarrow x=\dfrac{650}{9}g\)
\(m_{CuSO_4.5H_2O}=\dfrac{2600}{9}-\dfrac{650}{9}=\dfrac{650}{3}g\approx216,67g\)
Dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ số mol là 2:1
a/ Biết rằng khi cho 200ml dd A tác dụng với 100ml dd NaOH 1M thì lượng axit dư trong A tác dụng đủ với 50ml dd Ba(OH)2 0,2M. Tính CM của mỗi axit trong dd A?
b/ Nếu trộn 500ml dd A với 100ml dd B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì dd C thu được có tính axit hay bazơ?
c/ Phải thêm vào dd C bao nhiêu lít dd A hoặc dd B để có dd D trung tính ?
d/ Cô cạn dd D, tính khối lượng muối khan thu được.?
lm theo dạng 1 phương trình hóa học thuu ấy ạ cái dạng [H] + [OH] à H2O ni nè m.n. Lm câu ab thou cx dc ạ em cảm ơn nhìu lawmsmmm!!!!!!!
a/ Gọi nồng độ mol của HNO3;HCl lần lượt là 2a, a (mol/l)
Khi đó: nHNO3=0,4a; nHCl=0,2a mol
=> nH+ = 0,6a mol
nNaOH=0,1 mol, nBa(OH)2=0,2.0,05=0,01 mol
H+ + OH- ------> H2O
Theo PT ta được: \(n_{H^+}=n_{OH^-}=0,1+0,01.2=0,6a\)
=>a= 0,2M
Vậy nồng độ mol của HNO3;HCl lần lượt là: 0,4; 0,2 (M)
b/ nH+ =0,5.0,2.2+0,5.0,2=0,3 mol
+) Dung dịch B gồm: nNaOH=0,1 mol; nBa(OH)2=0,05 mol
=> n OH- = 0,1+ 0,05.2 = 0,2 (mol)
PTHH: H+ + OH- ------> H2O
Theo PT: nH+ = n OH- =0,2 mol<0,3 mol
Vậy dung dịch C còn dư axit ⇒ có tính axit.
c/ Gọi thể tích dung dịch B cần cho để tạo được dung dịch D trung hòa là: V (l)
Ta có: nH+ = n OH-
⇒0,3=1.V+0,5.2.V
⇔V=0,15
⇒ Lượng dung dịch B cần thêm là: Vthêm=0,15−0,1=0,05(l)
phải trộn bao nhiêu l dd axit nitric 0,2M vs dd axit nitric 1M theo tỉ số và thể tích bằng bao nhiêu để thu đc dd 0,4M ?
Gọi a (l) là số lít HNO3 (0,2M)
Gọi b (l) là số lít HNO3 (1M)
Theo đề bài ta có :
0,2a + b = 0,4(a+b)
=> 0,2a + b = 0,4a + 0,4b
=> 0,6b = 0,2a
=> 3b = a
Vậy phải trộn dd HNO3 (0,2M) và dd HNO3 (1M) theo tỉ lệ cứ 3 thể tích HNO3 (0,2M) thì trộn với 1 thể tích HNO3 (1M) thì sẽ thu được
dd HNO3 (0,4M)
Tính tỉ lệ V1 : V2
a/ Trộn V1 (ml) dd HNO3 (pH = 1) với V2 (ml) dd HNO3 (pH = 3) để được dd có pH = 2.
b/ Pha thêm V1(ml) nước vào V2 (ml) dd NaOH (pH = 13) để được dd có pH = 12
1: Tìm tỉ lệ thể tích của 2 dung dịch HNO3 0,2M và HNO3 1M để trộn thành dung dịch HNO3 0,4M?
2: Biết độ tan của CuSO4 ở 15 độ C là 25g . Độ tan ở 90 độ C là 80g. Làm lạnh 650gdung dịch CuSO4 bão hòa ở 90 độ C xuống 15 độ C thấy có m g tinh thể CuSO4 . 5H2O tách ra . Tính m ?
Bài 1.
Gọi V1 là thể tích dung dịch HNO3 0,2M. V2 là thể tích dung dịch HNO3 1M.
Thể tích dung dịch HNO3 0,4M thu được sau khi trộn là V1+V2
=> 0,2.V1 + 1.V2 = 0,4.(V1+V2)
<=> 0,6V2 = 0,2V1
<=> \(\dfrac{V_1}{V_2}=\dfrac{0,6}{0,2}=\dfrac{3}{1}\)
Trộn lẫn 3 dd H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A. Lấy 300 ml dd A cho phản ứng với V lít dd B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dd C có pH = 2. Giá trị V là:
A. 0,424 lít
B. 0,214 lít
C. 0,414 lít
D. 0,134 lít
Để có được 300ml dung dịch A thi phải cần mỗi dung dịch axit là 100ml
=> tổng n H+= ( 0,1.2 + 0,2 + 0,3 ). 0,1 = 0,07 mol
Ở dung dịch B có tổng n OH− = 0,49.V mol
rõ ràng dung dịch thu được pH = 2 => dư H^+ = 0,01. ( 0,3 + v ) mol (1)
phản ứng : H+ +OH− → H2O
theo phản ứng thì nH+ dư = 0,07 - 0,49.V (2) từ 1 và 2 => 0,07 - 0,49.V = 0,01. ( 0,3 + v )
=> V = 0,134 lit
=> Đáp án D
Cho 100ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và KOH 0,2M vào 100ml dd chứa hcl 0,2M và HNO3 0,2M được dd Z. a) Tính pH của dung dịch Z b) tính nồng độ mol của 400ml dd nạo dùng để trung hòa hết dd Z
Câu 1. Trộn 600 ml dung dịch chứa KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,3M với 200 ml dd HNO3 2,6M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 2. Một dung dịch X có chứa H2SO4 1M và HCl 2M. Thêm 200ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch KOH 1,6M. Cho rằng sự pha trộn không làm thay đổi thể tích, hãy tính pH của dung dịch thu được.
Câu 1:
PT ion: \(H^++OH^-\rightarrow H_2O\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{OH^-}=0,6\cdot0,4+0,6\cdot0,3\cdot2=0,6\left(mol\right)\\n_{H^+}=0,2\cdot2,6=0,52\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\) H+ hết, OH- còn dư \(\Rightarrow n_{OH^-\left(dư\right)}=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left[OH^-\right]=\dfrac{0,08}{0,6+0,2}=0,1\left(M\right)\) \(\Rightarrow pH=14+log\left(0,1\right)=13\)
Bài 2:
PT ion: \(H^++OH^-\rightarrow H_2O\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{OH^-}=0,3\cdot1,6=0,48\left(mol\right)\\n_{H^+}=0,2\cdot1\cdot2+0,2\cdot2=0,8\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\) OH- hết, H+ còn dư \(\Rightarrow n_{H^+\left(dư\right)}=0,32\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left[H^+\right]=\dfrac{0,32}{0,2+0,3}=0,64\left(M\right)\) \(\Rightarrow pH=-log\left(0,64\right)\approx0,19\)
Dung dịch A gồm HCl 0,2M ; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M, Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH=13?
A. 11:9
B. 9:11
C. 101:99
D. 99:101
Đáp án A
Gọi thể tích dung dịch A là V1 lít. Có nH+ = ( 0,2+0,3+0,1.2+0,3).V1 = V1 mol
Gọi thể tích dung dịch B là V2 lít. Có nOH- = ( 0,3+ 0,4+ 0,15.2).V2 = V2 mol
H+ + OH- → H2O
V1 V2
Dung dịch thu được có pH = 13 nên OH- dư
nOHdư = V2- V1 mol
[OH-]dư = (V2-V1)/(V2+ V1) = 10-1 suy ra V1: V2 = 11:9