Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2017 lúc 15:46

Đoạn kết mang ý nghĩa thúc đẩy nhận thức của con người về cách sống, tránh những tổn thương về tâm hồn

- Được sống là điều quý giá thật, nhưng được sống là chính mình, trọn vẹn với giá trị của bản thân còn quý giá hơn

Bình luận (0)
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Quốc Đạt
22 tháng 5 2016 lúc 14:31

Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Đặc biệt có hai nghề bắt buộc phải đặt đạo đức lên hàng đầu là dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo. Truyện ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời. Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn. Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh. Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua. Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử. Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi. Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng. Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông. Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức. Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái. Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao. Theo: Thái Bảo . Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Phat bieu cam nghi ve truyen Thay thuoc gioi cot o tam long – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của. dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương. truyền mãi trong dân gian. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
22 tháng 5 2016 lúc 14:41

Các cụ xưa đa từng nói “lương y như từ mẫu”,  “thầy  thuốc như mẹ hiền”  đó là những kinh nghiệm được đúc kết từ xưa tới nay, điều đó được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Thầy  thuốc  cốt nhất ở tấm lòng. Trong xã hội mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất riêng đối với ngành Y đó là phẩm chất quý trọng mạng sống cũng như tấm lòng thương người của những vị lương y đó là cơ sở cũng như lòng thương yêu con người của những Bác sĩ chữa bệnh cứu người.

Ông là một vị lương y có tấm lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh ông sẵn sang hy sinh tính mạng của mình để cứu chữa cho những người dân nghèo. Ông quả thật là một vị lương ý tốt và là người đã cứu sống hang nghìn người dân nghèo đang trong tình trạng đói khổ.

Ông không chỉ có trái tim nhân hậu mà ông còn là người có bản lĩnh cứng cõi, rất thông minh trong những khuôn phép ứng xử, ông đã làm cho vua, khơi dậy lòng bao dung và tình thương của vua  đối với dân chúng nghèo đói. Nếu như nhà vua có lương tâm thì chắc chắn sẽ cảm động trước những lời nói của ông. Lúc đầu nhà vua có tức giận nhưng sau khi nghe lương y trình bày nhà vua không những không tức giận mà còn ban khen cho ông, lương Y là người có công thức tỉnh trong con người nhà vua những phẩm chất thương dân cứu nước, vị vua Trần Anh Quang là 1 vị vua sáng suốt và có tấm lòng yêu nước thương dân. Phạm Bân là một lương y có tài đức vẹn toàn, ông có công rất lớn đối với người dân cũng như có công rất lớn đối với việc thức tỉnh cái tâm trong lòng vua Trần Anh Quang. Sự ngợi khen của người dân đối với gia đình ông, sự nghiệp của ông và những lời khen ngợi  của người đời được đúc kết qua câu nói ở hiền gặp lành.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
22 tháng 5 2016 lúc 14:47

Truyện nói về một Thái y vừa có tài chữa bệnh, vừa có tấm lòng thương người đến quên cả mình. Có lần vua sai tìm Thái y đến chữa bệnh (bị sốt) nhưng có người đàn bà bị bệnh nguy kịch hơn. ông biết rằng đi chữa bệnh trước cho người đàn bà là có tội với vua, nhưng ông vẫn di... và hi vọng nhà vua sẽ sáng suốt mà lượng thứ cho.

Quả nhiên Thái y được vua khen là bậc lương y.

Những chi tiết thuộc về hành động theo y đức của Thái y lệnh: đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo vừa để nuôi và chữa bệnh cho mọi người. Ông không quản ngại bệnh có máu mủ, hôi hám nên cứu sống hàng ngàn người trong năm đói kém, có bệnh dịch nổi lên.

Nhưng hành động của vị Thái y làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều là hành động sau cùng. Vì vị Thái y đã chọn giải pháp đúng đắn nhất trong tình huống gay go:

-           Giữa việc cứu dân thường lầm bệnh nguy cấp không cứu ngay thì chết và phận làm tôi, chọn việc nào làm trước?

-           Giữa tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của chính mình trước uy quyền của nhà vua, sẽ chọn bên nào?

Lời đáp của Thái y lệnh với quan Trung sứ chứng tỏ ông vượt qua thử thách đó dễ dàng vì:

+Quyền uy không thắng nổi đức uy.

+Tính mệnh của mình được đặt dưới tính mệnh của người dân thường đang lâm bệnh nguy cấp.

-           Ngoài y đức và bản lĩnh, ở Thái y lệnh còn có sức mạnh của lí trí trong phép ứng xử: “Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát”. Đây là câu nói thể hiện y đức của ông và thể hiện đúng đắn trong việc ứng xử.

Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không tức giận mà còn ca ngợi. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là người có y đức.

Đây là thắng lợi của y đức. ở thời nhà Trần, nước ta đã có những con người cao đẹp như thế.

Đây là một câu chuyện mang tính giáo huấn cao, đó là đặc trưng của truyện trung đại Việt Nam.

Người thầy thuốc ở đây có một tấm lòng vừa cao đẹp vừa có dũng khí, quên thân mình để cứu người.

Qua câu chuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau một bài học thật sâu sắc là “Không chỉ cần có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn nữa là cần có tấm lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh đến mức không sợ uy quyền hoặc mang vạ vào thân”.

Bình luận (1)
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Phương Thảo
23 tháng 11 2016 lúc 4:13

đoạn thơ nào v bn ?

Bình luận (7)
Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 11 2016 lúc 10:14

a) hum

b)

Cuộc đời bao nỗi đắng cayNhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngàoHôm nay nước mắt tuôn tràoNhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang Cho con cuộc sống vinh quangTương lai tươi sáng, muôn vàng mai sauTóc nay mẹ đã bạc màuVì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa Thương con không quảng nắng mưaThức khuya dậy sớm, mưa giông không màngGian lao khổ cực nào thanCho con no đủ, hiên ngang với đời Con đây chẳng nói nên lờiNghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghiLạy cha lạy mẹ con quỳCông ơn trời biển, đời đời không quên. Khi con cất tiếng chào đờiTrào dâng cảm xúc cha rơi lệ mừngẲm bồng...chăm bón...chìu cưngDẫu thêm vất vã nhưng cha đâu màng Trằn trọc thao thức canh tànLúc con đau ốm cha mang ưu phiềnGian lao khổ cực chuân chuyênĐể con được sống bình yên đủ đầy Cho con cuộc sống sum vầyNên cha gánh hết đắng cay riêng mìnhCả đời chấp nhận hi sinhĐổi lại hạnh phúc gia đình ấm no Đời cha là kiếp đưa đòChở con vượt mọi gió giông bão bùngNắng mưa cha vẫn không chùnHoài luôn vững bước cùng con tháng ngày Thời gian phủ úa thân gầyTóc xanh ngày ấy thay màu bạc phơTình cha son sắc vô bờChỉ cho mà chẳng mơ chi đáp đền Nguyện lòng con mãi không quênMong cha vui khỏe vững bền tháng năm... Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con sai Mẹ là tia nắng ban maiSưởi con ấm lại đêm dài giá băngLòng con vui sướng nào bằngMẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi Mẹ ơi con chẳng ước gìChỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng quaVui nào bằng có Mẹ ChaTình thâm máu mủ ruột rà yêu thương Cho con dòng sữa ngọt đườngMẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳXua đêm tăm tối qua điMang mùa xuân đến thầm thì bên con. Ơn đời con đã sinh raBiển khơi là mẹ, cha là núi nonBao nhiêu vất vả gầy mònMẹ cha đánh đổi cho con nụ cười. Mẹ là tia nắng vàng tươiThắp lên ánh sáng trong người của conMẹ ơi hãy mãi cười giònCon yêu mẹ lắm dáng thon gầy gò. Cha cho những bát cơm noMẹ cho câu hát điệu hò lời ruTóc con mọc tốt đầu xùBố ngồi cắt tỉa chỉnh chu mượt mà. Bây giờ con lớn đi xaThương cha nhớ mẹ tuổi già đơn côiLòng con thấp thỏm bồi hồiNhớ về nơi ấy sục sôi trong lòng.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 11 2018 lúc 5:02

- hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là sống có đạo đức

- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, cho mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 16:32

a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Bình luận (0)
Cao Quý Phi
Xem chi tiết
Trâm Anhh
28 tháng 8 2019 lúc 4:59

Cảm nghĩ :

Tình mẫu tử giưa mẹ và con là thứ tình cảm vô cùng thiếng lieng và quý giá biết bao.Tình cảm ấy chúng ta phải biết trân trọng nếu chưa muộn.Và hãy nhớ kĩ điều này:''Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.''Vì thế đừng để lương tâm mình phạm sai trái nếu đã sai thì hãy sửa ngay.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước

Bình luận (0)
Vũ Minh Tuấn
28 tháng 8 2019 lúc 7:20

Bạn tham khảo tại đây nhé:

Câu hỏi của Ngân Lê - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến - Hoc24.vn

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Diệu Huyền
28 tháng 8 2019 lúc 7:36

Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

Bình luận (0)
03_Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Võ Bảo Vân
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 11 2018 lúc 12:04

1)Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Bình luận (0)
hoang van minh  toan
12 tháng 11 2018 lúc 20:14
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Bình luận (1)