Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
30 tháng 10 2018 lúc 6:37
Loại phân bón Đặc điểm chủ yếu Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
- Phân hữu cơ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. - Bón lót.
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp. Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. - Bón thúc.
- Phân lân. Ít hoặc không hòa tan. - Bón lót.
FREESHIP Asistant
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
26 tháng 5 2022 lúc 22:46

tham khảo

 

1. Phân hoá học 

 

- Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

- Phân loại:

+ Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng

Ví dụ 1: Phân đạm, phân lân, phân kali…

+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng

Ví dụ 2: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

2. Phân hữu cơ

 

Phân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt

Ví dụ 3: phân chuồng, phân xanh, phân rác,...

3. Phân vi sinh vật

 

Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…

a. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp

- Đặc điểm của phân hoá học

+ Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

+ Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phan lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

 

+ Bón nhiều phân hoá học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hoá chua

b. Đặc điểm của phân hữu cơ

- Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng

- Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định

- Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu qua chậm

- Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất

c. Đặc điểm của phân vi sinh vật:

- Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn

- Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định

- Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

 

III - KỸ THUẬT SỬ DỤNG

Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:

- Tính chất của phân bón

- Tính chất của đất

- Đặc điểm sinh học của cây trồng

- Điều kiện thời tiết

1. Sử dụng phân hoá học

* Phân dễ tan gồm phân đạm và phân kali

Cách sử dụng:

- Dùng để bón thúc là chính

- Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

- Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đất

* Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót

* Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên

Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

3. Sử dụng phân vi sinh vật:

- Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

- Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất

 

Lời kết

Sau khi học xong Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, các em cần nắm vững các nội dung về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
26 tháng 5 2022 lúc 22:46

Refer(hơi dài)

 

1. Phân hoá học 

 

- Định nghĩa: Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

- Phân loại:

+ Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng

Ví dụ 1: Phân đạm, phân lân, phân kali…

+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng

Ví dụ 2: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

2. Phân hữu cơ

 

Phân hữu cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt

Ví dụ 3: phân chuồng, phân xanh, phân rác,...

3. Phân vi sinh vật

 

Định nghĩa: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ…

a. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp

- Đặc điểm của phân hoá học

+ Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

+ Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phan lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

 

+ Bón nhiều phân hoá học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hoá chua

b. Đặc điểm của phân hữu cơ

- Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đại dương, trung lượng và vi lượng

- Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định

- Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu qua chậm

- Bón phân hữu cơ nhiều năm không làm hại đất

c. Đặc điểm của phân vi sinh vật:

- Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn

- Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định

- Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất

 

III - KỸ THUẬT SỬ DỤNG

Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý:

- Tính chất của phân bón

- Tính chất của đất

- Đặc điểm sinh học của cây trồng

- Điều kiện thời tiết

1. Sử dụng phân hoá học

* Phân dễ tan gồm phân đạm và phân kali

Cách sử dụng:

- Dùng để bón thúc là chính

- Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

- Khi dùng nhiều năm liên tục, cần phải bón vôi để cải tạo đất

* Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót

* Phân N-P-K chứa 3 nguyên tố nitơ, phốt pho, kali và được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây. Sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên

Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

3. Sử dụng phân vi sinh vật:

- Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

- Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất

 

Lời kết

Sau khi học xong Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, các em cần nắm vững các nội dung về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.

Bao Ngoc Nguyen
Xem chi tiết
hoàng anh nguyễn
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
12 tháng 11 2021 lúc 7:43

1.Tham khảo:

Loại phân bónĐặc điểm chủ yếuCách bón chủ yếu
Phân hữu cơThành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng đượcBón lót
Phân đạm, kali và phân hỗn hợpCó tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngayBón lót
Phân lânÍt hoặc không hoà tanBón thúc
tnnhッ
Xem chi tiết
chuche
13 tháng 12 2021 lúc 20:24

Tham Khảo:

C2:

 

Biện pháp sử dụng đất

Mục đích

Thâm canh tăng vụ

Không bỏ đất hoang

Chọn cây trồng phù hợp với đất

Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất
 

Tăng sản lượng thu được

Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch

Cây sinh trưởng tốt, phát triển cho năng suất cao

Để sớm có thu hoạch
 

 

Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho đất

Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơLàm ruộng bậc thangTrồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanhCày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyênBón vôiTăng  bề dày lớp đất trồngHạn chế xói mònTăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôiRửa phènGiảm độ chua của đấtĐất xám bạc màuĐất đồi dốcĐất dốc và các vùng đất để cải tạoĐất phènĐất chua 
GENIUS@
13 tháng 12 2021 lúc 20:28

câu 1:

+ Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản

Vai trò của đất trồng

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

+ Thành phần chính của đất trồng:

- Phần rắn: Gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây

- Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

- Phần khí: Gồm oxi, nitơ và CO2 cung cấp cho cây

+ Tính chất chính cả đất:

- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng,

- Có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu

- Thành phần cơ giới của đất

 

 

chuche
13 tháng 12 2021 lúc 20:29

Tham Khảo:

C4:

1. Vai trò của giống cây trồng là 

- Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

- Tăng vụ 

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

 

2. Tiêu chí của giống cây trồng là

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

- Có chất lượng tốt

- Có năng suất cao và ổn định

- Chống, chịu được sâu bệnh

 

3. Phương pháp chọn giống cây trồng

- Gây đột biến nhân tạo:

+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

Nguyễn Thị Phương Lan
Xem chi tiết
Stick war 2 Order empire
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
15 tháng 10 2021 lúc 21:36

- Tác dụng: Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.

- Các cách bón phân:

- Căn cứ vào thời kì bón phân, chia ra:

   + Bón lót

   + Bón thúc

- Căn cứ vào hình thức bón phân:

   + Bón vãi

   +Bón theo hàng

   + Bón hốc

   + Phun trên lá

- Cách bảo quản các loại phân bón:

 - Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

   + Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

   + Để nơi cao ráo, thoáng mát.

   + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

 - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

ngọc baby
16 tháng 10 2021 lúc 6:38

Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng…-

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và  khả năng chống chịu của cây trồng.

Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp. Phân bón thúc đẩy các quá trình như phân hủy, chuyển hóa các chất….tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Nếu thiếu hụt phân bón cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém. Cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi.

Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu.

Vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng. Nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại đều gây ảnh hưởng xấu. Cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng.

Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, quan trọng nhất là giai đoạn trước ra hoa và nuôi quả/trái. Giai đoạn này là thời kỳ quyết định đến số lượng và chất lượng ra hoa. Việc bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, hoa nhiều, đồng loạt, khả năng đậu quả cao.

Giai đoạn cây nuôi trái/quả việc bón phân cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, protein, đường,…) giúp trái/quả to, nặng ký, trái đồng đều, kể cả với những loại giống tốt cũng chỉ đạt năng suất cao khi sử dụng phân bón cân đối, hợp lý.

 

Bạch Tiểu Nhi
Xem chi tiết
Gold TV
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
9 tháng 12 2021 lúc 17:17

Tham khảo:

Phân bón chứa nhiều lân làm phẩm chất của nông sản tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, đồng hóa các chất hữu cơ tích lũy trong hạt/củ/quả, tham gia qua trình tổng hợp các chấtPhân bón chứa hàm lượng nitơ (đạm) lớn làm lượng protein chứa trong nông sản tăng lên, giảm lượng xenlulo.

 

 

Thời điểm trước khi cắt cành cho cây nho tiến hành dùng phân bón NPK với liều lượng 100kg/ ha, ngoài ra tiến hành phun phân bón cho lá, thường sử dụng phân đầu trâu. Trong thời gian cây ra trái việc bón phân NPK cần tiếp tục thực hiện với liều lượng là 100kg/ ha, tiếp tục phun thêm phân bón lá.

Tinz
Xem chi tiết
Hắc_Thiên_Tỉ
14 tháng 11 2019 lúc 21:58

còn thức ak

Khách vãng lai đã xóa
❤ミ★тɦαηɦ ηɠα★彡❤
14 tháng 11 2019 lúc 21:59

Phân bón là thức ăn cung cấp cho  cây

Có 3 loại phân bón

+ hữu cơ

+ vi sinh

+ hóa học

Khách vãng lai đã xóa
《UnKnow? 》
14 tháng 11 2019 lúc 22:04

~ Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm, lân, và kali. Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng... 

Phân loại dựa theo cách bón

Phân bón rễ: Là dạng phân bón được bón trực tiếp vào đất, hoặc hòa tan với nước để tưới gốc. Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thông qua bộ rễPhân bón lá: Là dạng phân hòa tan với nước, sau đó phun xịt lên bề mặt lá, tùy theo loại cây trồng mà phun mặt trên lá hoặc phun ướt đều 2 mặt lá, thân cành.. Cây sẽ hấp thu dinh dưỡng thông qua các lỗ nhỏ trên bề mặt lá, thân, cành (còn gọi là khí khổng)

Phân loại dựa theo hợp chất

Phân vô cơ: Là các loại phân chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng… Thường được sản xuất từ khoáng chất tự nhiên hoặc từ hóa chất, cây có thể hấp thu được ngay. Tuy nhiên phân vô cơ thường có độ đậm đặc cao, bón thuần sẽ làm tiêu hủy hệ vệ sinh trong đấtPhân hữu cơ: Là các loại phân có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ, chẳng hạn xác động thực vật. Phân hữu cơ thường phải mất một thời gian cây mới hấp thu được, nhưng bù lại chúng có tác dụng cải tạo đất, cân bằng hệ vi sinh trong đất, giúp cây phát triển cân đối.

Phân loại dựa theo nguồn gốc, phương thức sản xuất

Phân tự nhiên: Là phân được tạo từ các sản phẩm tự nhiên không thông qua chế biến công nghiệp, chẳng hạn bột photphoric, phân xanh, phân chuồngPhân công nghiệp: Là phân được sản xuất bằng máy móc, quy trình công nghiệp hóa, sản xuất với số lượng lớn. Chẳng hạn phân hỗn hợp NPK, phân đạm, phân lân nung chảy…Phân vi sinh: Có thể được sản xuất công nghiệp hoặc thủ công, có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây, có loại chứa vi sinh cố định đạm, có loại chứa vi sinh phân giải lân…Phân sinh hóa: Là phân chứa các chất vô cơ hoặc hữu cơ có tác dụng điều tiết sinh trưởng, giúp cây phát triển theo hướng có lợi, nâng cao phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

Phân loại dựa theo trạng thái vật lý của phân

Phân bón dạng rắn: Có thể ở dạng viên, dạng tinh thể hoặc dạng bột. (ví dụ phân NPK, phân ure, phân lân)Phân bón dạng lỏng (phân nước): Là dạng phân dung dịch, có thể dùng để tưới vào gốc, hoặc phun lên thân lá cành. (Phân bón mùa khô, phân bón lá)

Phân loại dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Phân bón lót: Là các loại phân được đưa vào trộn chung với đất trong quá trình chuẩn bị đất trồng, giúp cây con có điều kiện sinh trưởng phù hợp, hấp thụ được dưỡng chất sau khi trồngPhân bón thúc: Là các loại phân kích thích cây con tạo cành, phát triển bộ rễ, thường được bón suốt trong giai đoạn kiến thiết, trước khi đi vào giai đoạn kinh doanhPhân bón kinh doanh: Là phân bón được bón trong giai đoạn kinh doanh, vừa có tác dụng giữ cho cây sinh trưởng cân đối, đồng thời tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Phân loại dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Phân bón đa lượng: Cung cấp cho cây các dưỡng chất mà cây cần nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng. Các dưỡng chất cây cần nhiều bao gồm đạm N, lân P, Kali KPhân bón trung lượng: Phân bón cung cấp các dưỡng chất mà cây cần ở mức trung bình. Chẳng hạn phân cung cấp Canxi, Magie, Lưu huỳnh, SilicPhân bón vi lượng: Cung cấp các dưỡng chất mà cây chỉ cần với liều lượng nhỏ. Chẳng hạn phân cung cấp Bo, Kẽm, Đồng, Sắt, Manga 

Chưa chắc nó đúng :D

1. Chọn đúng loại phân

- Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

 - Bón đúng loại phân là tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

2. Bón đúng lúc

- Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

- Để cây trồng sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không sử dụng hết, lượng phân bị hao hụt nhiều, có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

3. Bón đúng đối tượng

- Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh.

- Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

4. Đúng thời tiết, mùa vụ

- Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.

- Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 đến 4 vụ. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

5. Bón đúng cách

- Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước...

- Bón phân chia làm nhiều loại: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt,...

- Lựa chọn đúng cách bón cho cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất,... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. 

6. Bón phân cân đối

- Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

- Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

- Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối sẽ không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí và tác dụng xấu đối với năng suất cây trồng, môi trường.

- Do đó, bón phân cân đối có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón đảm bảo phẩm chất của nông sản

( Cũng chưa chắc :D ) 

#MyBFF

~ Gió ~

Khách vãng lai đã xóa