Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị bình
Xem chi tiết
qwerty
19 tháng 6 2016 lúc 8:59
* Nguyên nhân thắng lợi    Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.     Truyền thống yêu nước của nhân dân ta, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ, góp phần vào chiến thắng vang dội của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.     Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh. Hậu phương được củng cố và phát triển vững chắc trên tất cả mọi mặt, góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.     Cuộc kháng chiến của nhân dân ta có sự liên minh đoàn kết với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước bạn Lào và Campuchia cùng chống một kẻ thù chung là đế quốc thực dân Pháp xâm lược.     Một nguyên nhân quan trọng nữa, trong cuộc kháng chiến, có sự đồng tình ủng hộ của phong trào cách mạng trong đó có Trung Quốc, Liên xô và các lực lượng dân chủ hòa bình, trên thế giới, của nhân dân Pháp tiến bộ là loài người tiến bộ.     * Ý nghĩa lịch sử    Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ là một dấu son chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã phát triển thành quả của cách mạng Tháng Tám năm 1945, là niềm tự hào chân chính của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với nước ta và có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.     Đối với nước ta, cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi đã buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương của Pháp – Mĩ thất bại hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đã bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta. Đồng thời, Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện hoàn thành triệt để cách mạng ruộng đất, xóa bỏ vĩnh viễn chế độ bóc lột của giai cấp địa chủ, phong kiến. Cùng với đó là tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.     Đối với thế giới, tiếp theo cách mạng tháng Tam 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là một đòn giáng mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Đồng thời đập tan âm mưu của đế quốc Mĩ muốn thay chân Pháp, nô dịch nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.     Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc.     Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm sáng tỏ một chân lí: Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo.     Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn tiếp tục  sự nghiệp đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.     * Bài học kinh nghiệm    Cuộc kháng chiens 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi đã cho Đảng và nhân dân ta rất nhiều những bài học kinh nghiệm giá trị, để xuyên suốt trong quá trình đấu tranh, chúng ta đã vận dụng và phát huy để giành được những thắng lợi triệt để nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.    Đó là bài học kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ chống đế quốc được đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến phải được nâng dần lên từng bước cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chống đế quốc. Chúng ta cũng đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh vào từng thời điểm cụ thể của cuộc kháng chiến.     Một điều quan trọng nữa trong chiến lược cách mạng của ta là vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng một chế độ xã hội mới. Chú trọng xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến và chuẩn bị cho sự nghiệp cách mạng lâu dài.     Trong cuộc kháng chiến này, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo cho quân và dân ta kết hợp khéo léo các hình thức tác chiến. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích và các hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Đồng thời, không ngững xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảm bảo đủ năng lực, bản lĩnh lãnh đạo kháng chiến. 
Bình luận (0)
Nezuko
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Hiếu
Xem chi tiết
Puo.Mii (Pú)
27 tháng 4 2021 lúc 10:00

Ý nghĩa lịch sử có vai trò quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.

Bình luận (0)
Puo.Mii (Pú)
27 tháng 4 2021 lúc 10:42

Ý nghĩa lịch sử có vai trò quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

⇒ Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 13:21

Tham khảo:
Chia sẻ hiểu biết:
+ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm ngầm được quân dân Củ Chi đào trong thời gian diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Oanh
Xem chi tiết
Thiên Thiên
10 tháng 9 2016 lúc 20:13

TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP , MĨ: là hậu phương vững chắc

- LX đã cung cấp vũ khí mới, máy bay, đạn dược, tên lửa phòng không, xe tăng, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh cho VN...

- LX đưa nhiều chuyên gia , kỹ sư sang VN và giúp VN đào tạo nhiều kỹ sư giỏi.

- Viện trợ không hoàn lại cho VN.

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên, bệnh viện Việt- Xô...

TRONG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC:

- Xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.

- Xây dựng dàn khoan dầu khí mỏ Bạch Hổ, Bạch Hùng( Vũng Tàu)

- Đào tạo chuyên gia , kỹ sư, tiến sĩ thường xuyên ( đào tạo phi công Phạm Tuyên)

- Hợp tác xuất khẩu lao động.

- Hàn gắn vết thương chiến tranh.

 

Bình luận (0)
Bình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
6 tháng 12 2021 lúc 9:09

Tham khảo

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như: - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Bình luận (4)
Chanh Xanh
6 tháng 12 2021 lúc 9:09

Tham khảo

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - NguyênTrần Quốc Tuấn đã  nhiều đóng góp to lớn,  thể kể như: - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Bình luận (0)
chuche
6 tháng 12 2021 lúc 9:10

Tham Khảo:

 Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

 - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

 - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

 - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

 - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

 - Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

 

Bình luận (0)
Phạm Trâm
Xem chi tiết
@Anh so sad
31 tháng 12 2020 lúc 21:02

   Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

 - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

 - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

 - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

 - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

 - Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Chúc bn hok tốt~~

 

Bình luận (0)
朱 喜爱 ロータス
31 tháng 12 2020 lúc 21:02
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 3 2018 lúc 6:59

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, các dân tộc ít người đã đóng góp một phần quan trọng trong cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý.

    - Quân bộ do các tù trưởng như Thâm Cảnh Phúc, Tông Đàn chỉ huy dân binh miền núi đánh châu Ung (Quảng Tây – Trung Quốc) .

    - Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược gần biên giới Việt – Tống.

    - Các dân tộc ít người đã đoàn kết chiến đấu dũng cảm kiên cường dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)
Lê Hào 7A4
Xem chi tiết
Minh Hồng
6 tháng 1 2022 lúc 16:09

Tham khảo

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

Bình luận (0)
ʚLittle Wolfɞ‏
6 tháng 1 2022 lúc 16:12

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

Bình luận (1)