Những câu hỏi liên quan
Lê Dung
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 19:41

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

  

 

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2. 

- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6   thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Câu 3. 

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4.

- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

Câu 5.

- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.

- Tác dụng :

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II. Luyện tập

Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau :

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

Bình luận (3)
Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 15:07

1 . Cảnh Côn Sơn

suối : rì rầm

đá : rêu phơi

rừng thông : mọc như nêm

trúc : bóng râm

=> tg đã gợi lại những âm thanh , sự vật , cây cối để ns lên thiên nhiên lâu đời , nguyên thủy

Gợi ko gian thoáng mát tạo nên sự thanh tịnh , thanh cao trong lành.Cảnh đẹp nên thơ , tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ.

<=> Cảnh đẹp của Côn Sơn là vẻ đẹp ngàn xưa , thanh cao và yên tĩnh.

Qua đây chứng tỏ tg là ng yêu thiên nhiên

2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên

Ta: _ nghe như tiếng đàn cầm bên tai

_ ngồi chiếu êm tìm bống mát -> nằm

_ ta ngâm thơ

=> Điệp từ : "ta" đc điệp lại 5 từ .

=> Khẳng định thế lm chủ của con ng trước thiên nhiên

<=> Nhấn mạnh sự có mặt của tg ở mọi nơi đẹp ở Côn Sơn

Đây là sở thích tinh thần và tìm kiếm những cảm giác thư thái cho tâm hồn .

Vì vậy tg mong muốn đc hòa hợp vs thiên nhiên . Muốn tìm kiếm sự tươi mát cho tâm hồn.

<=> Tổng kết : Vs hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh vật Côn Soqn nên thơ hấp dẫn , đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn.

 

 

Bình luận (0)
Part Taemin
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:57

Gợi ý:

1. Trước khi tóm tắt

- Đọc kĩ văn bản gốc

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt

+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản

+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn

+ Tìm các từ ngữ quan trọng

+ Xác định ý chính của văn bản

+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi

+ Xác định các phần trong văn bản

- Tìm ý chính của từng phần

- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc

+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc

2. Viết văn bản tóm tắt

- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

3. Chỉnh sửa

Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:57

Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.

     Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Bình luận (0)
Lê Thanh Thảo
Xem chi tiết
bui vu minh anh
12 tháng 1 2019 lúc 10:37

Tóm tắt truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.

Xuất thân trong một gia đình nhà dế, Mèn là con út trong số ba anh em cùng lứa. Chỉ được ở với mẹ hai hôm, sang hôm thứ ba, mẹ đã đưa ba anh em ra ở riêng, mỗi đứa được ở trong một cái hang đất ở bờ ruộng trông ra đầm nước.

Bước vào cuộc đời tự lập, Mèn hung hăng khờ dại đã sảy ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt. Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn và sớm trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Chán cảnh sống quẩn quanh tầm thường, Mèn cất bước ra đi để mở rộng tầm mắt và học khôn, học giỏi ở người. Hành trình phiêu lưu của Mèn đầy ắp kỉ niệm, thấy nhiều cảnh lạ, gặp bao chuyện rủi, chuyện may. Mèn kết bạn với Dế Trũi, cùng đi đó đây. Đến cánh rừng cỏ may dự hội, Mèn tranh hùng với võ sĩ Họ Ngựa. Hai anh em Mèn và Trũi được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh đứng đầu các làng trong vùng cỏ may. Có lần Mèn bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả. Mèn, Trũi và các bạn cùng chí hướng chống lại những điều ngang trái, bất công trong thiên hạ.

Chẳng ngơi nghỉ và nản lòng, Mèn và Trũi đi đến nhiều nơi, được đón tiếp long trọng, bạn bè ngày một đông. Mèn và các bạn hiểu ra rằng “ai cũng có lòng tốt, cũng muốn làm ăn yên ổn”.Tại vương quốc loài kiến, sau khi hội kiến với Kiến Chúa, Mèn đọc lời hịch cổ động "muôn loài cùng nhau kết anh em". Tất cả mọi loài từ rừng xuống biển đều gửi thư, nhắn tin về hoan nghênh hưởng ứng.


Bình luận (1)
Trần Diệu Linh
12 tháng 1 2019 lúc 12:04

Dế mèn tự kể chuyện về hai cuộc phiêu lưu của mình. Mèn lớn lên cường tráng nhưng không biết dùng sức làm gì. Chưa hết hối hận vì trò nghịch gây cái chết cho dế Choắt, thì chính Mèn lại rơi vào tay bọn trẻ ham trò chọi dế. Nhờ Xiến Tóc cảnh tỉnh, Mèn trốn được rồi tìm bạn cùng nhau đi xa, mở rộng tầm mắt và tìm nghĩa lí cuộc đời. Trải qua nhiều hiểm nguy, do thiên nhiên dữ dội và do các loài vật gây cho nhau, Mèn và Trũi tìm thêm được những bạn đồng tâm là các Châu Chấu Voi, rủ nhau đi thuyết phục các loài xây dựng một "thế giới đại đồng", "muôn loài cùng kết làm anh em". Truyện kết thúc sau khi Mèn và Trũi kết thúc tốt đẹp chuyến đi thứ hai và đang sửa soạn chuyến đi thứ ba để tiếp tục mang thông điệp "thế giới đại đồng" đến các loài khác. Tác phẩm thu hút bạn đọc, nhất là bạn đọc thiếu nhi; miêu tả sinh động, lí thú về thế giới các loài côn trùng vốn gần gũi với sinh hoạt của trẻ em Việt Nam.

Bình luận (3)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
12 tháng 1 2019 lúc 12:25
Dế Mèn phiêu lưu ký được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc. Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất. Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn…Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.
Bình luận (2)
Châu Tuyết My
Xem chi tiết
hùng
15 tháng 1 2021 lúc 19:51

bài nào???

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Triệu Thanh Mai
15 tháng 1 2021 lúc 19:55

đâu tui hok thấy ??????

hay bạn quên chưa chat

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh Ly
15 tháng 1 2021 lúc 20:00

ủa có thấy bài nào đâu mà cứ kêu thế

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MIU Ka
Xem chi tiết
Lê Dung
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 19:39

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. 

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

= > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này/

… “Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mở tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”.

(Theo Vũ Dương Quý – Bình giảng Ngữ văn 7)

Câu 3. Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muốn văn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quay quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.

(Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)

Câu 4.

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5. 

- Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?

Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.

- Suy nghĩ của em về nhà Trần?

Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

II. Luyện lập.

Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tượng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Tham khảo

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

Bình luận (0)
Lê Mai Phương
9 tháng 10 2016 lúc 18:26

Mình nghĩ bạn nên vào chỗ lý thuyết để có 1 sự hướng dẫn tích cực và chính xác nhé bạn yêu !!!!!!hehe

banhqua

Bình luận (2)
dang kim chi
9 tháng 10 2016 lúc 19:39

hoc24 có soạn mà ngắn tẻo hà

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 10 2017 lúc 20:40

https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20091010074609AAWSvc3

Tham khảo ở link này nhé :)

Bình luận (0)
nguyen thi vang
19 tháng 10 2017 lúc 14:57

Diễn biến :

* Giai đoạn 1789 \(\rightarrow\)1791

- Hành động của vua Lu - i XVI :

+ Vua Lu-i họp hội nghị 3 đẳng cấp

-Nhân dân : + Phản đối chống lại tăng lữ quý tộc

+ 14-7-1789 : nhân dân tấn công ngục Ba-xti

* 8-1789 : Quốc hội thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

=> Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

* 1792 - 1793 :

- Liên quân Áo + Phổ + Phản cách mạng trong nước tiến hành chống phá cách mạng Pháp

* Ngày 10-8-1792, nhân dân Pa-ri lật đổ phái lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến.

- Tư sản công thương (Gi-rông-đanh) lên nắm chính quyền thiết lập nền Cộng hòa.

- Chính quyền Gh-rông-đanh không lo chống ngoại xâm mà chỉ lo củng cố quyền lực

* Tháng 6-1793 , nhân dân Pải khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh dưới sự lãnh đạo của Rô-pe-spie

* Tháng 6-1793 -> tháng 7-1794

- Chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh được thành lập.

Bình luận (0)
Nguyen Phuc Duy
Xem chi tiết
Bùi Đặng Thu Trang
7 tháng 10 2018 lúc 11:05

Nội dung: Nhiều kiến thức khoa học, nhiều điều bổ ích, các bí ẳn chưa cố lời giải thích đã đc lm sáng tỏ... một số phát minh thú vị, khám phá đc nhiều loại  động vật và thực vật, ...

Ý nghĩa: Giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, tầm hiểu biết mở rộng

Cảm nhận: Cuốn sách rất bổ ích, làm cho em hiểu biết hơn về thế giớt lẫn xung quanh

TÍCH CHO MK NHA!

Bình luận (0)
Phạm Đôn Lễ
7 tháng 10 2018 lúc 14:10

ch biết nhiều điều về thiên nhiên ;khoa hok;cho biết về thế giới mênh mông củ chúng ta

cho bt về 1 số kì qua nhiều  cảnh  quang thiên nhiên kì thú

=> bổ ích ;hay 

nếu đúng k

hok tốt nhé

Bình luận (0)