Hướng dẫn soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh
18 tháng 5 2016 lúc 20:11

huyền làm vậy là hoàn toàn sai 

nếu em là thương thì em sẽ nói nếu bạn vứt rác ra môi trường thì bạn cũng không khác gì những người khác nhưng loại người như vậy cần phải bị người đời chê bai nếu bạn giống học thì bạn cũng đã tự tay mình đã và đang phá hoại môi trường sống của chính mình và đang phá hủy nó. Hành động đó được gọi là gây ô nhiễm môi trường vì vậy bạn cần nhặt nó nên và bỏ nó vào thùng rác để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta 

thịnh
11 tháng 10 2017 lúc 9:25

đấm chết nó nếu ko nghe lời

kim Phan
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
5 tháng 8 2016 lúc 14:59

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

 

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí  không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên  không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một  quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền  và mỗi người nước Nam phải có trách  nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

 

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

 
Lê Nguyên Hạo
5 tháng 8 2016 lúc 15:01

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí  không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên  không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một  quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền  và mỗi người nước Nam phải có trách  nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

 

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta. 
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Không Quan Tâm
5 tháng 8 2016 lúc 15:32

sao 2 bài giống nhau vậy

trần minh thu
Xem chi tiết
trần minh thu
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
7 tháng 8 2016 lúc 11:31

Ba là cây nên vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh……. Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật là kì là. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.

Gia đình em có bốn thành viên: cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.

Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho  em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em  trai đang nhạn mình  là những  đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. những hình ảnh đo như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quẩn bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đàng được phát sóng. Thình thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đâu dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

Từ khóa tìm kiếm: Tả lại buổi sum họp gia đình em, tả bữa cơm sum họp gia đình em, tả bữa cơm chiều tối của gia đình em, tả bữa cơm sum họp vào buổi tối của gia đình em.

Lê Dung
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 19:39

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. 

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

= > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này/

… “Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mở tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”.

(Theo Vũ Dương Quý – Bình giảng Ngữ văn 7)

Câu 3. Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muốn văn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quay quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.

(Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)

Câu 4.

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5. 

- Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?

Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.

- Suy nghĩ của em về nhà Trần?

Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

II. Luyện lập.

Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tượng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Tham khảo

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

Lê Mai Phương
9 tháng 10 2016 lúc 18:26

Mình nghĩ bạn nên vào chỗ lý thuyết để có 1 sự hướng dẫn tích cực và chính xác nhé bạn yêu !!!!!!hehe

banhqua

dang kim chi
9 tháng 10 2016 lúc 19:39

hoc24 có soạn mà ngắn tẻo hà

Trần Vũ Hoàng Anh
Xem chi tiết
Vũ Thị Phương Anh
8 tháng 10 2016 lúc 14:52

Tác giả bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ thiên dường trông ra là vị vua Trần Nhân Tông .Sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là để thể hiện một tình cảm ,tình yêu với quê hương thôn dã của mk.Đay cx là một phẩm chất cao quý của vị vua này

-cảm nghĩ :nhà trần Đã có ông vua với tam hồn cao đẹp và đầy tài năng.Điều này chúng tỏ dưới thời đại nhà trần ,nhân dân ta đi sống một cuộc sống ấm lo hạnh phúc

Đỗ Trà My
25 tháng 9 2019 lúc 21:14

tác giả-ông vua-là người có tâm hồn thi sĩ bay bổng,nhà vua giống như 1 người nông dân, 1 người bình thường chứ không phải là 1 người có địa vị tối cao nữa. Điều đó khiến cho nhà vua gần gũi với dân hơn, yêu dân, yêu sự thanh bình.Chính vì thế mà ở thời đại nhà Trần,các vị vua Trần yêu dân thương dân cho nên mỗi khi có giặc (quân Mông-Nguyên)xâm lược,các vị vua đều đánh thắng.

THỀ VỚI GOD,TOI HOÀN TOÀN KHÔNG CHÉP MẠNG CHÉP WEB GÌ HẾTbanhquaok

Hello Bear
Xem chi tiết
Hello Bear
17 tháng 10 2016 lúc 13:03

Cj Mai Phương aNH giúp e nhé!! hihi

Người iu JK
17 tháng 10 2016 lúc 13:14

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.
Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.

Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

mk học văn không đc giỏi nên giúp bạn như vậy nhé 

Nguyễn Xuân Yến Nhi
17 tháng 10 2016 lúc 14:13

          Có những vật tưởng như vô tri vô giác nhưng lại có một tâm hồn, biết suy nghĩ, biết đau khổ, biết buồn vui, giận hờn. Những vật đó luôn luôn ở bên ta, luôn giúp đỡ ta. Thật đáng tiếc khi ta không quan tâm đến những vật như vậy.

Sách chẳng phải là một trong những thứ đó hay sao? Sách không hề biết đứng, biết ngồi, mình đặt đâu thì nó vẫn nằm đấy, thế là chúng ta bảo nó vô tri vô giác. Nhưng chẳng phải sách đã dạy cho ta bao nhiêu điều hay sao? Sách giúp ta biết bao nhiêu điều, ân cần dạy bảo ta như một người thầy.

 Nhưng có nhiều người không bao giờ nhớ đến nó. Có lần, tôi đã chứng kiến một người bạn của tôi đối xử vội một quyển sách như thế nào? Cậu ta đã dẫm đạp lên nó một cách vô tình nhưng cậu ta cũng không hé biết rằng cậu ta đã vô tình dẫm đạp lên chính học thức của mình.

Sách đã truyền dạy cho cậu ta kiến thức thì sách cũng như là kiến thức của cậu ta vậy. Thật đáng thương cho ai chà đạp lên quyển sách, rồi học thức của người đó sẽ mất dần đi cũng như quyển sách cũ dần theo năm tháng.

Con người thật kỳ lạ. Họ chỉ công nhận một thứ có linh hồn khi họ thương yêu nó. Vậy tại sao họ không thử yêu mến sách đi. Chính vào lúc ta vò nát, dẫm đạp lên nó để rồi ta có một cảm giác kỳ lạ thì đúng lúc đó, bạn đã cảm nhận được linh hồn của sách rồi đó.“Hãy trân trọng mọi cuốn sách mà bạn có”. Đó là lời nhắn nhủ của tôi với các bạn để khi ban trở thành người lớn, mỗi lần giở sách ra, nhìn một vết mực giây, nhìn thấy một nét chữ thì bạn sẽ nhớ tới tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ của chính mình.

Bạn tham khảo nhé!!

Ngân Lê
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 10 2016 lúc 20:26

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

Bạn tham khảo nhé

Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 20:32

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

Bài viết : http://m.hoctotnguvan.net/soan-bai-buoi-chieu-dung-o-phu-thien-truong-trong-ra-23-1198.html

Nguyễn Linh
22 tháng 9 2017 lúc 20:43

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.

Hoàng Linh Mi
Xem chi tiết
linh angela nguyễn
21 tháng 10 2016 lúc 13:01

 

Bài ''thiên đường vãn vọng'' hả?

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên"
- cấu trúc tiểu đối trong câu thơ với cặp từ trái nghĩa tiền - hậu kết hợp với
điệp ở từ "thôn" đã tạo dựng không gian mở, gợi một bức tranh đồng quê rộng lớn.
Bán vô bán hữu tịch dương biên"
(Bóng chiều nửa có nửa như không). Câu thơ tiếp tục sử dụng phép điệp ở từ "bán"
Sử dụng yếu tố đối lập vô- hữu trong thời gian và không gian bức tranh
đồng quê đã trở nên mờ ảo hơn nhạt nhoà, nửa hư nửa thực (Bán vô bán hữu).
"Bạch lộ song song phi hạ điền"
- Miêu tả hình ảnh từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng làm nên bức tranh đồng quê tuyệt đẹp.

- Sử dụng từ láy
 

Phương Anh (NTMH)
21 tháng 10 2016 lúc 13:16

bài thơ nào z bn?

Hà Thu Nguyễn
Xem chi tiết