Những câu hỏi liên quan
Trần Ngọc Mai
Xem chi tiết
Le Na
22 tháng 12 2016 lúc 9:33

biện pháp điệp từ

Bình luận (0)
Dạ Nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 9:35

 

a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:


Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

b) tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

 

Bình luận (0)
Phương Trâm
22 tháng 12 2016 lúc 11:18

a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.

b) - Biện pháp tu từ:

- "Nghe" : điệp từ. Lặp lại 3 lần.

- Nghe -> Thính giác.

- Nghe -> Cảm giác.

- Nghe -> Tâm hồn.

=> Chuyển đổi cảm giác.

- Tình cảm bồi hồi, xao xuyến, tình cảm đối với làng quên thắm thiết và sâu nặng.

Bình luận (0)
Thái Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Linh
4 tháng 12 2017 lúc 23:01

Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.htmlhihi

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:35

- Biện pháp tu từ đảo: Đâu gió, Đâu ruồng, Đâu từng, Đâu những

- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với mảnh đất, kỉ niệm trong quá khứ.

Bình luận (0)
lemailinh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:06

a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 9 2023 lúc 11:06

a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Bình luận (0)
Hoà Lương
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
4 tháng 2 2022 lúc 11:00

Tham khảo nha bạn:

          Hai câu thơ sử dụng biện pháo nhân hóa nỗi sầu tủi về thân phận của ông Đồ như đã thấm sâu vào từng sự vật.“Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu”. “Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng

Bình luận (0)
Su Su
Xem chi tiết
Su Su
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Dương
21 tháng 3 2020 lúc 20:12

- Nghệ thuật: Tẩu lộ (đi đường)

- Tác dụng: Để nhấn mạnh nỗi khó khăn,cực khổ của người đi đường,đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới đích.

=>Câu thơ vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm,nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt,chính cuộc sống thực tế của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 23:15

a: tác dụng:  nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.

b: tác dụng: gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.

c: tác dụng: nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở về sau chuyến ra khơi.

Bình luận (0)