Những câu hỏi liên quan
Lê Mậu Huy
Xem chi tiết
Son Ma
Xem chi tiết
Pham Mai Chi 9A7 C2 Nguy...
27 tháng 10 2021 lúc 17:46

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, hòa nhập sẽ hòa tan.

tui biết mỗi thế:(

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 4 2018 lúc 18:01

* Cơ hội

   - Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn. (0,5 điểm)

   - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ... (0,5 điểm)

   - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. (0,5 điểm)

   * Thách thức

   - Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. (0,5 điểm)

   - Nguy cơ mai một nền văn hóa. (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Rhider
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
11 tháng 2 2022 lúc 8:19
Bình luận (1)
Khôi
11 tháng 2 2022 lúc 10:25

Vì Việt Nam đánh Khơ me đỏ .Các nước tạo ASEAN để chống lại Việt nam

Bình luận (0)
Name No
Xem chi tiết
bạn nhỏ
25 tháng 2 2022 lúc 9:53

Tham khảo:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.

 

Bình luận (0)
Dungvincy Nguyen
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 16:00

- Cơ hội:

+ Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực;

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực;

+ Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế;

+ Có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư; tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực;

+ Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

+ Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
Thời Sênh
18 tháng 10 2018 lúc 11:33
* Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ. - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Bình luận (0)
Vũ Trịnh Hoài Nam
30 tháng 3 2016 lúc 15:04

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ.

- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Quá trình phát triển. (thành tựu chính)

            - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

            - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

            - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

            - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

            - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

*  Nội dung Hiệp ước Bali:

            +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

            +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

            +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

            +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

            +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

 

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
18 tháng 10 2018 lúc 12:01
(Bạn tham khảo ở đây:http://www.soanbai.com/2014/12/su-ra-doi-va-phat-trien-cua-asean-nhung-thach-thuc-va-thoi-co.html) * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ. - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Quá trình phát triển. (thành tựu chính) - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện. - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999). - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015. * Nội dung Hiệp ước Bali: +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau. +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Bình luận (0)
Thị Thảo Ly Hoàng
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
17 tháng 3 2023 lúc 21:04
                   Thuận lợi                          Khó khăn

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội

- Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước

- Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế

- Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
LeHaChi
30 tháng 1 2022 lúc 17:19

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

Bình luận (2)
Trần Đức Huy
30 tháng 1 2022 lúc 17:23

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển

Bình luận (0)