Những câu hỏi liên quan
yuuki miaka
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
8 tháng 3 2017 lúc 22:34

học văn rất cần thiết

Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.

Bình luận (1)
๖ۣۜHoàng♉
7 tháng 3 2017 lúc 21:31

bạn vô đây mak tham khảo nè =)) https://hoc24.vn/hoi-dap/question/189927.html

Bình luận (0)
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 2 2017 lúc 15:16

Ngữ Văn là một môn học chiếm thời gian lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng học sinh ngày càng không thích học môn Văn hiện nay đang có chiều hướng gia tăng Với các bạn học sinh thì với văn là một học nhàm chán, khó hiểu thậm chí là chông cậy vào người khác.Môn Văn là môn thi hiển nhiên, bắt buộc và cần có trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ, thi Tốt nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi bạn chọn thi Đại học khối C hoặc D thì việc học tốt môn Văn là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn Văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần thôi đấy, nếu bạn có cách học tốt môn Văn, có quyết tâm chinh phục môn học này, có sự kiên trì, nhẫn nại cần thiết thì việc học tốt môn này càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 2 2017 lúc 20:11

Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.

Bình luận (0)
Huy Tạ
Xem chi tiết
Buddy
28 tháng 2 2021 lúc 21:00

Ngữ Văn là một môn học chiếm thời gian lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng học sinh ngày càng không thích học môn Văn hiện nay đang có chiều hướng gia tăng Với các bạn học sinh thì với văn là một học nhàm chán, khó hiểu thậm chí là chông cậy vào người khác.Môn Văn là môn thi hiển nhiên, bắt buộc và cần có trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ, thi Tốt nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi bạn chọn thi Đại học khối C hoặc D thì việc học tốt môn Văn là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn Văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần thôi đấy, nếu bạn có cách học tốt môn Văn, có quyết tâm chinh phục môn học này, có sự kiên trì, nhẫn nại cần thiết thì việc học tốt môn này càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
KO tên
28 tháng 2 2021 lúc 21:01

Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.

Bình luận (0)
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
28 tháng 2 2021 lúc 21:01

Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.

Bình luận (0)
Nguyen Nhan
Xem chi tiết
tien pham
Xem chi tiết
Cu bo
2 tháng 2 2021 lúc 20:50

1, Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc… thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc…":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Đâu… đâu… đâu…?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

2.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Duy Mỹ Diệu
Xem chi tiết
SonGoku
18 tháng 3 2021 lúc 20:16

Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng. 

Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không

Bình luận (0)
minh nguyet
18 tháng 3 2021 lúc 20:17

Tham khảo nha em:

Bác Hồ người được biết đến là một nhà quân sự , nhà chính trị đại tài , một nhà thơ, nhà văn, nhà báo mượn ngòi bút đánh giặc , suốt cả cuộc đời Người luôn vì  đất nước, vì dân tộc .Tuy nhiên, Bác vẫn luôn dành một góc tâm hồn thả mình vào với thiên nhiên, cây cỏ, Bác có một tình yêu to lớn với thiên nhiên xung quanh Người.

“ Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa “  là những gì nhà thơ Tố Hữu bày tỏ chính xác tình yêu của Bác Hồ với thiên nhiên. Quả vậy, ngay từ sinh thời, mong ước của Bác là cả một đời sống như một lão nông gia ngày ngày quanh quẩn với vườn tược, ao chum, với thiên nhiên bốn bể núi rừng, được sống hòa cùng người già và các cháu nhi đồng. Ấy vậy mà vì nhiệm vụ Cách mạng mà người phải gánh thêm việc quân, việc nước, nhưng không vì thế mà ngăn cản Người đến với thiên nhiên, cây cỏ. Người vẫn luôn giữ lối sống lành mạnh, hòa hợp cùng thiên nhiên, đó là những ngày Bác sống ở Pắc Pó, tuy hoàn cảnh hết sức khó khăn “ Sáng ra bờ suối tối vào hang, cháo bẹ rau măng đã sẵn sáng “ nhưng chính Bác lại cảm thấy thích thú với lối sống đó, lối sống của những bậc hiền triết phương Đông . Hay đến sau này, khi vào viếng thăm nơi Bác ở hay ở quê Bác, đó là một không gian thiên nhiên, cây cối, hoa cỏ như trong những câu thơ miêu tả quê Bác trong bài thơ “ Theo chân Bác “ :

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

 Có hồ nước lặng sôi tăm cá

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cũng đã có lần, Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa thành hình tròn đã lìa khỏi cành rồi mang đi chôn xuống đất. Sau này, chiếc rễ đa đó mọc lên thành một cây đa uốn cung hình tròn. Mỗi lần các em thiếu nhi đến đều rất thích chui qua chiếc vòm xinh xắn này. Hay chúng ta cũng được xem lại những hình ảnh Bác trồng cây, tưới cây, chăm sóc cây, những câu chuyện được những người thân cận với Bác kể lại như Bác ngăn lại một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ cành cây khi bị vướng góc máy quay,  Người thương tiếc một gốc rễ cây bị thối,.. Đối với Bác, dường như thiên nhiên cây cỏ là những người bạn, đồng chí, tri âm cùng chung sống và tô điểm, làm đẹp cho đời.

Bác yêu cây cỏ bằng cả tấm lòng, Bác xa miền Nam, người dân Nam bộ tặng Bác một cây vú sữa. Bác đã đem cây vú sữa mang về trồng ngay gần nơi Bác ở để ngày nào Bác cũng có thể chăm sóc như để thể hiện tình cảm to lớn của Bác dành cho nửa kia đất nước, một phần trái tim của Người luôn hướng về miền Nam, thương nhớ miền Nam và một lòng mong mỏi miền Nam giải phóng.Không chỉ vậy, việc trồng cây đối với Bác không chỉ là để thỏa cái thú nhàn tản như cổ nhân xưa thường trồng liễu, mai, trúc,… Đối với Bác trồng cây còn để tăng gia sản xuất, khuyến khích người dân chăm chỉ lao động, xây dựng đất nước. Chính Bác khi còn ở vùng núi Việt Bắc đã tự tay trồng những luống rau phát động phong trào cứu đói cho nhân dân ta những năm nạn đói hoành hành ở miền Bắc. Sau này, khi kháng chiến chống Pháp thành công rực rỡ, ngay lập tức Bác liền phát động Tết trồng cây “ Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân “ với ước nguyện đất nước ta ngày càng tươi đẹp, đời sống ấm no , dân giàu nước mạnh.

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, ta mới thấy rõ hơn cái tâm, cái tầm của một vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già của dân tộc Việt Nam. Cho đến ngày nay, học sinh chúng em vẫn luôn nghe theo lời dạy của Bác tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

Bình luận (0)
Đặng Thanh
Xem chi tiết
Dương Sảng
1 tháng 3 2018 lúc 19:40

Học môn ngữ văn mang lại rất nhiều lợi ích đối với việc phát triển của mỗi cá nhân, đó không chỉ là những bài học khô khan mà chúng vô cùng sinh động, hấp dẫn, có tính ứng dụng cao vào thực tiến. Tuy nhiên, môn ngữ văn cũng là một môn học chứa đựng nhiều bài học nhân sinh, đạo đức nên học sinh cũng gặp rất nhiều những khó khăn trong quá trình học.

Trước hết, đó chính là số lượng lí thuyết lớn, đặc biệt là các bài khái quát, các bài văn học sử. Thông thường những bài học này thường rất khô khan, khó học, khó nhớ nên học sinh thường không thích học. Những lí thuyết văn học sử được phân bổ theo các cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông theo cấp độ lí thuyết tăng dần về độ phức tạp, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau, nếu như không nắm chắc kiến thức nền thì những kiến thức mở rộng cũng rất khó cảm thụ.

Học sinh hiện nay phải học rất nhiều môn học, cả những môn học thuộc phân ngành tự nhiên và xã hội, do đó thời gian để học môn ngữ văn cũng bị hạn chế, khi học sinh bị áp lực bởi những môn học thì rất khó trong việc có hứng thú với một môn học hay nhưng đòi hỏi sự suy ngẫm, chiêm nghiệm như môn ngữ văn.

Một khó khăn nữa trong việc học tập môn ngữ văn nữ, đó chính là cách giảng dạy của giáo viên chưa linh hoạt, nhiều thầy cô còn sử dụng phương pháp dạy học cũ, không phù hợp với học sinh, do đó không tạo được hứng thú của học sinh với môn học văn. Mặt khác, nhiều giáo viên vì muốn học sinh tiến bộ mà vô tình đặt nhiều áp lực khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí sợ hãi, ác cảm với môn học này.

Số lượng kiến thức của môn ngữ văn được đưa vào chương trình sách giáo khoa khá nhiều, trong khi thời lượng học tập trên lớp lại có hạn. Trong thời gian ngắn không thể giải quyết những vấn đề chuyên sâu của tác phẩm, khi học qua loa thì học sinh khó có thể cảm nhận được cái hay, các đặc sắc trong mỗi tác phẩm.

Việc học tập môn ngữ văn gặp vô vàn khó khăn, nhưng chúng ta cần phát huy tính chủ động tích cực trong việc học tập môn ngữ văn, cần nâng cao ý thức tự học và ham tìm hiểu, như vậy ta sẽ nắm tốt hơn những kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp. Không có việc gì quá khó khăn nếu như chúng ta cố gắng thực sự, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Như vậy, môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông đóng một vai trò quan trọng, chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển năng lực, đạo đức phẩm chất cho học sinh. Môn học ngữ văn là một môn học hay, lí thú nhưng cũng nhiều khó khăn trong việc học tập, bởi vậy mỗi học sinh cần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc học.

Bình luận (1)
Bare Said
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
29 tháng 3 2021 lúc 21:27

“Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta.” Chủ tịch Hồ Chí minh là một vị lãnh tụ, một nhà cách mạng đại tài, người con là nhà thơ nhà danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời người đã để lại cho đất nước con người Việt Nam rất nhiều truyền thống quý báu.

Đất nước chúng ta luôn tự hào về người, bởi người chính là sự kết tinh của vì sao tinh tú nhất. Người là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân soi vào. Ở bất kỳ vai trò nào cũng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Đó chính là con đường cách mạng theo đường lối Mác - Lênin. Nhờ con đường mà Bác tìm thấy mà dân ta thoát khỏi kiếp tối tăm. Tổ quốc ta trở thành nước độc lập, người dân của ta “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành”.

Với cương vị một vị cha già của dân tộc người đã chăm lo, quan tâm tới đời sống của tất cả người dân. Bác đã lo lắng cho từng người già, trẻ nhỏ, từng người chiến sĩ. Biết bao nhiêu đêm Bác thức trắng, trằn trọc không ngủ khi lo lắng cho những người dân cho, số phận của dân tộc mình

Trong vai trò một nhà văn, nhà thơ một danh nhân văn hóa, Bác Hồ cũng đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn như tập thơ “Nhật ký trong tù”, “Cảnh khuya”, hay “Bản tuyên ngôn độc lập”… Những tác phẩm ấy không chỉ hay về mặt nghệ thuật mà nó có tác động sâu sắc tới tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Nó còn là thanh gươm sắc bén nhằm thẳng vào những kẻ xâm lược, gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, bất lương.

Trong cuộc sống hàng ngày, Bác là người vô cùng giản dị, nếp sống mộc mạc, chân thành, tiết kiệm của Bác là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta hôm nay phải noi theo. Mỗi bữa cơm của người chỉ vài miếng cá kho, rau luộc, tương cà. Người bảo đất nước ta còn nghèo phải tiết kiệm vì miền Nam thân yêu còn chưa được giải phóng. Bác chăn nuôi ao cá, tự trồng rau, nuôi gà…để tạo ra những thực phẩm thiết yếu phục vụ cho mình.

Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình. Đến điều băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người

Trong bản Di chúc trước lúc ra đi người đã viết lại rằng “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp người sẽ luôn phải phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ

Bình luận (0)
Cherry
29 tháng 3 2021 lúc 21:27

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Phương Hà
29 tháng 3 2021 lúc 21:30

 Tham khảo:

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân nước Việt Nam, là người cha già kính yêu của dân tộc. Cứ tưởng rằng Bác là người đc ăn sung mặc sướng, sống trong nhung lụa. Nhưng không, đời sống của Bác vô cùng giản dị. Sự giản dị của Bác thể hiện ở mọi mặt. Từ những bữa cơm, đồ dùng, cái nhà đến lối sống Bác đều giản dị. Bữa cơm cx chỉ có vài ba món đơn giản, khi ăn Bác không để hạt cơm nào rơi vãi. Cách ăn ặc của Bác cũng vậy. Không phải lụa là gấm vóc gì, chỉ có bộ quần áo Ka - ki màu nâu đã bạc màu, đôi dép cao su làm từ lốp xe với chiếc đồng hồ. Căn nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòn đơn giản, với vườn hoa đầy sự thơm mát, luôn luôn lộng gió và ánh sáng. Lối sống thật thanh bạch, tao nhã. Bác làm việc suốt ngày, suốt đời. Việc cứu nước, việc cứu dân hay trồng cây trong vườn. Giản dị trong từng mối quan hệ. Trong lời nói chữ viết Bác cũng giản dị, luôn dễ hiểu, dễ nhớ. Cái tên Bác đặt cho các đồng chí phục vụ cũng giản dị, gộp lại là ý nghĩa của quyết chiến, quyết thắng. Sự giản dị của Bác đã thể hiện đời sống của Bác, thể hiện vẻ đẹp giản dị của con người Bác. Bác là tấm gương để chúng ta noi theo.

Bình luận (0)
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết
Buddy
22 tháng 4 2020 lúc 16:38

Viết đoạn văn chứng minh rằng Bác Hồ của chúng ta rất giản dị trong lối sống - Lê Trung Phuong

Bình luận (0)