Điều kiện sống của chim bồ câu là gì làm ơn giúp tui
nêu đặc điểm về đời sống, sinh sản của chim bồ câu. So sánh đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài. Thân chim bồ câu hình thoi giúp ích gì khi bay, chim bồ câu bay lượn hay bay vỗ cánh
Đặc điểm về đs của chim bồ câu:
- Tổ tiên của bồ câu nhà là bồ câu núi
- Sống trên cây, bay giỏi, có tập tính làm tổ trên cây
- Là động vật hằng nhiệt
* Sinh sản:
- Mỗi lứa đẻ 2 trứng, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi
- Chim trống, mái thay nhau ấp trứng
- Chim non mới sinh ra còn yếu đc nuôi bằng sữa diều
Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:
Đời sống:
- Sống trên cây, bay giỏi.
- Có tập tính lm tổ.
- Là đv hằng nhiệt.
Sinh sản:
- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.
- Trứng được thụ tinh trong.
- Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
- Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.
- Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).
So sánh đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài:
Thằn lằn bóng | Chim bồ câu |
Có cơ quan giao phối | Không có cơ quan giao phối( con đực) |
Đẻ từ 5-10 trứng 1 lứa | Đẻ 2 trứng 1 lứa |
Không ấp trứng | Có ấp trứng |
Thân hình thoi giúp giảm sức cản không khí khi bay.
Chim bồ câu-Tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu.
Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học
tham khảo
- Tập tính của chim bồ câu là:
+ Bay lượn trên không trung.
+ Làm tổ, ấp trứng.
+ Chăm sóc và bảo vệ con cái.
- Điều kiện sống: sống nơi rộng, thoáng đãng, sạch đẹp, yên tĩnh
- Sinh sản:
+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.
+ Trứng được thụ tinh trong.
+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.
+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).
Phần cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học
Tham khảo:
Gà:
*Tập tính sinh học:
+Gà là loài ăn tạp.
+Thuộc lớp chim đào bới:chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con.
+Do thuộc lớp chim nên có thể bay một quãng ngắn nhưng ko bay đc xa do ko phải nhóm chim bay.
+Sống thành đàn và có trật tự từ con đầu đàn đến con yếu nhất.
+Gà trống thường hiếu chiến và bảo vệ lãnh thổ khỏi các con trống khác.
+Gà mái đẻ con, ấp trứng, chăm con và bảo vệ đến khoảng 1,5-2 tháng.
+Gà con: theo mẹ và học mọi tập tính từ mẹ.
*Điều kiện sống:
+Ngoài tự nhiên: sống trong các khu rừng nhiều cây có hạt nhỏ và côn trùng.
+Trong chăn nuôi: sống theo bầy nhỏ ở các hộ gia đình hoặc bầy rất lớn ở trang trại tập trung.
*Đặc điểm sinh học của gà:
+Tuổi thọ: trung bình khoảng từ 5-15 năm.
+gà trống có mào lớn, lông sặc sỡ và có cựa nhọn ở chân
+Gà mái: nhỏ hơn gà trống,lông ít sặc sỡ hơn, mào rất nhỏ và không có cựa.
+Gà con nở ra được bao phủ 1 lớp lông tơ mềm
+Lúc mới nở nặng khoảng 20g, con trưởng thành từ 1,2-4kg
+Thời gian từ lúc mới nở đến lúc trưởng thành và thành thục sinh sản khoảng 6-8 tháng.
Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?
A. Giữ nhiệt cho cơ thể.
B. Làm cho lông không thấm nước.
C. Làm thân chim nhẹ
D. làm chim bay dễ hơn
Đáp án C
Lông tơ chỉ có 1 chùm lông, sợi lông mảnh 1 lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
Đặc điểm của chim bồ câu: hàm không có răng, chim trống không có cơ quan giao phối, chim mái chỉ có buồng trứng trái phát triển có ý nghĩa gì đối chim bồ câu? *
4 điểm
A. Tăng khả năng sinh sản
B. Làm giảm trọng lượng của chim khi bay
C. Giúp tiêu hóa hạt dễ dàng
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 1:
Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống chim bồ câu là gì?
A. Làm thân chim nhẹ. B. Tăng diện tích cánh. C. Không thấm nước. D. Giảm thoát hơi nước.
Câu 2:
. Loài nào sau đây không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Ếch giun. B. Cóc nhà. C. Cá sấu. D. Ếch cây.
Câu 1 : sinh sản hưu tính tiến hoá hơn sinh sản vô tính ở điểm nào ?
Câu 2 : đặc điểm sinh sản của cá và ếch
Câu 3 : đặc điểm cấu tạo trong, ngoài của chim bồ câu
Câu 4 : đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với điều kiện sống vừa ở cận vừa ở nươc
Nguyên nhân của sụ suy giảm đa dạng sinh học ở việt nam ta là gì ?
Câu 1:
Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn hình thức sính sản vô tính và sinh sản hữu tính có sự kết hơp giữa bố và mẹ
Sinh sản hữu tính thì sức sống của cơ thể con cao hơn bố mẹ
Sự hoàn chỉnh thể hiện ở
Từ thụ tinh ngoài => thụ tinh trong
Đẻ nhiều trứng=> đẻ ít trứng => đẻ con
phôi phát triển có biến thái=> phôi phát triển trực tiếp không có biến thái => phát triển trực tiếp không có nhau thai
Con non không được nuôi dưỡng=> Được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ=> được học tập thích nghi với đời sống
Câu2:
Cá : là loài đẻ trứng ( từ 15=>20 vạn trứng trong1 lần), thụ tinh ngoài, trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi
Ếch:là loài phân tính, đẻ trứng thụ tinh ngoài
Ếch phát triển có biến thái : trứng sau khi thụ tinh phát triển thành nòng nọc có đuôi. Trải qua nhiều quá trình biến đổi phức tạp ( 2 chi trước xuất hiện , sau đó xuất hiện 2 chi sau, rụng đuôi) để trở thành ếch con
câu 4:
1. Dầu dẹp,nhọn, khớp vs thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trc:giảm sức cản của nc khi bơi
2.mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu: khi bơi vừa thở vừa qsát
3.da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí: hô hấp dưới nc
4.mắt có mi giữ nc mắt do tuyến lệ tiết ra,tai có màng nhĩ ,mũi thông khoang miệng:bảo vệ mắt, giúp mắt khỏi bị khô;nhận biết âm thanh trên cạn
5.chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt:thuận lợi cho vc di chuyển trên cạn
Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?
Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.
Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?
Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.
Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?
Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.
Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
– Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?
Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.
Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?
Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.
Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?
Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
– Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
– Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
– Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…
Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?
Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103
Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?
Lời giải
– Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
– Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào
II- bài tập tự giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?
Chia sẻ:FacebookGoogleTwitterPrintThêm Related
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
In "Sinh học 12"
Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…
In "Học sinh giỏi"
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…
In "Sinh học 10"
Sinh học 11
Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?
A.Giữ nhiệt cho cơ thể.
B.Làm cho lông không thấm nước.
C.Làm thân chim nhẹ
D.Cả A và C
Hệ thống túi khí có vai trò gì đối với đời sống của chim bồ câu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)
1. giúp tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, làm tăng hiệu quả hô hấp.
2. làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
3. làm tăng khả năng tích trữ khí.
4. làm giảm nhu cầu sử dụng khí ôxi, tăng hiệu suất sử dụng khí cacbônic.
A. 1,2
B. 2,3
C. 3,4
D. 1,2,3,4
Cấu tạo nào của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn? Hãy nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
Hãy kể một vài tập tính của lớp chim mà em biết (khoảng 3 ví dụ).
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước trở thành cánh: để bay.
- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.
- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh
Tham Khảo
Đặc điểm giúp chim thích nghi với việc bay:
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
các đặc điểm khác:
-Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
có tập tính sống ở nơi yên tĩnh
-sống ở những nơi sạch sẽ
+làm tổ,ấp trứng và bảo vệ con
Cấu tạo giúp chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn
* Đặc diểm cấu tạo ngoài thích nghi là:
- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái
- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.
- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
* Đặc điểm cấu tạo trong thích nghi là:
- Phổi nằm sâu trong hốc sườn 2 bên sống lưng giúp sự thông khí ở phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rỗng chứa các xương làm giảm khối lượng riêng và giảm ma sát nội quan khi bay.
- Các túi khí ở ngực và bụng phối hợp hoạt động với nhau làm cho không khí đi qua hệ thống ổng khí trong phổi theo một chiều làm cho trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào.
Ví dụ
- Tặp tính làm tổ : chim sâu, đại bàng, chào mào.
- Nuôi con bằng sữa diều: Chim công.
- Bơi nội : chim cánh cụt.