Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn phan thảo nguyên
Xem chi tiết
nguyễn phan thảo nguyên
2 tháng 12 2021 lúc 18:55

mọi người giúp em với ạ

 

Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 12 2021 lúc 18:56

TK 

 

Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

 

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải đứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Những cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

Hiền Nekk^^
2 tháng 12 2021 lúc 18:56

Tham khảo:

 

Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan tỏa ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sapa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

 

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 10 2018 lúc 15:35

0

Chúa Hề
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2022 lúc 16:47

Tham Khảo 

Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện về nhân vật ông lão đánh cá. Trong một lần đi đánh cá, ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng nhận được lời cầu xin tha mạng nên ông đã thả nó đi. Từ hành động này, chúng ta thấy được ông lão là một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không cần đến sự trả ơn. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ vợ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy, ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.

Vũ Trọng Hiếu
25 tháng 1 2022 lúc 16:47

tk

Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Qua đó có thể thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng chính sự hiền lành của lão đã khiến mụ vợ nổi lòng tham lam, lúc đầu mụ yêu cầu chiếc máng mới thay cho chiếc máng lợn đã vỡ. Điều mong muốn ấy có thể hiểu và cũng thông cảm được vì nó thiết thực trong cuộc sống của vợ chồng lão. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.

Bùi Khánh Tùng
Xem chi tiết
Nguyen Minh Huong
10 tháng 4 2020 lúc 10:56

Mình viết về thầy Ha-men:

-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Khách vãng lai đã xóa
bùi nhật mai
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
21 tháng 12 2016 lúc 10:07

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo“tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Trần Linh Linh ( em họ P...
19 tháng 12 2019 lúc 19:27
rong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh. Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay. Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo. Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt . Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương. Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu. Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.
Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Phạm Như Hiếu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
23 tháng 8 2021 lúc 8:28

Hai người anh em trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " chai tay rất đột ngột.Chỉ cần 1 lúc 2 người ở bên nhau thôi cũng ko có.Vì gia đình,vì những cuộc cãi vã giupx cha và mẹ đã làm cho 2 anh em mãi mãi xa nhau.Hai người anh em Thanh và Thủy thật đáng thương.Nên ta thấy được:Gia đình là 1 thứ gì đó rất thiêng liêng,ko được vì 1 lí do mà phá vỡ hơi ấm gia đình

Tạ Vi Thảo
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 12 2016 lúc 13:40

Mở bài: Nói về công năng tác dụng của chiếc cặp nói chung là để đựng những thứ ở bên trong: đựng tài liệu sách vở hàng ngày, máy tính. Cặp có nhiều ***** học sinh, cho người đi làm..có nhiều màu phù hợp với lứa tuổi, nhiều loại chất liệu từ da cho đến nylon để phù hợp với tất cả lứa tuổi giới tính.
rồi em có cái cặp thế nào?

Thân bài:
- Giới thiệu về cái cặp của em:Em dùng cái cặp này bao nhiêu năm rồi, từ lúc nào rồi , Cặp của em cụ thể để làm gì? Có mấy màu? Có mấy ngăn, mỗi ngăn em tổ chức đựng thế nào? Ví dụ như sách vở tiết 1 ở ngăn thứ nhất, sách vở tiết 2 ở môn thứ 2.
- Lý do em đang dùng cặp này: Cặp này là ai mua cho em, nó có kỷ niệm gì với em và vì thế nó rất đặc biệt với em ở chỗ nào? và nó phù hợp với em ở điểm nào? Em thích nó ở điểm nào?
- Kỉ niệm sâu sắc gắn bó với cái cặp, kinh nghiệm rút ra từ việc không mang cặp và tính hữu ích của cái cặp đối với em?

Kết luận: Cặp là người bạn thân, thể hiện sự ngăn nắp đối với học sinh khi đi học! Em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm nữa

Minh Thư
25 tháng 12 2016 lúc 14:07


Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Chúc bạn học tốt!

Phạm Thị Trâm Anh
25 tháng 12 2016 lúc 13:38

Màng nhện cùng với những cuộn giấy dán tường còn dư quấn đầy vào mặt khi tôi tiến sâu vào trong cái nhà kho cũ kỹ. Tôi gạt mọi thứ này ra, cương quyết tiến tới cuối kho để soạn lại mớ hộp đựng giấy tờ hồ sơ của những năm tháng đi dạy học của tôi. Chúng tôi sắp dọn ra nhà mới và cái nhà kho này là cứ điểm cuối cùng. Tôi dang tay vào góc phòng để lôi ra về phía ánh sáng một cái hộp cũ như hơi bị phình ra.

Tôi mở nắp hộp và luồn tay vào bên trong. Thay vì cảm nhận mớ giấy tờ hay hồ sơ như mong đợi, tôi cảm nhận một cái cặp da mềm mà tôi dùng để đựng sách trong suốt 15 năm đi dạy học. Tôi lôi cái cặp ra và sờ vào những cạnh cặp đã bị sờn. Tôi mỉm cười nhớ lại tôi đã ra sức lục soát khắp nơi, kiếm mua cho được một chiếc cặp da thật hoàn hảo để bắt đầu cho sự nghiệp đi dạy học của tôi. Cuối cùng, chỉ trước vài ngày trường khai giảng, tôi đi tản bộ vào một cửa hàng túi xách da và trên kệ có chưng bày một cái cặp da hoàn hảo như là để dành cho tôi vậy. Tôi đeo thử vào và ngắm nghía trước gương, và rất đỗi ngạc nhiên trước những gì mình đang thấy: Cái cặp da hoàn hảo này giống hệt như cái cặp da ba tôi làm cho tôi khi còn bé – cái cặp da mà tôi lấy làm mắc cỡ trong mấy năm trời thời thơ ấu... Không suy nghĩ hơn nữa, tôi mua liền cái cặp da này.

Tự nhiên tôi quên bẵng đi cái chuyện dọn dẹp nhà kho, những suy nghĩ của tôi chợt quay trở về tuần lễ đầu tiên của lớp tư bậc tiểu học. Tôi đang đi từ trường đến cửa tiệm sửa giầy của ba tôi. Khi đi ngang qua cửa sổ của tiệm Woolworth, các đồ dùng học sinh trưng bày trong cửa kính đang quảng cáo nhân mùa tựu trường, khiến tôi bị lôi cuốn vào như có nam châm. Những tờ giấy màu được cắt hình lá, dán khắp trên cửa sổ trưng bày. Nhưng điều thu hút tôi nhất là chiếc cặp màu đỏ được trưng bày trang trọng ngay chính giữa cửa sổ. Cái quai cầm cặp bằng nhựa đỏ bóng loáng, lấp lánh rực rỡ trong ánh chiều tà. Phía trước chiếc cặp có đính một chiếc túi nhỏ đựng bút chì, được đóng lại với một cái zipper có đính miếng kéo màu vàng. Tôi dán dính mặt mình vào cửa kiếng để nhìn cho rõ hai cái dây khóa cặp, cũng làm bằng nhựa đỏ bóng loáng như cái tay cầm cặp, được đặt thật đúng chỗ trên cái nắp cặp. Giá mà tôi đựng sách vở trong cái cặp này, tôi sẽ giống như Mỹ Huyền và những bạn gái khác ở trong lớp. Nhưng tôi cũng biết, mua cái cặp này là chuyện không tưởng. Ba tôi không đời nào chấp thuận.

Tôi trút bỏ cái quai của chiếc cặp màu nâu từ trên vai rồi thả nó xuống đất trước mặt tôi. Da chiếc cặp không chiếu sáng trong ánh nắng, và cái đồ khóa cặp bằng đồng thau thì cũng u tối và chẳng phản chiếu tí nào. Đó, chiếc cặp nằm trước mặt tôi như một con bò già xấu xí, là vật cản trở thầm lặng giữa tôi và chiếc cặp màu đỏ xinh đẹp trong cửa hiệu. Tôi còn nhớ cái ngày ba tôi cho tôi cái cặp này.

“Vô bên trong này với ba đi Trân”, ông nói “Xem ba có làm cái này cho con nè”.

Giọng nói của ba tôi đầy tự hào khi ông chỉ cho tôi một miếng da thuộc thật tốt ông mua để làm chiếc cặp này cho tôi. Khi ông chỉ cho tôi những đường chỉ thật cẩn thận và chắc chắn để giữ chặt cái đồ khóa cặp bằng đồng thau, tôi chỉ thấy đó là những sợi dây màu nâu xâu qua một món đồ xấu xí. Khi ông khoe về cái thiết kế thật đặc biệt mà ông đã khâu lên cái dây quàng vai của chiếc cặp, tôi chẳng thấy gì nhưng chỉ biết là cái dây này cho đến muôn đời cũng không đứt nổi. Khi ông trở cái đáy cặp lên để chỉ cho tôi những cái “chân đế” bằng đồng ông đã gắn vào, mọi sự đối với tôi chẳng qua là một thứ đồ thô thiển làm bằng tay ở nhà và điều này làm cho cái cặp của tôi thật kỳ cục so với đám bạn gái cùng lớp.

“Không có đứa nào trong lớp con có chiếc cặp giống như cái này” ba tôi nói khi trao cho tôi cái cặp và vỗ trên cái đầu cắt tóc chấm ngang vai của tôi.

Và tôi biết điều ba tôi nói là đúng sự thật.

Tôi cần cái cặp màu đỏ. Đứng ngay trước cửa hiệu Woolworth, tôi nhắm mắt cầu nguyện “Chúa ơi, xin cho con cái cặp mà con cần. Cảm ơn Chúa”.

Dầu cố gắng mọi cách, tôi không biết làm sao mở lời với ba tôi rằng tôi không muốn chiếc cặp ba tôi làm cho tôi. Hơn nữa, chiếc cặp màu đỏ giá tới 250 đô la. Tôi biết là ba tôi không có đủ tiền.

Tôi mở cửa vào cửa hiệu sửa giầy của ba tôi và trút chiếc cặp nâu xuống sàn. Tôi hôn và ôm lấy ông. “Hôm nay ở trường ra sao nè?” ông hỏi trong lúc với tay tắt chiếc máy tiện để chúng tôi có thể nói chuyện. Tôi kể cho ba tôi về bài thi đánh vần và cuộc thí nghiệm trong lớp. Ông chăm chú lắng nghe rồi trao cho tôi chiếc bánh táo. Tôi nuốt miếng bánh với ly nước gừng rồi phụ ông bỏ vào thùng và dán nhãn một mớ giầy đã sẵn sàng cho thân chủ tới lấy.

Sáng hôm sau khi tôi thức giấc để đi học, tôi biết trong mọi ngày, ngày hôm nay tôi không thể mang chiếc cặp màu nâu đến trường được. Mỹ Huyền đã mời đám con gái của lớp tư đến nhà để ăn bánh nhẹ với nhau vào buổi chiều sau giờ tan trường. Không phải là lần đầu tiên chúng tôi ăn nhẹ với nhau vào buổi chiều, nhưng vì tôi chưa bao giờ tới nhà Mỹ Huyền. Bạn này rất được mọi người nể nang trong lớp và có đủ mọi thứ trên đời mà người khác mơ ước. Mỹ Huyền có mái tóc óng ánh được cắt theo đúng thời trang tại tiệm uốn tóc nổi tiếng trong vùng và sống trong một căn nhà sang trọng. Ba của Mỹ Huyền làm việc cho một đại công ty và ông này làm việc trong văn phòng. Mỹ Huyền cũng có chiếc cặp đỏ xinh đẹp cộng với cái bao đựng bút chì cũng thật xứng hợp với cái cặp đỏ, mua tại cửa hiệu Woolwotrh.

Cuối cùng thì cái ngày dài nhất ở trường cũng đã chấm dứt và tám đứa con gái chúng tôi đã sẵn sàng để đến nhà Mỹ Huyền. Tôi đã không thất vọng. Nhà của bạn ấy đẹp hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi. Tiền sảnh được trang hoàng với hoa tươi và những bộ đèn bằng thủy tinh thật xinh đẹp. Tấm thảm xanh da trời trải rộng trong phòng chơi và những tấm màn thật xứng treo trên khung cửa sổ thật rộng. Cái phòng ăn thì thật là vui mắt. Bàn ăn có trải khăn thêu, với những tách trà bằng sứ có vẽ hình những nụ hồng đỏ thật tinh xảo. Tôi choáng ngợp như có cảm tưởng mình đang thăm một công chúa của triều đình.

Mẹ của Mỹ Huyền đang pha trà vào một ấm trà bằng bạc. Mọi người đều sẵn sàng để ăn bánh với nhau thì cánh cửa trước mở và ba Mỹ Huyền bước vào.

“Chào ba!” Mỹ Huyền chạy tới với cánh tay giang rộng để mừng ông. Không nhìn đến Mỹ Huyền, ông hờ hững vỗ trên đầu bạn “Đừng làm nhăn bộ áo quần của ba” ông nói trong khi lùi lại một bước.

“Ơ.. ơ..xin lỗi ba” Mỹ Huyền nói “Con giới thiệu ba các bạn con”

“Ba không có thì giờ” ông nói, rồi đưa tay mở cặp táp lôi ra một mớ giấy tờ.

“Diễm” ông quay sang gằn giọng với mẹ của Mỹ Huyền “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Ý ông nói về chúng tôi.

“Bộ em cho cả thành phố này ăn hả?”

“Anh Sang!”, bà năn nỉ rồi quay qua chúng tôi “Cô xin lỗi mấy cháu” rồi vội vã rời phòng ăn để đi vào nhà bếp cùng với ông Sang.

Căn phòng ăn xinh đẹp giờ đây vang lên lời qua tiếng lại của ba mẹ Mỹ Huyền.

“Em biết anh muốn yên lặng khi anh về đến nhà?”

“Em biết nhưng em nghĩ lâu lâu thì anh cũng chịu khó một chút” bà nói với giọng xin lỗi.

“Mình đã thỏa thuận rồi là mua cái nhà này là quan trọng. Làm sao anh có thể trả nợ nhà được nếu anh về mà không yên ổn cho anh nghỉ ngơi. Anh muốn tụi nhóc kia cút đi ngay”

Những lời sau đó của mẹ Mỹ Huyền như nghẹn ngào. Rồi sau đó, tiếng cửa nhà bếp đóng sầm lại và những bước chân nặng nề đi lên thang lầu.

Mẹ Mỹ Huyền trở vào phòng ăn. “Cô xin lỗi các cháu” bà nói mà không nhìn chúng tôi. “Thôi các cháu ăn bánh đi, rồi vào phòng Mỹ Huyền chơi, đợi ba mẹ các cháu tới rước về”.

Chúng tôi ăn bánh và uống trà với nhau trong im lặng rồi sau đó kéo nhau vào phòng Mỹ Huyền. Tôi lặng nhìn những đường viền trang trí từ cái trướng trên đầu giường cho đến cái màn trong phòng tắm riêng biệt của Mỹ Huyền. Trong phòng cũng có TV, radio và cái máy hát tối tân. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi thấy một cái phòng như thế này. Thật là tuyệt hảo.

Tôi chợt nghĩ đến cái phòng của tôi với bức tường màu hồng, sơn bằng loại sơn mua lúc giảm giá, quá chói sáng nên không thể cho là đẹp được. Sàn phòng cũ kỹ vì có nhiều vết trầy và bàn ghế là loại thừa để lại. Giờ đây, trong phòng của Mỹ Huyền, tôi ngắm nghía từng chi tiết, mà cách đó vài phút, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đánh đổi mọi sự để được những thứ này. Trong giây phút đó, tự nhiên những đồ vật sang trọng này cho tôi có cảm giác trống rỗng và sợ hãi.

Tâm trí tôi quay trở về buổi chiều tan trường hôm nọ. Tôi xoa chiếc má vì tấm tạp dề nham nhám cạ vào mặt tôi khi ba tôi ôm tôi. Tôi nhớ cái mùi bánh táo ông mua cho tôi mỗi chiều. Mặc dù có cả một đống giày cao để sửa, ông luôn dừng tay để lắng nghe tôi như thể tôi là người quan trọng nhất trong đời. Ông nhìn vào mắt tôi và lắng nghe tôi về chuyện trong ngày, trong lớp cùng bạn bè của tôi...

Chiếc cặp đỏ của Mỹ Huyền nằm trên chiếc bàn trắng. Tôi lần tay qua cái quai cầm cặp. Có một vài chỗ trầy trên miếng nhựa đỏ chỗ quai cầm. Cái đinh rivet để gắn dây đeo vai vào cặp bị long ra vì sức nặng của những quyển sách. Tới gần, chiếc cặp của Mỹ Huyền, cũng như cuộc đời của bạn ấy, không phải là được trọn vẹn.

Tự nhiên, tôi thèm được về nhà. Tôi muốn chạy về nhà để cầm lại chiếc cặp nâu. Tôi thèm ngồi trong bàn ăn nhà bếp, ăn miếng bánh mì ba tôi tự nhồi bột và ai nấy đều vui vẻ mỉm cười dùng bữa vớI nhau. Tôi chờ đợi từng phút cho đến khi ba tôi đến rước về.

Và như thế, đã bao năm trôi qua, giờ đây tôi đang ngồi mân mê chiếc cặp da nâu cũ trong căn nhà kho của tôi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống chiếc cặp bám đầy bụi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra Chúa đã cho tôi một câu trả lời thật trọn vẹn cho lời cầu nguyện của tôi trước cửa hiệu Woolworth ngày nào. Tôi không bao giờ có được chiếc cặp màu đỏ, nhưng Ngài đã cho tôi những gì tôi cần – và hơn thế nữa. Món quà Ngài cho tôi là tôi đã nhận ra tình yêu không đến trong những tách trà bằng sứ có vẽ những nụ hồng đỏ, hay tình yêu không rót ra từ những ấm trà bằng bạc – cũng không phải cái cặp màu đỏ. Đôi khi tình yêu đến trong những căn nhà tầm thường, chỉ đủ ăn mỗi ngày, bánh tráng miệng là món bánh táo thật giản dị và cặp đi học là cái bị da màu nâu, được khâu bằng tay với cả tình yêu đong đầy. Ngày hôm đó, tôi khám phá ra rằng tình yêu ba tôi dành cho tôi thật vững chải và chân thật giống như miếng da thuộc ông dùng làm chiếc cặp cho tôi.

“À, mà tại sao mình không bao giờ nói cho ba biết về điều này nhỉ?”

Tôi bỏ cái cặp vào lại trong hộp và nhắc điện thoại lên. Tôi muốn nói với ba tôi là tôi yêu ông biết là dường bao cũng như trân quý tình yêu và mọi thứ ông đã làm cho tôi. Nhưng đó không phải là cách của ba tôi hay của tôi. Thay vào đó, tôi muốn bày tỏ tình yêu của tôi theo cách thức mà ba tôi đã bày tỏ đối với tôi.

“Ba ơi” tôi nói khi kéo những dụng cụ làm bánh từ trên đầu tủ xuống “Tối nay ba ghé con. Ba con mình ăn bánh với nhau nhe”. Bánh tôi làm không bao giờ hoàn hảo như bánh bày bán trong các cửa hiệu, nhưng cũng giống như cái cặp đi học của tôi, nó được làm bằng tay với tình yêu đong đầy. Và tôi biết ba tôi chắc cũng hiểu ý tôi.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2018 lúc 11:42

Nhân vật Phương Định:

- Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường dữ dội, khốc liệt

   + Vào chiến trường ba năm quen với thử thách, hiểm nguy, một ngày đối diện với cái chết nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng

   + Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ trinh sát, dành tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận

   + Cô ý thức được vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của mình

   + Những lần phá bom, mặc dù không khí chứa đựng sự căng thẳng, nhưng Phương Định vẫn dũng cảm, hành động phá bom dứt khoát, dũng cảm

- Là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, luôn nhớ và yêu Hà Nội

→ Phương Định là cô gái trẻ, cá tính, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.

Nam Phạm An
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 4 2019 lúc 22:12

Tham khảo nhé!!!

1)hành động kịch trước khi Giu ốc Đanh mặc lễ phục:
-cảnh trên sân khấu được diễn ra tại phòng khách ở nhà Giuốc Đanh
=>ko gian nghệ thuật toát lên tính cách của Giuốc Đanh thích phô trương vẻ giàu có cũng như học đòi cách sống sang của quý tộc.
-Giuốc Đanh đối thoại vơi phó may 4 sự việc:
+đôi bít tất chật,đưt 2 mắt=>chất lượng sản phẩm><Gtrị sử dụng
+đôi giày quá chật làm đau chân=>kích cỡ ko phù hợp><Gtrị sử dụng
+ăn bớt vải áo trước=>nhận ra mình bị ăn bớt,bị mất của
+áo may hoa ngược=>chất lượng may kém
Từ 4 dấu + trên=>Giuốc Đanh còn rất minh mẫn trong việc nhận định đánh giá sự việc.
cuộc tranh luận khá gay gắt.Giuốc Đanh chê những sản phẩm mà phó may mang tới ko đạt chất lượng.Giuốc Đanh rất ngu dốt và cả tin,tin những lời của phó may,sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng.Phó may lanh lợi.mưu mẹo,dùng những lời lẽ để ăn chặn bịt Giuốc Đanh.
2)hành động kịch trong và sau khi mặc lễ phục
-cảnh trên sân khấu:đó là cảnh hết sức đáng cười,lố bịch.
Điều này chứng tỏ rằng Giuốc Đanh mặc chưa có kinh nghiệm khi ăn mặc quần áo theo kiểu quý tộc phong kiến.
Giuốc Đanh tiếp tục bị lợi dụng do lời nói tâng bốc của thợ phụ:ông lớn->cụ lớn->đức ông...
=>thợ phụ nịnh hót khôn ngoan moi tiền,còn Giuốc Đanh tự nguyện thưởng tiền để lấy cái danh hão...=>Giuốc Đanh trở thành kẻ bị lợi dụng làm trò cười cho thiên hạ,ông là 1 tay rất lố lăng khi muốn học đòi làm sang gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Bạn tự triển khai nó ra mà làm thành 1 bài văn hay nha.Chúc bạn vui.
*************Bạn muốn 1 lời nhận xét ngắn hả,từ các ý trên tui có thể tóm lại như sau:
Ông Giuốc Đanh là người thích phô trương vẻ giàu có cũng như học đòi cách sống sang của quý tộc nhưng ông lại ko biết cách ăn mặc làm sao cho đẹp(cảnh ông đứng trên sân khấu thật là lố bịch).Có lẽ vì vậy nên lão là một người rất ngu dốt và cả tin,tin những gì người khác nói,và cũng vì thế nên lão rất hay bị lợi dụng,làm trò cười cho thiên hạ,ông là 1 tay rất lố lăng khi muốn học đòi làm sang đã gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả cũng như bạn đọc.

Trần Diệu Linh
4 tháng 4 2019 lúc 17:36

Cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã diễn ra tại tư dinh của ông ta, bên cạnh lão trưởng giả còn có lão phó may, một kẻ ranh mãnh và bịp bợm; bọn thợ phụ giỏi hót, khéo moi tiền. Qua những nhân vật này, Mô-li-e đã châm biếm, diễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuôc-đanh, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-e là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc; mang ý nghĩa xã hội rất tiến bộ. Hai cánh màn của sân khấu đã khép lại, kết thúc lớp 5 hồi II của vở kịch Trưởng giả học làm sang nhưng không khép được những trận cười thú vị hướng về Đức ông xúng xính trong trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng một trưởng giả học làm sang vừa ngu dốt vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy của Mô-li-e, tạo nên tiếng cười thoải mái cho khán giả, sau những trận cười là những suy ngẫm về những trò lố bịch và được trình diễn trên sân khâu! Đây đúng sân khấu cũng là cuộc đời!