1 hop chất A co thành phần các nguyên tố la 28,57%mg,14,12%c,còn lại la oxi biết Ma=84 hay xác định cthh của họp chất A
xác định CTHH của hợp chất A biết thành phần % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất : Magie 28,57% , Cacbon 14,2% còn lại của Oxi . Biết khối lượng mol của hợp chất là 85g/mol
phần trăm còn lại của oxi là : 100%-28,57%-14,2%=57,23%
\(m_{Mg}=\dfrac{85\cdot28,57}{100}\approx24\left(g\right)\)
\(m_C=\dfrac{85\cdot14,2}{100}\approx12\left(g\right)\)
\(m_O=\dfrac{85\cdot57,23}{100}\approx48\left(g\right)\)
=> \(n_{Mg}=\dfrac{24}{24}=1\left(mol\right);n_C=\dfrac{12}{12}=1\left(mol\right);n_O=\dfrac{48}{16}=3\left(mol\right)\)
=> trong 1 phân tử có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử O, 3 nguyên tử Mg
=> CTHH:MgCO3
Tìm CTHH của các hợp chất sau, biết thành phần phần trăm các nguyên tố là:
a) 52,174%C; 13,043% H và 34,783%O. Biết khối lượng mol của hợp chất A là 46 g/mol
b) 28,7%Mg, 14,2%C, còn lại là oxygen. Biết khối lượng mol của hợp chất A là 84 g/mol
\(\%C=\dfrac{12x}{46}.100\%=52,174\%\)
⇒ \(x=2\)
\(\%H=\dfrac{1.y}{46}.100\%=13,043\%\)
⇒ \(y=6\)
\(\%O=\dfrac{16z}{46}.100\%=34,783\%\)
⇒ \(x=1\)
⇒ \(CTHH:C_2H_6O\)
Một hợp chất có thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố là : 42,86% C ; còn lại là Oxi. Biết tỉ khối của hợp chất so với H2 là 14. Xác định CTHH?
\(M_A=14\cdot2=28\left(g\text{/}mol\right)\)
Công thức của A là : \(C_xO_y\)
\(\%C=\dfrac{12x}{28}\cdot100\%=42.86\%\)
\(\Rightarrow x=1\)
\(M=28\left(g\text{/}mol\right)\)
\(\Rightarrow12+16y=28\)
\(\Rightarrow y=1\)
\(CT:CO\)
Làm ơn giúp mình với mình cần gấp ạ
Xác định CTHH của các chất có thành phần nguyên tố như sau : a) khí chất A nặng gấp 23 lần khí hiđro . Thành phần nguyên tố trong A là 30,43 phần trăm N, còn lại là phần trăm O b) chất rắn B có chứa 34,46 phần trăm Fe, còn lại là Cl, Biết Mb = 162,5 g/mol
a) \(M_A=23.2=46\left(g/mol\right)\)
Đặt CTHH của A là \(N_xO_y\) (x, y nguyên dương)
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{46.30,43\%}{14}=1\\y=\dfrac{46-14}{16}=2\end{matrix}\right.\)
`=> A: NO_2`
b) Đặt CTHH của B là \(Fe_zCl_t\) (z, t nguyên dương)
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{34,46\%.162,5}{56}=1\\y=\dfrac{162,5-56}{35,5}=3\end{matrix}\right.\)
`=> B: FeCl_3`
Nung hoàn toàn 25,5 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 3,36 lít khí oxi (đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 33,33%Na; 20,29%N; còn lại là O.
a/ Xác định CTHH của B, biết rằng công thức đơn giản nhất chính là CTHH của B.
b/ Tính % khối lượng từng nguyên tố trong A. Xác định CTHH của A, biết rằng công thức đơn giản nhất chính là CTHH của A.
c/ Viết PTHH của phản ứng nhiệt phân chất A.
a)
\(n_{Na}:n_N:n_O=\dfrac{33,33\%}{23}:\dfrac{20,29\%}{14}:\dfrac{46,38\%}{16}=1:1:2\)
=> CTHH: NaNO2
b) \(n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
\(m_{NaNO_2}=25,5-0,15.32=20,7\left(g\right)\)
=> \(n_{NaNO_2}=\dfrac{20,7}{69}=0,3\left(mol\right)\)
Bảo toàn Na: nNa(A) = 0,3 (mol)
Bảo toàn N: nN(A) = 0,3 (mol)
Bảo toàn O: nO(A) = 0,3.2 + 0,15.2 = 0,9 (mol)
\(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Na}=\dfrac{0,3.23}{25,5}.100\%=27,06\%\\\%m_N=\dfrac{0,3.14}{25,5}.100\%=16,47\%\\\%m_O=\dfrac{0,9.16}{25,5}.100\%=56,47\%\end{matrix}\right.\)
Xét nNa : nN : nO = 0,3 : 0,3 : 0,9 = 1 : 1 : 3
=> CTHH: NaNO3
c) 2NaNO3 --to--> 2NaNO2 + O2
khối lượng mol của phân tử X là 84 g/mol. Thành phần theo khối lượng của X là 28,57% Mg; 57,14% O và còn lại là C. CTHH của chất X là:
Trong 1 mol X:
$n_{Mg}=\dfrac{84.28,57\%}{24}\approx 1(mol)$
$n_O=\dfrac{84.57,14\%}{16}\approx 3(mol)$
$n_C=\dfrac{84-16.3-24}{12}=1(mol)$
Vậy CTHH của X là $MgCO_3$
Thử lại: $M_{MgCO_3}=24+12+16.3=84(đúng)$
1)Lập CTHH của những lập chất có thành phần nguyên tố sau :
a) Hợp chất A có M = 248g/mol, thành phần nguyên tố : 87,1% Ag còn lại là S
b) Hợp chất B có M = 120g/mol, thành phần nguyên tố : 20% Mg, 26,67% S, còn lại là O
c) Hợp chất D (chứa các nguyên tố K,S,O) có CTHH trùng với CTĐG nhất và tỉ lệ khối lượng các nguyên tố : mK:mS:mO = 39:16:32
d) Hợp chất E có dE/H2 = 28, thành phần các nguyên tố theo khối lượng 85,71% C, còn lại là H
e) Hợp chất F có M = 138,5g/mol, thành phần các nguyên tố : 28,16% K; 25,63% Cl; còn lại là O
a) %m S = 12,9 %
n Ag : n S = \(\dfrac{87,1}{108}\div\dfrac{12,9}{32}\approx0,8\div0,4=2\div1\)
=> CTĐG : (Ag2S)n
Mà M Ag2S = 108 . 2 + 32 = 248 ( g / mol ) => n = 1
b) %m O = 53,33%
Có: n Mg : n S : n O = \(\dfrac{20}{24}\div\dfrac{26,67}{32}\div\dfrac{53,33}{16}=0,83\div0,83\div3,3\)
\(\approx1\div1\div4\)
=> CTĐG: (MgSO4)n
Mà M MgSO4 = 24 + 32 + 16 . 4 = 120 ( g / mol ) => n = 1
Vậy CT của B : MgSO4
c)
m K : m S : m O = 39 : 16 : 32
=> n K : n S : n O = 1 : 0,5 : 2 = 2 : 1 : 4
=> CT của D: K2SO4
d) Theo đề: M E = 2 . 28 = 56 ( g / mol )
%m H = 14,29 %
Có: n C : n H = \(\dfrac{85,71}{12}\div\dfrac{14,29}{1}=7,14\div14,29\approx1\div2\)
=> CTĐG : (CH2)n
Mà M CH2 = 12 + 2 = 14 ( g / mol ) => n = 4
Vậy Ct của E : C4H8
e) %m O = 46,21 %
n K : n Cl : n O = \(\dfrac{28,16}{39}\div\dfrac{25,63}{35,5}\div\dfrac{46,21}{16}=0,72\div0,72\div2,89\)
\(\approx1\div1\div4\)
=> CTĐG: ( KCLO4)n
Mà M KCLO4 = 39 + 35,5 + 16 . 4 = 138,5 ( g/mol )
=> n = 1
Vậy CT của F : KCLO4
Câu 1 tìm CTHH của 1 oxit biết tỉ lệ về khối lượng là \(\dfrac{m_P}{m_O}\)=\(\dfrac{31}{24}\) Câu 2 Hợp chất oxit A có khối lượng mol phân tử là 62g/mol thành phần % khối lượng các nguyên tố là 74,2% Na còn lại là oxi Xác định CTHH
Câu 1 :
\(CT:P_xO_y\)
Ta có :
\(\dfrac{m_P}{m_O}=\dfrac{31}{24}\Rightarrow\dfrac{31x}{16y}=\dfrac{31}{24}\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}\)
\(CT:P_2O_3\)
Câu 2 :
\(CT:Na_xO_y\)
\(\%Na=\dfrac{23x}{62}\cdot100\%=74.2\%\)
\(\Rightarrow x=2\)
\(M_A=23\cdot2+16\cdot y=62\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(\Rightarrow y=1\)
\(CTHH:Na_2O\)
Xác định CTHH của hợp chất có thành phần các nguyên tố sau. Hợp chất M, biết khí M nhẹ hơn không khí 0,586 lần, thành phần các nguyên tố: 83,35%N, còn lại là H
\(d_{\dfrac{M_M}{kk}}=0,586\\ \Rightarrow M_M=29.0,586=17\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(m_N=17.83,35\%=14\left(g\right)\\ \Rightarrow n_N=\dfrac{14}{14}=1\left(mol\right)\)
\(m_H=17-14=3\left(g\right)\\ \Rightarrow n_H=\dfrac{3}{1}=3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow CTHH,M:NH_3\)