ở 2 loài gà và thạch sùng( thằn lằn) thì loài nào có sự tiến hóa về sinh sản cao hơn, vì sao?
sinh sản ở bồ câu và thằn lằn bóng đuôi dài loài nào tiến hóa hơn ?vì sao
tham khảo
Sinh sản của thằn lằnSinh sản của chim
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển dựa vào nhiệt độ môi trường.
- Trứng có vỏ đá vôi hoặc vỏ dai.
- Trứng có nhiều noãn hoàng.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ và ấp trứng.
- Chim mẹ mang thai trong thời gian 0,5-1 tháng, sau khi đẻ con chim mẹ đi tìm thức ăn để nuôi chim non.
đây bạn nhé
Sinh sản của thằn lằn và sinh sản của chim:
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển dựa vào nhiệt độ môi trường.
- Trứng có vỏ đá vôi hoặc vỏ dai.
- Trứng có nhiều noãn hoàng.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ và ấp trứng.
- Chim mẹ mang thai trong thời gian 0,5-1 tháng, sau khi đẻ con chim mẹ đi tìm thức ăn để nuôi chim non.
Tham khảo:
Sinh sản ở bồ câu tiến hóa hơn và sinh sản thằn lằn bóng đuôi dài
Trứng có vỏ đá vôi => phôi được bao bọc tốt và phát triển an toàn hơn
Ấp trứng => phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường
Nuôi con => giúp tăng tỉ lệ tồn tại ở chim non
Nêu các đặc điểm về mặt sinh sản của thằn lằn. Giữa thằn lằn (đại diện cho bò sát) và ếch (đại diện cho lưỡng cư) loài nào đẻ nhiều trứng hơn, vì sao lại như vậy?
Tham Khảo
Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng cùa thằn lằn cái. Thằn lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi
Ếch đẻ nhiều trứng hơn thằn lằn vì trứng ếch thụ tinh ngoài,hơn nữa tỉ lệ nở cũng không cao
- Sinh sản ở thà lằn:
+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.
+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong).
+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.
- Sinh sản ở ếch:
+ Sinh sản vào cuối mùa xuân.
+ Ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước.
+ Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Ếch đẻ nhiều trứng hơn thà lằn vì trong quá trình thụ tinh ở ếch kém hơn và thụ tinh ngoài tỉ lệ trứng không thành cao và có thể bị con khác ăn nhiều còn ở thà lằn không đẻ nhiều trứng vì quá trình thụ tinh xảy ra ở trong cơ thể con cái, trứng đẻ ra được chôn dưới hốc đất nên ít bị tấn công và trứng được thành công cao hơn.
Các đặc điểm về mặt sinh sản của thằn lằn:
- Con đực có hai cơ quan giao phối.
- Đẻ từ 5 - 10 trứng một lứa, hay đẻ vào các hốc đất khô ráo.
- Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
- Thụ tinh trong.
Ếch đẻ nhiều trứng hơn thằn lằn. Vì ếch thụ tinh ngoài nên xác suất tinh trùng gặp trứng thấp, trứng không thích nghi được với môi trường xung qua nên ếch phải đẻ trứng nhiều.
Còn thằn lằn thì chúng thụ tinh trong nên xác xuất tinh trùng gặp trứng sẽ cao hơn, trứng có vỏ dai bao bọc và nhiều noãn hoàng nên trứng có thể được bảo vệ 1 cách an toàn .
1.Các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi vs đời sống của chim bồ câu?
2.So sánh hình thức sinh sản ở thằn lằn và chim bồ câu. Cho biết loài nào tiến hoá hơn? Vì sao?
3. Em hãy cho biết hiện trạng cá loài thú hiện nay? Đề xuất biện pháp bảo vệ thích hợp.
4. Trình bày đặc điểm hiện tượng thai sinh ở thú? Hiện tượng thai sinh có sử nghĩa như thế nào?
5. Tại sao không nên nuôi,nhốt thỏ vào chuồng gỗ hoặc tre?
6. Tại sao thỏ chạy nhanh nhưng lại ko chốn thoát đc thú ăn thịt?
hỏi từng câu á chứ hỏi nhiều rối lắm
refer
1
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù? Sự sinh sản của thỏ có đặc điểm nào chứng tỏ nó tiến hóa hơn so với các loài trước nó ( chim, thằn lằn, ếch, cá)
tham khảo
Cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù: + Bộ lông dày, xốp, gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, được gọi là lông mao. + Bộ lông mao: Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể. ... + Chi sau dài, khỏe: Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
Thỏ đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ (thai sinh) tiến hóa hơn thằn lằn ở các điểm sau
- Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ-->an toàn và có các điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên
Câu 2: Sắp xếp các loài sau: công, thỏ, cá sấu, đà điểu, thạch sùng, gà, tắc kè, dơi, cá heo, bồ câu, chuột đồng,... theo hệ thống phân loại. Giữa các lớp này thì lớp nào tiến hóa nhất?
Giúp em 2 câu này với ạ !!
1. Sự sinh sản đẻ con thai sinh ( ở thỏ) tiến bộ hơn đẻ trứng ( thằn lằn bóng đuôi dài ) ở những điểm nào
2. Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ
1. Tiến bộ hơn ở chỗ:
-Con non có sức sống mạnh mẽ hơn, trong khi trứng ở thằn lằn không được an toàn để nở
-Con non được chăm sóc, uống sữa mẹ; thay vì thằn lằn bỏ trứng lại đó, con non nở ra phải tự biết tự lập.
-Con non được nuôi dạy, chỉ bảo, thằn lằn tự tìm cách kiếm ăn
2. Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính:
-Qua từng giai đoạn, sinh sản hữu tính có nhiều bước tiến hóa.
-Thể hiện rõ rệt ở chỗ: sự thụ tinh, đẻ con, tập tính chăm sóc con.
VD: ở hổ đẻ con, chúng đợi con lớn tới mức độ nhất định rồi dạy con săn mồi.
Mọi người giúp mình 2 câu này với ạ
1. Sự sinh sản đẻ con thai sinh ( ở thỏ) tiến bộ hơn đẻ trứng ( thằn lằn bóng đuôi dài ) ở những điểm nào
2. Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ
Giúp bạn tl ý thui nà.! :) Có gì lên lớp nói rõ cho nhé..!
Câu 1:
Sự sinh sản của thỏ tiến hóa hơn thằn lằn ở chỗ:
- Sự phát triển của phôi trong cơ thể mẹ bằng chất dinh dưỡng của cơ thể nên ổn định, an toàn, có đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện phát triển hơn, không phụ thuộc nhiều ở nhiệt độ môi trường và lượng chất dinh dưỡng trong noãn hoàng ở trong trứng
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và mồi trong MT tự nhiên như các loài khác, nên tỉ lệ sống sót cao hơn.
Câu 2:
- Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
* VD: Ếch ( thụ tinh ngoài) ---> thỏ ( thụ tinh trong)
- Đẻ nhiều trứng --> Đẻ ít trứng --> Đẻ con
VD: Cá chép --> chim --> thỏ
- Phôi phát triển có biến thái--> trực tiếp k có nhau thai---> trực tiếp có nhau thai
-
-
tau nghe cô ns như ri nì( dạng ni):
-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
giúp mình bài này với ạ
Trên hòn đảo có một loài thằn lằn sinh sống, chúng có 3 màu: xanh, đỏ, tím. Tất cả có 133 con màu xanh, 155 con màu đỏ, 177 con màu tím. Để lẩn trốn và săn mồi thì loài thằn lằn này biến đổi như sau: nếu 2 con thằn lằn khác màu gặp nhau thì chúng đồng thời đổi sang màu thứ 3. Nều 2 con thằn lằn cùng màu gặp nhau thì giữ nguyên màu. Có khi nào tất cả các con thằn lằn cùng màu không?Vì sao?
Tất cả các con thằn lằn cùng màu vì:
xanh+tím= đỏ
đỏ+xanh= tím
tím+đỏ= xanh
Như vậy ta có trung bình cộng của ba màu là:
Xanh: 133 con
Đỏ: 155 con
Tím: 177 con
(133+155+177) : 2= 155 con
vậy chúng sẽ có thể cùng màu 1 trong ba màu trên: xanh, đỏ, tím
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án A
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong. à đúng
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể. à sai
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở... à đúng
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa. à đúng