cho 5,4 g một kim loại A chưa biết hóa trị và 3,6g Mg tác dụng vừa đủ với 450ml dd H2SO4 loãng thu được 10,08l hidro
cho hỗn hợp gồm 5,4g một kim loại A và 3,6g Mg tác dụng vừa đủ với 450ml dd H2SO4 loãng thu được 10,08 lít hidro
a) xác định tên nguyên tố A
b)xác định nồng độ mol của dd H2SO4 và đ thu được sau phản ứng(giả sử thể tích dd không đổi)
a/ nH2 = \(\frac{10,08}{22,4}=0,45\left(mol\right)\) ; nMg = \(\frac{3,6}{24}=0,15\left(mol\right)\)
Gọi y là số mol H2 sinh ra sau khi cho kim loại A tác dụng H2SO4 , x là hóa trị của kim loại A
2A + xH2SO4 -----> A2(SO4)x +xH2
(mol) 2y/x y
Mg + H2SO4 ------> MgSO4 + H2
(mol) 0,15 0,15
=> \(0,15+y=0,45\Leftrightarrow y=0,3\)
nA = \(\frac{0,6}{x}\) => MA = \(\frac{5,4}{\frac{0,6}{x}}=9x\)
Vì kim loại chỉ có thể có hóa trị I,II,III nên :
x | I | II | III |
MA | 9 (loại) | 18 (loại) | 27 (nhận) |
Vậy A là Al
b/
2A + xH2SO4 -----> A2(SO4)x +xH2
(mol) 2y/x y y
Mg + H2SO4 ------> MgSO4 + H2
(mol) 0,15 0,15 0,15
Từ pt ta có nH2SO4 = 0,15 + 0,3 = 0,45 (mol)
=> CM = \(\frac{0,45}{\frac{450}{1000}}=1\) (mol/l)
cho 5,4 g một kim loại R( có hóa trị từ 1 đến 3) tác dụng vừa đủ với dung dịch h2so4 loãng dư thu được 34,2 (g) muối. xác định kim loại R
Gọi hóa trị của R là n
PTHH : \(2R+nH_2SO_4-->R_2\left(SO_4\right)n+nH_2\)
Theo pthh : \(n_{R2\left(SO4\right)n}=\dfrac{1}{2}n_R\)
\(\Rightarrow\dfrac{34,2}{2M_R+96n}=\dfrac{1}{2}.\dfrac{5,4}{M_R}\)
\(\Rightarrow M_R=9n\)
Ta có bảng sau :
n | I | II | III |
MR | 9 | 18 | 27 |
KL | Loại | Loại | Al |
Vậy R là kim loại Al
Cho m(g) một kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 300ml dd HCl 2M, sau pư thu được 26,7g muối khan
a. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở ĐKC
b. Tìm m(g) và tên kim loại trên
Cho kim loại X (hóa trị III) tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam muối khan. Nếu lấy cùng lượng X như trên cho tác dụng với dd H2SO4 loãng vừa đủ rồi cô cạn dung dịch, thì thu được b gam muối khan. Lập biểu thức tính số mol X theo a, b.
\(n_{XCl_3}=\dfrac{a}{M_X+106,5}\left(mol\right)\)
PTHH: 2X + 6HCl --> 2XCl3 + 3H2
=> \(n_X=\dfrac{a}{M_X+106,5}\left(mol\right)\)
\(n_{X_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{b}{2.M_X+288}\left(mol\right)\)
PTHH: 2X + 3H2SO4 --> X2(SO4)3 + 3H2
=> \(n_X=\dfrac{b}{M_X+144}\left(mol\right)\)
hòa tan 10 8g 1 kim loại hóa trị 3 tác dụng vừa đủ với V ml dd H2SO4 2M (loãng), thu đc 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối
Cho mình hỏi đề yêu cầu tính gì vậy bạn ?
cho 19,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dd h2so4 đặc nóng thu được dd x và khí so2 duy nhất .dẫn toàn bộ khí so2 thu được td với 1 lít dd naoh 0,7M thu được dd y cô cạn dd y thu được 41,8 gam chất rắn .xác định kim loại M
Cho 7.2g kim loại X có hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36g muối . Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học
\(n_X=\dfrac{7,2}{M_X}\left(mol\right)\)
PTHH: X + H2SO4 --> XSO4 + H2
____\(\dfrac{7,2}{M_X}\)------------->\(\dfrac{7,2}{M_X}\)
\(\dfrac{7,2}{M_X}\left(M_X+96\right)=36=>M_X=24\left(Mg\right)\)
Cho 5,4 gam kim loại A ( chưa rõ hoá trị) Tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) dư, thu được 6.72 lít khí H2 (đktc).Xác định A
a,Gọi hóa trị của kim loại Alà x
2A + xH2SO4 => A2(SO4)x + xH2
nH2 = V/22.4 = 6,72/22.4 = 0.3 (mol)
Theo phương trình ,nA = 0.3.2/x = 0.6/x (mol)
M= m/n = 5,4/(0.6/x) = 9x
Nếu x = 1 => M = 9 (loại)
Nếu x = 2 => M = 18 (loại)
Nếu x = 3 => M = 27 (Al)
Câu 1: Cho 2,58 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng vừa đủ với V dung dịch H2SO4 0,5M loãng thu được 2,91362 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và giá trị V
Câu 2: Cho 4,96 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4 loãng a% thu được 3,136 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và giá trị a
Câu 3: Cho 3,94 gam hỗn hợp Ba, Mg tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 xM loãng thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và giá trị x
Câu 1:
\(n_{H_2}=\dfrac{2.91362}{22.4}=0.13mol\)
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
a a a a
\(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
2b 3b b 3b
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}24a+54b=2.58\\a+3b=0.13\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0.04\\b=0.03\end{matrix}\right.\)
\(m_{Mg}=0.04\times24=0.96g\)
\(m_{Al}=0.03\times2\times27=1.62g\)
\(V_{H_2SO_4}=\dfrac{0.04+3\times0.03}{0.5}=0.26l\)
Câu 2:
\(n_{H_2}=\dfrac{3.136}{22.4}=0.14mol\)
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
a a a a
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
b b b b
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}24a+56b=4.96\\a+b=0.14\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0.09\\b=0.05\end{matrix}\right.\)
\(m_{Mg}=0.09\times24=2.16g\)
\(m_{Fe}=0.05\times56=2.8g\)
\(C\%_{H_2SO_4}=\dfrac{0.14\times98\times100}{200}=6.86\%\)
Câu 3:
\(n_{H_2}=\dfrac{1.568}{22.4}=0.07mol\)
\(Ba+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+H_2\)
a a a a
\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
b b b b
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}137a+24b=3.94\\a+b=0.07\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0.02\\b=0.05\end{matrix}\right.\)
\(m_{Ba}=0.02\times137=2.74g\)
\(m_{Mg}=0.05\times24=1.2g\)
\(CM_{H_2SO_4}=\dfrac{0.07}{0.1}=0.7M\)